Thủ tướng mới “ra mắt”
Lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan với cương vị Thủ tướng Trung Quốc có thể xem là một dịp “ra mắt” quan trọng của người đứng đầu cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và lớn nhất khu vực.
Thủ tướng Lý Khắc Cường (trái) cùng với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah
Bên cạnh tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei, Thủ tướng Trung Quốc đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các cường quốc thế giới cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan năm 2013 này đã tạo dịp thuận lợi để ông Lý Khắc Cường gặp gỡ và bàn thảo với lãnh đạo nhiều quốc gia sau khi được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc tháng 5 vừa qua.
Video đang HOT
Trong thời gian ở Brunei, người ta thấy ông Lý Khắc Cường kín đặc lịch làm việc với các cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ, người đồng cấp Australia Tony Abbott, Tổng thống Myanmar U Thein Sein… bên cạnh Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16. Những cuộc gặp gỡ, hội đàm này không chỉ là sự “ra mắt” của ông Lý Khắc Cường mà còn nhằm củng cố các mối hợp tác song phương và đa phương.
Dù Tổng thống Mỹ Barack Obama huỷ chuyến thăm Đông Nam Á và tham dự các hội nghị liên quan ở Brunei, song cuộc gặp của Thủ tướng Lý Khắc Cường với Ngoại trưởng John Kerry – “người đại diện” của Tổng thống Obama cũng rất được chú ý. Sau cuộc gặp được xem là “cởi mở” với Ngoại trưởng Kerry, ông Lý Khắc Cường cho biết hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc xây dựng mô hình mới trong quan hệ giữa các nước lớn có lợi cho sự phát triển lành mạnh và ổn định quan hệ song phương.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Abbott, ông Lý Khắc Cường đã cùng người đồng cấp của Australia thảo luận việc thúc đẩy đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa hai nước cũng như quan hệ hướng tới triển vọng chiến lược và lâu dài, đồng thời tăng cường phối hợp trong các khuôn khổ đa phương. Hai ông cũng nhấn mạnh tới việc cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới bởi Trung Quốc và Australia đều là những nước quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường với Tổng thống U Thein Sein, hai bên đã thoả thuận tăng cường hợp tác thiết thực, hướng tới quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ông Lý Khắc Cường nêu rõ Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của Myanmar thúc đẩy tiến trình hòa bình trong nước và sẵn sàng phối hợp với Myanmar duy trì ổn định ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
Tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAST) lần thứ 8 diễn ra tại Brunei khiến dư luận quan tâm khi Thủ tướng Trung Quốc một mặt kêu gọi “làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy về an ninh ở Đông Á” bởi “không có hòa bình và ổn định, sẽ không có phát triển”, nhưng mặt khác lại yêu cầu các nước có lợi ích liên quan là Mỹ và Nhật Bản hãy đứng ngoài vấn đề Biển Đông, một vấn đề nóng của an ninh và ổn định của khu vực hiện nay. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng gây bất ngờ khi tuyên bố tại EAST-8 rằng tự do hàng hải tại Biển Đông “chưa bao giờ là vấn đề và sẽ không bao giờ là vấn đề”, trong khi cả thế giới lại có quan điểm ngược lại.
Từ cuộc “ra mắt” khu vực của Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể thấy Trung Quốc bên cạnh muốn thúc đẩy làm ăn, song vẫn giữ lập trường cứng rắn trong các vấn đề an ninh khu vực, nhất là tranh chấp ở Biển Đông.
Hoàng Hà
Theo ANTD
ASEAN chú trọng hòa bình, an ninh và phát triển
Sáng 9-10, tại Brunei đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, mở đầu cho một loạt các hội nghị cấp cao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên hợp quốc, Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á (EAS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 - Ảnh: VGP
Tại Hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao các kết quả đạt được trong triển khai các Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh vai trò trung tâm và trọng trách của ASEAN trong việc thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật các nhiệm vụ nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, liên kết, vững mạnh và phát huy vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển thịnh vượng ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng vũ lực; tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh kết quả cuộc Tham vấn chính thức lần đầu tiên ASEAN-Trung Quốc về COC, đồng thời đề nghị ASEAN và Trung Quốc cần phải nỗ lực để thúc đẩy thương lượng thực chất và sớm đạt được COC mang tính tổng thể và có giá trị ràng buộc nhằm bảo đảm tốt hơn cho hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; mặt khác, đề nghị các nước xem xét và triển khai một số sáng kiến đã được đề xuất như tìm kiếm cứu hộ, lập đường dây nóng, hỗ trợ nhân đạo người và tàu thuyền gặp nạn trên biển, cũng như những hoạt động xây dựng lòng tin khác...
Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, các nhà lãnh đạo thông qua nhiều Tuyên bố quan trọng, trong đó có các Tuyên bố nhằm thúc đẩy hợp tác về an sinh xã hội, doanh nghiệp trẻ, phòng chống thiên tai, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Theo TTXVN
Putin ca ngợi Obama 'ngăn chặn thảm kịch' ở Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ca ngợi người đồng cấp của Mỹ vì đã có những hành động mà ông cho là giúp ngăn chặn một thảm kịch ở Syria. Tổng thống Putin tại hội nghị APEC. Ảnh: RIA Novosti Phát biểu với báo giới sau Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương...