Thủ tướng Na Uy mất chức vì sát thủ Breivik?
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đang đối mặt với nhiều áp lực từ chức vì cảnh sát nước này phản ứng quá chậm trong vụ thảm sát trên đảo Utoeya hồi năm ngoái.
Sát nhân máu lạnh Breivil bị cáo buộc tội “khủng bố” trong phiên xử cuối cùng hồi cuối tháng 6/2012. Dự kiến, bản án dành cho hắn sẽ được công bố vào ngày 24/8.
“Một phán quyết nghiêm khắc cho những sai lầm của chính phủ vẫn chưa được đưa ra. Chính phủ không thể bảo vệ người dân vì sự kém cỏi của họ. Đây là điều không thể chấp nhận được”, một bài báo kêu gọi ông Stoltenberg từ chức viết.
Ngoài ra, một bài viết khác đăng trên tờ DN của Na Uy cũng quy trách nhiệm cho Thủ tướng Stoltenberg bởi ông trì hoãn phê duyên các biện pháp an ninh có khả năng ngăn chặn vụ thảm sát của Anders Behring Breivik.
Trước búa rìu dư luận, thừa nhận trách nhiệm về mình, Thủ tướng Stoltenberg cho biết ông “lấy làm tiếc” về “những thiếu sót lớn” mà báo cáo chỉ ra. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ không từ chức.
“Cách tốt nhất để tôi chịu trách nhiệm là đảm bảo tiến hành các biện pháp cần thiết để cải thiện an ninh”, Thủ tướng Stoltenberg khẳng định trong một cuộc họp báo.
Video đang HOT
Sự phẫn nộ của dư luận liên quan đến sai lầm của chính phủ và cảnh sát trong vụ thảm sát cách đây hơn một năm có thể hạ gục chính phủ của Thủ tướng Stoltenberg?
Hôm 22/7/2011, sát thủ Anders Behring Breivik cài một quả bom bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Thủ đô Oslo, làm chết 8 người. Sau đó, hắn đến đảo Utoeya, phía Tây Bắc Oslo, xả súng điên loạn trong hơn một giờ đồng hồ, giết chết 69 người khác, hầu hết là thanh thiếu niên và làm bị thương hàng chục người.
“Vụ tấn công vào tòa nhà chính phủ hôm 22/7 lẽ ra có thể được ngăn chặn bằng việc chấp hành hiệu quả những biện pháp an ninh đã được phê chuẩn”, báo cáo điều tra chỉ trích sai lầm của cảnh sát và chính phủ viết.
Những lời chỉ trích và kêu gọi từ chức là đòn đau cho đảng Lao động cầm quyền của Thủ tướng Stoltenberg. Các nhà phân tích nhấn mạnh, vụ việc sẽ khiến chính phủ hay liên minh cầm quyền của ông Stoltenberg gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử sắp tới.
Phe bảo thủ đối lập đang ra sức kêu gọi thảo luận công khai về những sai lầm “ngớ ngẩn” của cảnh sát và chính phủ như báo cáo điều tra nêu ra.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, báo cáo trên không đủ để hạ bệ chính phủ. Lý do là, trước đó, Thủ tướng Stoltenberg gặt hái được nhiều thành công trong việc đưa nền kinh tế Na Uy vượt qua khủng hoảng tài chính châu Âu.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn
Sát thủ Na Uy vui sướng khi điên cuồng bắn giết
Một nhân chứng miêu tả sát thủ Na Uy có những "tiếng kêu vui sướng" khi thực hiện vụ thảm sát làm 69 người chết trên đảo Utoeya hồi tháng 7 năm ngoái.
Nhân chứng Tonje Brenna miêu tả sát thủ Na Uy có những tiếng kêu vui sướng khi thực hiện vụ bắn giết trên đảo Utoeya.
Trong phiên tòa xét xử sát thủ Na Uy hôm qua (9/5), Tonje Brenna (24 tuổi) kể với tòa án Oslo rằng, cô đã nghe thấy âm thanh như tiếng pháo khi đang tổ chức một cuộc họp trong ngày xảy ra vụ thảm sát. Brenna là một thành viên trẻ của Đảng Lao động Na Uy, và là người tổ chức sự kiện trên đảo Utoeya.
Tuy nhiên, khi cô chạy đến nơi phát ra tiếng nổ, cô nhìn thấy 2 hay 3 người nằm trên đất và nhận thấy họ bị bắn. Brenna miêu tả cảnh hoảng loạn diễn ra sau đó. Cô kể lại mình đã chạy trốn Breivik và nấp trong một vỉa đá bên hồ cùng với một cô gái đang chảy máu đầm đìa.
Brenna nói rằng cô có thể nghe thấy Breivik bắn nạn nhân và nhiều người ngã xuống ở các tảng đá xung quanh mình. "Chúng tôi tự nhủ rằng, ngày mai chúng tôi sẽ ở nhà, có thể xem những bộ phim ngày thứ 7 với bố mẹ và ăn bỏng ngô, nhưng chúng tôi có cảm giác bị bỏ rơi hoàn toàn và tuyệt vọng. Không ai có thể làm điều gì lúc đó", Brenna nhớ lại. "Chúng tôi bị lạnh, ướt và dính đầy máu. Tôi nghĩ rằng việc mình bị bắn chỉ là vấn đề thời gian".
Tại tòa, khi Brenna miêu tả sát thủ Na Uy phát ra những âm thanh vui sướng lúc hắn ta điên cuồng xả đạn vào các nạn nhân, Breivik đã cười và lắc đầu. "Tôi chắc chắn đã nghe thấy những tiếng kêu sung sướng. Nếu giải thích cặn kẽ hơn, nó giống như tiếng "woo-hoo", Brenna cho hay.
Tháng trước, khi cung cấp lời khai tại tòa, Brevik khẳng định hắn ta không cười khi thực hiện vụ thảm sát. Tên sát thủ máu lạnh sau đó bày tỏ sự thất vọng khi các thẩm phán nói rằng, hắn ta không được phép hỏi trực tiếp nhân chứng.
Một nhân chứng khác là Oddvar Hansen, một chủ thuyền, miêu tả ông đã tức tốc đến đảo Utoeya sau khi nghe thấy vụ tấn công ở đó.
Sau khi kéo 2 cô gái lên thuyền, ông Hansen nhìn thấy nhiều người trong nước đang khóc lóc và vẫy tay cầu cứu ở mũi phía nam hòn đảo Utoeya, nơi Breivik thực hiện những vụ giết người cuối cùng. Tuy nhiên, ông Hansen cho hay phải rất khó khăn để lựa chọn việc giúp đỡ thêm những người trên bờ. "Quyết định đó có thể khiến tôi mất mạng", Hansen nói.
Nhân chứng thứ 3, Bjoern Ihler, miêu tả anh và 2 chàng trai tự cứu mình bằng cách nhảy xuống hồ khi Breivik, lúc đó giả trang làm cảnh sát, bình tĩnh gọi họ trước khi xả súng. Trong các phiên tòa trước, Breivik khai rằng, kế hoạch của hắn ta là giết càng nhiều người càng tốt bằng việc dọa các nạn nhân nhảy xuống hồ và làm họ chết đuối.
Bình An
Theo Infonet.vn
Hung thủ vụ thảm sát Na Uy tiếp tục khóc 'vì đất nước' Anders Behring Breivik, kẻ đang bị xét xử vì tội giết hại 77 người trong vụ tấn công kép hối cuối năm ngoái ở Oslo, Na Uy đã khóc tại tòa và tuyên bố y cảm thấy buồn khi nhìn đất nước của mình &'đang chết'. Trong ngày thứ 2 của phiên tòa, kẻ cực đoan 33 tuổi này phản đối những chính...