Thủ tướng Netanyahu: Cao nguyên Golan mãi thuộc về Israel
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng Israel sẽ không bao giờ để mất cao nguyên Golan, phần lãnh thổ mà nước này giành được từ Syria trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.
Binh lính Israel tại cao nguyên Golan – Ảnh: AFP
Tuyên bố được đưa ra tại buổi họp đặc biệt của nội các Israel ngày 17.4 tại Golan, theo Defense News cùng ngày. “Tôi chọn cao nguyên Golan làm nơi tổ chức cuộc họp lần này là để gửi một thông điệp rõ ràng: cao nguyên Golan sẽ mãi nằm trong tay người Israel”, ông Netanyahu nói.
Thủ tướng Israel cho biết có khoảng 50.000 người đang sinh sống tại phần lãnh thổ từng thuộc về Syria này. Bên cạnh đó, hàng ngàn hộ gia đình cũng chuẩn bị đến đây trong vài năm nữa. Theo Reuters, tuyên bố trên được đưa ra nhằm bắn tín hiệu đến Mỹ và Nga rằng vùng đất này cần phải được loại ra khỏi các thoả thuận về tương lai của Syria.
Theo Thủ tướng Netanyahu, Israel là “nguồn gốc của sự ổn định tại khu vực đầy bất ổn”. Ông Netanyahu chứng minh rằng trong khi Israel vẫn đang phát triển ổn định tại cao nguyên Golan với các hoạt động du lịch, nông nghiệp và kinh tế, thì bên ngoài, các nhóm Hồi giáo cực đoan như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) hay Hezbollah đang đấu tranh giành quyền lực một thời nằm trong tay Tổng thống Syria Bashar al-Assad và người cha Hafez Assad.
“Israel là giải pháp chứ không phải là rắc rối”, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục hành động để bảo vệ an ninh và yên ổn tại khu vực cao nguyên Golan.
Theo ông Netanyahu, đã đến lúc để cộng đồng quốc tế thừa nhận thực tế rằng dù bên ngoài biên giới Israel có xảy ra chuyện gì, thì đường biên giới cũng sẽ không thay đổi. Thứ hai là sau gần 50 năm, đã đến lúc để cộng đồng quốc tế công nhận cao nguyên Golan mãi mãi thuộc chủ quyền của Israel.
Video đang HOT
Truyền thông nhà nước Syria ngay lập tức phát đi tuyên bố bác bỏ lời của ông Netanyahu, đồng thời nói rằng vùng lãnh thổ tranh chấp này luôn là của Syria và gọi người Israel là những kẻ xâm lược, theo Los Angeles Times.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu (dang tay) chụp ảnh cùng nội các Israel tại cao nguyên Golan – Ảnh: Reuters
Những phát ngôn trên của ông Netanyahu cũng chịu sự chỉ trích của các chuyên gia và chính trị gia Israel. Giám đốc Efraim Inbar của trung tâm nghiên cứu chiến lược Begin-Sadat (Israel) nói rằng tuyên bố của ông Netanyahu là không cần thiết.
“Nếu như ngày nào tôi cũng phải tuyên bố rằng tôi yêu vợ tôi, thì mọi người sẽ nghi ngờ điều đó. Cao nguyên Golan đã nằm trong tay Israel lâu gấp đôi so với thời gian thuộc về Syria”, ông Inbar nhận xét.
Chuyên gia an ninh và nghị sĩ đảng ôn hoà Yesh Atid, ông Ofer Shelach nhận định tuyên bố của Thủ tướng Netanyahu chỉ vì động cơ chính trị và vô nghĩa.
“Chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan là không bàn cãi và sẽ như vậy trong thời gian lâu dài vì chẳng có người Syria nào ở đó. Chẳng ai coi cao nguyên Golan như một phần trong kế hoạch chấm dứt nội chiến Syria cả”, ông Shelach giải thích.
Theo ông, rõ ràng việc Israel kiểm soát khu vực này là điều đáng mừng cho sự ổn định; và việc đưa ra những tuyên bố chủ quyền cứng rắn như vậy là sự khiêu khích sáo rỗng theo định hướng dân tuý.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Con dao Hezbollah đặt cạnh sườn Israel
Hezbollah có thể sẵn sàng cho một cuộc đàm phán lợi ích với Israel và Joran bởi vị trí chiến lược có được nhờ Nga giúp sức có ý nghĩa quan trọng.
Nhật báo Haaretz của Israel hôm 30/1 đăng bài bình luận về việc các cuộc không kích của Nga hỗ trợ lực lượng vũ trang chính phủ Syria và cả phe Hezbollah dần mở rộng vùng chiếm đóng xuống phía Nam, nơi đối mặt với Israel và đặt nước này vào vòng báo động về an ninh.
Theo Haaretz, từ khi Nga tham gia vào mặt trận Syria, Nga đã giúp chính quyền Tổng thống Assad giành quyền tiếp quản Thành phố Sheikh Maskin, mở đường từ Thành phố Daraa ở miền Nam Syria thẳng tới Thủ đô Syria Damacus.
Những chiến thắng này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, đó là lần đầu tiên kể từ hồi tháng 8 năm ngoái, chế độ ông Assad đã được quay trở lại căn cứ quân sự quan trọng trên lãnh thổ Syria. Thứ hai, việc quân đội Nga cùng quân chính phủ Syria và phe Hezbollah ở khu vực sát sườn biên giới với Israel và Jorrdan làm cho nước láng giềng phía Tây Nam của Syria lo lắng.
Bản đồ bố trí lực lượng ở phía Tây Syria giáp Israel và Jordan. Ảnh: Debka
Ngay từ khi bắt đầu tiến hành cuộc không kích ở Syria, Nga đã tính toán đề lựa chọn tập trung không kích khu vực phía Bắc và Tây Syria, để lại khu vực phía Đông giáp với Iraq cho liên quân không kích của Mỹ.
Song nhanh chóng, Nga đã bắt tay với Hezbollah và đã thực hiện các chuyến bay tới miền Nam, tiến ngày càng gần hơn tới biên giới Israel, Jordan. Nhật báo của Israel nhận định, các lực lượng chính phủ Syria đang tập trung ở miền Bắc dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Assad song cũng sớm có thể di chuyển xuống phía Nam nếu nhận được sự khuyến khích của Nga và Iran để rẽ về Sheikh Maskin. Sau đó, lực lượng này sẽ một lần nữa tập trung một cuộc tấn công vào quân nổi dậy ở Cao nguyên Golan, điều này có thể phá vỡ sự ổn định gần biên giới với Israel.
Trong khi đó, có mặt ở Daraa, Hezbollah hoàn toàn dễ dàng tiếp cận khu vực phía nam Cao nguyên Golan 32km, và cách biên giới Jordan 12km, sát sườn với Israel.
Sheikh Maskin cũng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, bởi từ thị trấn này là ngã rẽ then chốt thông tới Damascus ở phía bắc, thị trấn Suwaida ở phía đông, và Quneitra trên cao nguyên Golan, đối diện hệ tuyến phòng thủ phía bắc của Israel.
Rõ ràng với những gì được Nga giúp sức và mở đường ở Daraa, phái Hezbollah đang có một vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi, dễ dàng cho việc gây sức ép và mặc cả với cả Israel và Jordan. Đặc biệt là khi tổ chức này luôn bị Jerusalem cho rằng mua và vận chuyển các vũ khí lậu từ Syria tràn sang.
Trong khi đó, khoảng 2 tháng trước đó, mục tiêu của phiến quân khủng bố đã tập trung tấn công ở miền Trung Syria, khu vực Golan Heights và đã có ít nhất một trường hợp Lực lượng Quốc phòng Israel đã cảnh báo một máy bay phản lực chiến đấu của Nga lọt vào lãnh thổ Israel.
Tờ Haaretz nhận định, nỗ lực của Israel hiện nay là phải duy trì sự phối hợp với Nga để ngăn chặn việc hiểu lầm có thể dẫn tới như trường hợp F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga hồi tháng 11/2015.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Hết thời Israel tập kích Syria trước mũi S-400? Nga đã mở đường cho các tay súng Hezbollah tiến vào Thành phố Daraa, phía nam Syria, gây nguy hại an ninh Israel. Trang tin tình báo Debka (Israel) đưa thông tin cho hay ngày 27/1, quân Hezbollah đã tiến vào Thành phố Daraa, phía nam Syria nhờ sự giúp đỡ của các cuộc không kích Nga. Trước đó, con đường dẫn tới...