Thủ tướng: Một bộ phận cán bộ tai tiếng do tham nhũng, lợi ích nhóm
“Trong 6 tháng đầu năm chúng ta đã có nhiều giải pháp nhưng việc triển khai còn thiếu kiên quyết, thiếu lửa, trong một bộ phận công chức không tâm huyết, kém hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Ngày 3.7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.2017. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới tất cả các địa phương trong cả nước, với sự tham dự của các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, phiên họp này hết sức quan trọng nhằm thảo luận, phân tích, làm rõ tình hình 6 tháng đầu năm 2017, những kết quả đạt được và mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém, đồng thời, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong 6 tháng cuối năm năm 2017.
“Chúng ta đã đi qua một nửa chặng đường năm 2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn chung trong bối cảnh của tình hình quốc tế và khu vực nhưng công tác chỉ đạo điều hành đã đổi mới, quyết liệt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất…”, Thủ tướng nêu rõ.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2017, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tạo điều kiện tốt nên doanh nghiệp, người dân phấn khởi làm ăn, kinh doanh khởi nghiệp, xu hướng kinh doanh tốt hơn.
Đề cập đến những tồn tại, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế, đất nước. Như vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gia súc, gia cầm… còn khó khăn, ảnh hưởng người sản xuất. Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp thấp hơn, khai khoáng giảm, chưa có biện pháp để tăng khai thác dầu khí…
Sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng còn khó khăn, số doanh nghiệp rời thị trường gần 17%, một số doanh nghiệp hoạt động chờ giải thể, thua lỗ kéo dài, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, nửa năm mới đạt gần 30% kế hoạch, gần 36% dự toán Quốc hội giao.
Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề bức xúc như ngộ độc tập thể, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, sạt lở bờ sông, khai thác cát trái phép. Trật tự an toàn tại một số địa bàn còn phức tạp, nạn phá rừng, cát tặc khiến nhân dân bất an…
Video đang HOT
“Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã có nhiều giải pháp nhưng việc triển khai còn thiếu kiên quyết, thiếu lửa, trong một bộ phận công chức không tâm huyết, kém hiệu quả. Một bộ phận cán bộ chính quyền còn để tai tiếng do tham nhũng, lợi ích nhóm. Do đó, tôi đề nghị các địa phương chú trọng tập trung đề xuất phương pháp, cách làm cụ thể về chủ trương, chính sách để thực hiện các chỉ tiêu đề ra” – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7% thì theo Thủ tướng, 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng 7,42%. “Muốn đạt được con số tăng trưởng trên, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế lớn của cả nước phải nỗ lực cố gắng”, Thủ tướng nói.
Theo báo cáo, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, GDP ước tăng 5,73% (cùng kỳ tăng 5,65%). Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,65% (cùng kỳ giảm 0,18%); khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 5,81%; khu vực dịch vụ tăng 6,85%.
Theo Danviet
Ông Phạm Sỹ Quý thế chấp gì vay ngân hàng 20 tỷ?
Theo chuyên gia ngân hàng, để vay được ngân hàng 20 tỷ đồng, người vay phải có tài sản thế chấp tầm 28 tỷ đồng.
Ngày 29/6, trả lời báo chí về những thông tin liên quan đến khu biệt phủ của gia đình mình, ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho hay, ông phải vay ngân hàng gần 20 tỷ đồng để xây được quần thể này.
Trong khi đó, nhiều trang báo đã dẫn lại bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 của ông Phạm Sỹ Quý.
Trong đó, ông Quý khai đang sở hữu một nhà ở, một chung cư, một nhà tạm, quyền sử dụng của một mảnh đất, một trang trại rộng 2ha và ô tô Camry cùng với tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng.
Cụm biệt thự gia đình giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Ảnh: Tuổi trẻ
Cụ thể, căn nhà thứ nhất tại tổ 51 phường Minh Tân, TP Yên Bái là công trình cấp 3, loại nhà xây, diện tích xây dựng 600m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Giá trị tại thời điểm xây dựng là 1,5 tỷ đồng.
Căn nhà thứ hai là căn chung cư rộng 130,1 m2 thuộc chung cư Mandarin Garden (phố Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng.
Tại mục Công trình xây dựng khác, ông Phạm Sỹ Quý kê khai có một căn nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Giá trị 200 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Quý có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất rộng 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng tại tổ 51 phường Minh Tân, TP Yên Bái và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mục các loại đất khác, ông Quý kê khai có trang trai diện tích 2 ha cũng tại địa chỉ nói trên, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giá trị trang trại này là 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Quý đang sử dụng một ô tô Camry, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Cũng theo bản kê khai này, tổng thu nhập của gia đình ông Phạm Sỹ Quý trong năm 2016 tăng một tỷ đồng so với 2015. Ông Quý giải thích vì có "thu nhập từ trang trại được nhận thừa kế của bố mẹ".
Như vậy, tính sơ bộ, tài sản và thu nhập của ông Phạm Sỹ Quý có ngót nghét 8 tỷ đồng.
Trao đổi với báo Đất Việt về điều kiện để được ngân hàng cho vay vốn, TS Bùi Quang Tín, khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, về nguyên tắc, giá trị tài sản thế chấp bao giờ cũng phải cao hơn so với khoản tiền ngân hàng cho vay.
Thông thường, ngân hàng sẽ chỉ cho vay 70% giá trị tài sản thế chấp.
Giả sử trường hợp ông Quý được ngân hàng cho vay 20 tỷ đồng thì tài sản thế chấp phải là 28,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo TS Bùi Quang Tín, có hai trường hợp đặc biệt để tài sản thế chấp không cần ở mức trên.
Thứ nhất, ngân hàng cho vay dưới hình thức kết hợp giữa thế chấp và tín chấp.
Chẳng hạn, trong trường hợp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái được vay tín chấp 15-17 tỷ đồng thì cho vay thế chấp còn 3-5 tỷ đồng.
"Tuy nhiên, giả định được vay tín chấp 15-17 tỷ đồng, thì người vay tiền phải chứgg minh có một dòng tiền như thế nào.
Ví dụ, cán bộ công nhân viên được vay tín chấp 10 triệu đồng thì mức lương hàng tháng tối thiểu phải là 20-30 triệu đồng.
Trong trường hợp tài sản thế chấp 3 tỷ đồng, vay tín chấp 17 tỷ đồng thì thu nhập hàng tháng cũng phải vài tỷ đồng.
Nếu thu nhập từ công việc chính không đủ thì phải có dòng tiền thu nhập nào đó", TS Bùi Quang Tín nói.
Thứ hai, nếu người vay có độ uy tín cao, dòng tiền tốt, lịch sử trả nợ tốt... thì ngân hàng có thể cho vay 80-90% giá trị tài sản thế chấp.
"Trường hợp này, nếu ngân hàng cho vay 20 tỷ đồng thì tài sản thế chấp của người vay ít nhất cũng phải là 22-25 tỷ đồng", TS Tín nhận định.
(Theo Đất Việt)
Công ty bán máy tàu vỏ thép đổ lỗi cho ngư dân Trong khi tổ thẩm định độc lập đang giám định các tàu thì các doanh nghiệp bán máy đổ lỗi, năn nỉ ngư dân. Ngày 17-7, ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho hay: trong những ngày qua, bà Nguyễn Thị Sinh, vợ ông Lê Hoàng Phong, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xuất nhập...