Thủ tướng mong muốn Vietnam Airlines sớm trở thành hãng hàng không 5 sao
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, với tư cách là hãng hàng không quốc gia, là đội hậu bị vững chắc cho an ninh, quốc phòng của đất nước cần phấn đấu để trở thành hãng hàng không 5 sao đầu tiên của Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung đoàn không quân vận tải 919 tiền thân của Đoàn bay 919 (Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines) và vận tải hàng không dân dụng Việt Nam, đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì vào chiều 11/5, tại Hà Nội.
Thủ tướng cho rằng, ra đời ít năm sau khi hòa bình lập lại vào ngày 1/5/1959, chỉ với 11 chiếc máy bay vận tải quân sự, Trung đoàn không quân vận tải 919 đã lập nhiều chiến công vẻ vang trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 60 năm ấy trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, chúng ta vô cùng xúc động và bồi hồi nhớ lại bản anh hùng ca bất diệt gắn liền với những thành tích hết sức vẻ vang.
Đó là trận “không đối không” đầu tiên thắng lợi, bắn cháy một máy bay biệt kích của địch trên bầu trời Tây Bắc vào tháng 2/1964, trận “không đối biển” đầu tiên thắng lợi, bắn chìm tàu biệt kích của địch tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa vào tháng 3/1966, trận “không đối đất” đầu tiên thắng lợi, tiêu diệt toàn bộ căn cứ radar của đế quốc Mỹ trên biên giới Việt – Lào vào tháng 1/1968.
Đó là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cơ động lực lượng vận chuyển, tiếp tế lương thực, vũ khí, thuốc men cho các đơn vị đầu tiên mở đường Trường Sơn, chi viện cho bộ đội ở chiến trường Lào từ năm 1959 đến năm 1962, chi viện cho chiến trường Thừa Thiên Huế trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân năm 1968, bay cơ động để vận chuyển bộ đội chủ lực theo sự phát triển nhanh chóng của Chiến dịch mùa Xuân đại thắng năm 1975.
Trong các sự kiện biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc những năm 1978, 1979, 1984 đến năm 1989, Đoàn bay 919 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển quân trang, thiết bị quân sự phục vụ chiến trường trong đó có những chuyến bay đêm cực kỳ nguy hiểm, vượt vòng vây của kẻ thù, chi viện cho bộ đội giữ vững trận địa, tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Trong cuộc đời công tác, nhiều phi công Đoàn bay 919 đã trở thành nhân chứng lịch sử của những dấu mốc trọng đại của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Đoàn bay 919. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Video đang HOT
Nhớ Xuân Mậu Thân 1968, những tổ bay háo hức trực tiếp chiến đấu, sẵn sàng bay đi làm nhiệm vụ, những gương mặt phi công phấn khởi, vui vẻ tự hào khi được chọn lựa sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu. Cứ vào mỗi bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, tại bữa ăn tập thể của Trung đoàn luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói râm ra của phi công nhưng cứ qua mỗi ngày, máy bay Trung đoàn xuất kích đi chiến đấu thì ngày hôm sau, trong bếp ăn của Trung đoàn lại vơi đi một số đồng chí, lại thiếu vắng những gương mặt thân thương, không bao giờ còn trở về.
“Tổ quốc đã trao tặng cho Đoàn bay 919 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và hôm nay, tất cả chúng ta nghiêng mình trước anh linh của 100 liệt sĩ phi công, cán bộ, chiến sĩ đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho Tổ quốc”, Thủ tướng bày tỏ.
Đất nước thống nhất, cùng với công cuộc đổi mới, Đoàn bay 919 với bản lĩnh chính trị vững vàng đã nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển, luôn đi đầu tiếp cận khai thác công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, đảm đương năng lực huấn luyện bay và quản lý hơn 1.000 phi công, trong đó có cả phi công quốc tế. Vận hành thuần thục, an toàn hàng loạt máy bay thế hệ mới, đảm nhận tốt nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trong nước và quốc tế.
Một số liệu chứng minh cho thấy từ năm 2004 – 2018, Đoàn bay 919 đã thực hiện 100% chuyến bay an toàn với gần 1,5 triệu chuyến bay, trên 3,2 triệu giờ bay và gần 3.000 chuyến bay chuyến cơ. Từ một Trung đoàn không quân vận tải năm xưa, Đoàn bay 919 nay đã trở thành một đơn vị nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, một hãng hàng không 4 sao có thương hiệu trên thế giới, là cái nôi của rất nhiều thế hệ phi công, kỹ sư, cán bộ trong ngành hàng không dân dụng nước nhà, vận chuyển hàng triệu hành khách, đồng thời là đội hậu bị vững chắc cho an ninh quốc phòng của đất nước.
“Tôi cũng rất vui mừng biết rằng sau những năm tháng đầu tiên phụ thuộc vào lực lượng phi công nước ngoài, đến nay, số lượng phi công là người Việt Nam đã chiếm tới 75%”, Thủ tướng nói.
Trong buổi lễ hôm nay, Thủ tướng cũng nhắc đến một thành tích đặc biệt trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam với tất cả nỗ lực vượt bậc trong 14 ngày liên tiếp vào tháng 3/2011, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Đoàn bay 919 đã thực hiện thành công 10 chuyến bay Boeing 777, chuyên chở trên 3.000 công nhân Việt Nam trở về đoàn tụ cùng gia đình, gần 13,6 tấn hàng hóa cứu trợ trong chiến dịch giải cứu toàn bộ lao động Việt Nam hồi hương từ Libya, được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
“Các đồng chí có quyền tự hào và hãnh diện là những con người ưu tú nhất của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đại diện cho một đất nước hòa bình, hữu nghị, đổi mới và phát triển”, Thủ tướng nói.
“Với sứ mệnh đưa hình ảnh quốc gia đến 5 châu, 4 biển, là sứ giả kết nối các giá trị văn hóa của nhân loại, là nhịp cầu kết nối giao thương quốc tế, đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam, tôi tin tưởng rằng các đồng chí nhanh chóng đạt mục tiêu sải cánh vươn xa hơn, trở thành hãng hàng không 5 sao đầu tiên của Việt Nam”.
Ảnh VGP/Quang Hiếu
Trong giai đoạn mới, Thủ tướng đề nghị, “chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng du lịch, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, chiếm trên 10% GDP”. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, với tư cách là hãng hàng không quốc gia, là đội hậu bị vững chắc cho an ninh, quốc phòng của đất nước, phấn đấu để trở thành hãng hàng không 5 sao đầu tiên của Việt Nam trong thời gian sớm nhất. “Nhiệm vụ của các đồng chí là vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh tăng cường năng lực, vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng và làm nhiệm vụ quốc tế”.
Vietnam Airlines luôn bảo đảm yêu cầu về duy trì nâng cao năng lực khai thác an toàn bay, khả năng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc thù là phi công, kĩ sư, thợ máy bảo dưỡng máy bay, đáp ứng hiệu quả vận chuyển hàng không.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tổng công ty cần xác định, công nghệ thông tin là sức mạng, công cụ trọng yếu để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh.
Tổng công y cần đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa đẩy mạnh và cơ cấu lại, cổ phần hóa; phải có chiến lược, kế hoạch trung hạn hàng năm với nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện.
Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo Tổng công ty trong quá trình cổ phần hóa và triển khai phương án cơ cấu lại, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, phòng chống tiêu cực và thực hiện theo đúng quy định, mang lại lợi ích cao nhất cho nhà nước và người dân, quyền lợi của Tổng công ty.
Tổng công ty cần có khát vọng cao hơn, xứng đáng là hãng hàng không quốc gia và là niềm tin của nhân dân.
Tại buổi lễ, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành khẳng định, thế hệ đi trước là những người mở đường, thế hệ tiếp nối có trách nhiệm phát triển, đưa Vietnam Airlines trở thành một trong những tập đoàn hàng không hàng đầu khu vực.
Cho đến nay, đội bay gồm 104 chiếc với đầy đủ các loại máy bay thân hẹp, thân rộng hiện đại, tiến tiến nhất trên thế giới như A350; Boeing B787… tham gia bay khai thác 90 đường bay quốc tế và nội địa.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng Vietnam Airlines sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình, phấn đấu ngày một tốt hơn, xứng đáng với vị thế thương hiệu quốc gia, cầu nối giữa đất nước ta với thế giới, điểm chạm thân thiện, nhân văn cho mỗi du khách nước ngoài đến Việt Nam./.
Đức Tuân
Theo Baochinhphu
Ari Fuji - nữ cơ trưởng máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản
Từ khi còn học phổ thông, Ari Fuji bắt đầu nhận ra mình muốn trở thành phi công. Thế nhưng, tại Nhật Bản, người ta hầu như chưa bao giờ nghe nói tới nữ phi công, do đó giấc mơ của cô chẳng khác gì chuyện "hái sao trên trời".
Ngoài vai trò là cơ trưởng, Fuji (trái) còn là một giáo viên huấn luyện bay. Ảnh: CNN
Đến Mỹ lấy bằng phi công
"Rào cản khi đó rất lớn. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tuyển mộ nữ bởi không có tiền lệ. Tôi nhận ra rằng, con đường trở thành phi công của mình vô cùng hẹp", Fuji kể. Không những thế, cô còn không thể được nhận vào Đại học Hàng không dân dụng Nhật Bản bởi cô quá nhỏ bé.
Nhưng Fuji không bỏ cuộc. Thay vào đó, cô tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, và cuối cùng cô đến Mỹ để lấy bằng phi công. "Tôi không cảm thấy con đường của mình bị đóng lại. Tôi cảm thấy bình thường. Tôi có thể ra nước ngoài nếu Nhật Bản không phải là nơi phù hợp với tôi", Fuji giải thích. Sau khi có được bằng phi công ở Mỹ, Fuji trở về Nhật để thử sức mình trở thành một phi công lái máy bay thương mại nhưng lập tức đối mặt những điều tiêu cực. "Nhiều nam giới nói rằng, tôi không thể trở thành phi công ở Nhật Bản, đặc biệt là phi công của một hãng hàng không thương mại. Tôi không bao giờ hỏi lý do, nhưng tôi nghĩ sở dĩ họ nói không thể nào chỉ vì khi đó chưa có phi công nào là nữ", Fuji cho biết.
Phá vỡ các rào cản
Cuối cùng, Fuji được nhận vào tập sự tại JAL Express- một Cty con của Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines. Cơ hội này đã mở đường để Fuji làm nên lịch sử khi vào năm 2010, cô trở thành nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật.
Khoác trên mình trang phục cổ tay 4 sọc của một cơ trưởng cũng gây nhiều áp lực cho Fuji. "Bất cứ khi nào trước huấn luyện, tôi nói với mình trong gương: "Mình là cơ trưởng", cô kể. "Bề ngoài, tôi không cho phép mình thể hiện sự yếu đuối. Nếu thất bại, cuối cùng mọi người sẽ nói phụ nữ dẫu sao vẫn không có cửa".
Vai trò mới này dẫn đến sự thay đổi không chỉ đến với Fuji mà cả những người xung quanh cô. "Mọi người, đặc biệt là những phi công lớn tuổi, không quen ngồi cạnh một nữ cơ trưởng và không biết phải giao tiếp với tôi thế nào", Fuji cho biết. "Khi tôi kết hôn, 1 năm sau khi trở thành cơ phó, một nam phi công đã nói với tôi: "Cô đã thành phi công như mơ ước, và đã kết hôn. Sao bây giờ cô không nghỉ việc để lo cho gia đình?".
Sự thăng tiến của Fuji là bước tiến quan trọng đối với phụ nữ Nhật. Fuji cho biết, kể từ khi trở thành cơ trưởng, cô chứng kiến nhiều phụ nữ Nhật tham gia vào ngành này cũng như thăng tiến trong các lĩnh vực khác. Ngoài vai trò là cơ trưởng, Fuji còn là một giáo viên huấn luyện bay, có nhiệm vụ tham gia đào tạo các thế hệ phi công tiếp theo của đất nước - cả nữ và nam - công việc mà cô cảm thấy rất tự hào. "Tôi muốn họ đặt ra lối sống của riêng mình, hiểu rằng giới tính không phải là vấn đề quan trọng. Khi tôi trở thành cơ trưởng, có nhiều thông tin cho rằng, trước đó tôi chắc hẳn đã đạt thành tích gì đó rất xuất sắc. Tôi rất ngạc nhiên là chuyện một phụ nữ trở thành cơ trưởng lại thu hút nhiều sự quan tâm đến vậy. Tôi chỉ nghĩ là mình đã góp phần lan tỏa thông điệp rằng, phụ nữ cũng có thể làm phi công", Fuji chia sẻ.
Theo Fuji, Đại học Hàng không dân dụng Nhật Bản đã hạ tiêu chuẩn chiều cao sau khi cô trở thành cơ trưởng. "Đôi khi tôi nói với mọi người câu chuyện này như một trò đùa nhưng rõ ràng tôi đã góp phần thay đổi quy tắc", Fuji nói.
AN BÌNH
Theo CADN
Vietnam Airlines lên kế hoạch đầu tư 3,7 tỷ USD mua 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025 Năm 2019, Vietnam Airlines chủ động nguồn nhân lực đặc biệt là lực lượng phi công để đáp ứng nhu cầu khai thác; triển khai áp dụng đường bay mới, rút ngắn thời gian bay từ Việt Nam đi Châu Âu. Ngày 10/5 tới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) tổ chức đại hội cổ đông thường...