Thủ tướng mong ‘những cây cầu’ nối Việt Nam với Trung Đông-châu Phi luôn ổn định, hiệu quả
Chiều nay, 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi, Thủ tướng đề nghị sớm thúc đẩy việc lập quan hệ chính thức giữa Việt Nam và Liên minh châu Phi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc tiếp đoàn Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sáng kiến lần đầu tiên tổ chức Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019″ của Bộ Ngoại giao Việt Nam với sự tham dự của 300 đại biểu, trong đó có 44 trưởng cơ quan đại diện ngoại giao thường trú và không thường trú, lãnh sự danh dự của các quốc gia Trung Đông-châu Phi tại Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông- châu Phi là quan hệ đặc biệt, có bề dày truyền thống, được trui rèn, thử thách qua giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và quá trình phát triển, hội nhập kinh tế hiện nay.
Thời gian qua, hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi phát triển tích cực trên tất cả các mặt từ chính trị, ngoại giao, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, khoa học-công nghệ đến du lịch, văn hóa… đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi nước cũng như vào hòa bình, hợp tác và phát triển của các khu vực châu Á và Trung Đông, châu Phi.
Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các nước bạn bè Trung Đông-châu Phi. Kim ngạch hai chiều năm 2018 giữa Việt Nam với cả Trung Đông-châu Phi mới đạt 22,5 tỷ USD, mặc dù tăng đến 300% so với năm 2010, nhưng theo Thủ tướng, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông-châu Phi còn rất lớn. Để có thể tận dụng dư địa này, các vị Đại sứ, cơ quan đại diện của các nước Trung Đông-châu Phi có vai trò hết sức quan trọng trong việc đề xuất, kết nối, đồng hành và thúc đẩy hợp tác.
Thủ tướng chào mừng các Đại sứ tham dự buổi tiếp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, Thủ tướng gợi ý một số hướng để các nhà ngoại giao Trung Đông – châu Phi cùng với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Việt Nam cùng nghiên cứu, thúc đẩy. Trong bối cảnh tình hình an ninh-chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới, chủ nghĩa đa phương toàn cầu, các nguyên tắc căn bản của hợp tác quốc tế đang đối mặt với những thách thức mới, phức tạp hơn, khó lường hơn, các quốc gia như Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông-châu Phi cần tiếp tục giương cao ngọn cờ đoàn kết, hợp tác cùng phát triển bền vững trên cơ sở quan hệ đối tác các bên cùng có lợi; cùng ủng hộ các nỗ lực đối thoại và giải quyết các bất đồng và xung đột bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
“Phát huy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi, biến tin cậy chính trị thành những kết quả hợp tác cụ thể, trong đó chú trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là các lĩnh vực giàu tiềm năng như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng, giáo dục-đào tạo, lao động, du lịch…”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông-châu Phi, Thủ tướng đề xuất cần mở rộng hợp tác trên bình diện khu vực và quốc tế để tạo cơ chế phối hợp và hợp tác đồng bộ. Trên cơ sở đó, Thủ tướng hoan nghênh Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Việt Nam chuẩn bị ký kết thỏa thuận thiết lập cơ chế đối thoại; đề nghị sớm thúc đẩy việc lập quan hệ chính thức giữa Việt Nam và Liên minh châu Phi và mở rộng hợp tác giữa Việt Nam cũng như ASEAN với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực khác tại Trung Đông-châu Phi. “Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân cùng với nhà nước và các chính quyền địa phương tham gia vào tiến trình thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi”.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Bên cạnh huy động các nguồn lực song phương, các cơ chế hợp tác Nam-Nam, Thủ tướng mong muốn các tổ chức quốc tế và khu vực, cơ quan phát triển của các nền kinh tế phát triển cùng đồng hành với Việt Nam và các nước Trung Đông, châu Phi triển khai các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực theo mô hình 3-4 bên, để chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến và nguồn lực, phục vụ các mục tiêu phát triển chung.
Cần phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tiên phong của các vị Đại sứ, các nhà ngoại giao của Việt Nam cũng như khu vực Trung Đông-châu Phi trong việc mở đường, dẫn dắt và thúc đẩy hợp tác, xứng đáng với trọng trách sứ giả, cầu nối giữa Chính phủ và nhân dân các nước Trung Đông-châu Phi với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. “Tôi mong rằng những cây cầu nối này phải luôn hoạt động ổn định, hiệu quả để phục vụ cho lợi ích của nhân dân hai bên”, Thủ tướng nói.
Tại cuộc tiếp, thay mặt đoàn, Đại sứ Cộng hòa Djibouti, ông Admed Araita Ali cho rằng, Hội nghị thực sự hữu ích, được đông đảo đại biểu đánh giá cao. Trong thời gian hội nghị, các đại biểu được đi tham quan thực tế trong hai ngành là viễn thông và nông nghiệp. “Tôi xin chúc mừng Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam về những thành tựu kinh tế ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua”, ông nói. “Chúng ta đã chứng kiến những thành quả hợp tác thực chất, cụ thể trong những năm qua. Điều này khẳng định tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, châu Phi”.
Đại sứ Cộng hòa Djibouti cho biết, Liên minh châu Phi đã khởi động một thỏa thuận thương mại tự do trên toàn châu lục. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng, hợp tác Trung Đông-châu Phi và Việt Nam minh chứng cho tầm quan trọng của nhu cầu mở cửa thị trường. Việt Nam nên tranh thủ cơ hội những khu vực thương mại tự do hiện có ở châu Phi và Trung Đông. Điều này sẽ giúp Việt Nam phân phối hàng hóa một cách hiệu quả với chi phí thấp ở một số quốc gia trong khu vực”.
Ghi nhận ý kiến của Đại sứ Cộng hòa Djibouti, Thủ tướng khẳng định Việt Nam làm hết sức mình để thúc đẩy hợp tác với các nước Trung Đông-châu Phi. “Vai trò của các vị Đại sứ, đại biện đóng góp vào hợp tác này rất quan trọng. Việt Nam luôn đón chờ, mở cửa để hợp tác với các bạn trên tinh thần hai bên cùng có lợi, cùng phát triển”.
Đức Tuân
Theo Chinhphu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ni-ca-ra-goa; Thống đốc bang Nê-bra-xca (Hoa Kỳ)
Chiều 6-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông .Cô-lin-đrê, Bộ trưởng Ngoại giao Ni-ca-ra-goa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc bang Nê-bra-xca (Hoa Kỳ) G.Rích-kết. Ảnh: TRẦN HẢI
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hai nước xa cách về địa lý nhưng rất thân thiết, tin cậy, gần gũi; cảm ơn Ni-ca-ra-goa ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HBA) nhiệm kỳ 2020-2021. Thủ tướng đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm của Bộ trưởng với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sáng cùng ngày, góp phần tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa hai nước; tin tưởng chuyến thăm này mở ra chương mới cho quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao . Cô-lin-đrê chuyển lời chào từ Tổng thống Ni-ca-ra-goa tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; bày tỏ vinh dự được thăm Việt Nam - đất nước anh em có quan hệ truyền thống hữu nghị; nêu rõ chuyến thăm này nhằm tăng cường quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như mở ra nhiều không gian hợp tác mới. Ông khẳng định quyết tâm của Ni-ca-ra-goa mong muốn tăng cường hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam, nhất là tận dụng tốt các thế mạnh của hai bên. Bộ trưởng chia sẻ, chính cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân Ni-ca-ra-goa; đồng thời nhấn mạnh, Ni-ca-ra-goa sẵn sàng ủng hộ Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HBA.
Nhân dịp này, ông chuyển lời của Tổng thống Ni-ca-ra-goa chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 74 năm Quốc khánh, 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam rất quan tâm phát triển quan hệ thương mại với Ni-ca-ra-goa; nêu rõ, hiện kim ngạch thương mại song phương còn thấp, nếu hai bên biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh thì kim ngạch thương mại còn tăng trưởng cao hơn nữa. Khẳng định Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy quan hệ với Ni-ca-ra-goa trên nhiều lĩnh vực, Thủ tướng đề nghị hai bên cần hoàn thiện các hiệp định pháp lý để thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại; nêu rõ, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh; Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, xuất khẩu nông sản; xây dựng cơ sở hạ tầng, viễn thông... Riêng lĩnh vực viễn thông, Việt Nam sẵn sàng đầu tư xây dựng mạng viễn thông an toàn, hiện đại nếu Ni-ca-ra-goa có nhu cầu. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẵn sàng cung cấp gạo đáp ứng nhu cầu của Ni-ca-ra-goa.
Thủ tướng đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ và Ni-ca-ra-goa ủng hộ Việt Nam trong nhiệm kỳ làm Ủy viên không thường trực HBA. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng quan hệ hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu và thực chất.
Qua Bộ trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào tới Tổng thống Ni-ca-ra-goa.
* Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc bang Nê-bra-xca (Hoa Kỳ) G.Rích - kết.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn thúc đẩy quan hệ ối tác toàn diện tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả vì lợi ích nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong các lĩnh vực thì hợp tác thương mại, đầu tư không ngừng tăng trưởng. Việt Nam coi trọng lợi ích hai nước, nỗ lực cân bằng thương mại song phương. Thủ tướng vui mừng vì bang Nê-bra-xca xuất khẩu nhiều mặt hàng vào Việt Nam, trong đó có sản phẩm thịt bò. Việc đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác giữa các bang với các địa phương Việt Nam, giữa các lĩnh vực hai bên quan tâm rất được Chính phủ Việt Nam coi trọng.
Thống đốc G.Rích-kết bày tỏ ấn tượng với đất nước và con người Việt Nam hiếu khách, ông nêu rõ, Hoa Kỳ nói chung và bang Nê-bra-xca nói riêng, mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vì hai bên có những nền tảng chung về văn hóa, con người và giá trị; nêu rõ, hiện nay, bang Nê-bra-xca có cộng đồng người Việt sinh sống khá đông, đóng góp tích cực kinh tế - xã hội sở tại. Ông bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã tạo cơ hội thuận lợi cho đoàn thăm làm việc, tìm hiểu cơ hội làm ăn; khẳng định, Việt Nam và Hoa Kỳ là bạn bè và cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ này. Ông đề xuất tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư để trao đổi thương mại song phương tại bang Nê-bra-xca để các quan chức, doanh nghiệp Việt Nam tận mắt thấy tiềm năng hợp tác to lớn.
Tán thành ý kiến của Thống đốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vai trò của các bang ở Hoa Kỳ rất quan trọng, đa dạng về thế mạnh, tiềm năng. Do đó, không chỉ quan hệ hai quốc gia mà ở cấp địa phương cũng rất quan trọng. Thủ tướng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của đoàn; khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các sản phẩm của Hoa Kỳ nói chung, bang Nê-bra-xca nói riêng vào Việt Nam trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tinh thần hợp tác chân thành. Việt Nam cũng có nhu cầu hợp tác về nông nghiệp mà đây lại là thế mạnh của Nê-bra-xca. Việc các sản phẩm của bang Nê-bra-xca như thịt bò được tăng cường xuất khẩu vào Việt Nam sẽ đóng góp quan trọng vào cân bằng thương mại song phương.
Thủ tướng mong bang Nê-bra-xca tiếp tục quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam, đóng vai trò là cầu nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nói chung, và giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng, góp phần thúc đẩy và củng cố hơn nữa quan hệ hai nước; mong muốn Thống đốc thúc đẩy hợp tác trên nhiều mặt, không những trong hợp tác nông nghiệp mà còn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, an ninh, quốc phòng...
Thủ tướng mong Thống đốc quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở bang Nê-bra-xca phát triển thuận lợi, đóng góp tích cực vào xã hội sở tại cũng như quan hệ hai bên. Thủ tướng mong hai bên nỗ lực không ngừng để phát triển quan hệ song phương mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng khẳng định Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam luôn quan tâm, nỗ lực tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy quan hệ hai nước.
Qua Thống đốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào và thăm hỏi tới Tổng thống Hoa Kỳ .Trăm.
Theo NDĐT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về ngân sách Nhà nước Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định cùng với tăng trưởng kinh tế, vượt thu ngân sách Nhà nước tăng cao ở cả cấp địa phương và trung ương; phần lớn các địa phương đều vượt thu. Điểm thu ngân sách Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đồng Hới (Quảng Bình). (Ảnh:...