Thủ tướng: ‘Mọi chính sách phòng, chống dịch phải hướng đến nhân dân’
Tại Hội nghị với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh mọi chính sách phòng, chống dịch đều phải hướng đến nhân dân, để họ cùng tham gia.
Chiều 29/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai bên, đề cập trọng tâm phối hợp công tác thời gian tới.
Không vì khó khăn mà bi quan
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng nhắc đến đợt dịch thứ 4 với vô vàn khó khăn mà chúng ta phải chống đỡ. Theo ông, Việt Nam chống dịch trong điều kiện thiếu thốn, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, nhưng nhờ có sự đoàn kết, thống nhất từ trên xuống dưới, của toàn dân nên chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết tác động của dịch rất nặng nề, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, việc phải giãn cách xã hội trong thời gian dài khiến cho kinh tế quý 3 tăng trưởng âm, đời sống nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Thủ tướng cho rằng chúng ta không vì khó khăn mà bi quan, phải lấy khó khăn đó làm động lực để vươn lên, khẳng định dân tộc Việt Nam không bị khuất phục trước bất cứ khó khăn nào, kể cả đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ việc phải giãn cách xã hội trong thời gian dài khiến cho kinh tế quý 3 tăng trưởng âm. Ảnh: Quang Vinh.
“Muốn làm được điều này thì nhất định phải có sự đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện qua vai trò của MTTQ Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhận định sự phối hợp hoạt động giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Ông đề nghị MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tiếp tục phối hợp với Chính phủ thực hiện tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp công tác; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Video đang HOT
Đặc biệt, MTTQ Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò trong cuộc chiến phòng chống dịch, thực hiện tốt phương châm lấy xã phường làm pháo đài chống dịch, nhân dân tự quản. Cùng với đó, dốc sức chăm lo cho công tác an sinh xã hội; vận động ủng hộ quỹ vaccine phòng Covid-19.
Chuyển trạng thái từ “không Covid” sang thích ứng an toàn
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định dịch vẫn còn phức tạp, nhưng Chính phủ đã thống nhất cao với chủ trương chuyển trạng thái từ “không Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới.
“Chúng ta vừa phải chống dịch, vừa phải phát triển, sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng nói.
Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 29/9. Ảnh: Quang Vinh.
Ông nhấn mạnh mọi chính sách phòng chống dịch đều phải hướng đến nhân dân, để họ cùng tham gia. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị MTTQ giám sát việc thực hiện các chính sách phòng chống dịch; tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước…
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định cơ quan này sẽ nỗ lực trong công tác phối hợp.
Theo ông, đất nước đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm nhưng chúng ta cơ bản đã kiểm soát được tình hình và đang chuyển trạng thái thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi phát triển kinh tế, để sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường trong điều kiện mới.
Ông khẳng định MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội sẽ đồng hành cùng với Chính phủ trong nỗ lực phấn đấu để vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.
Gửi hồ sơ đầu tư công bằng công văn, địa phương không phải 'chạy lên trung ương' để tiết kiệm
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, tổ chức ngày 28-9.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đầu tư công - Ảnh: VGP
Theo Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm giải ngân được 183.320 tỉ đồng, đạt 39,74% kế hoạch; dự kiến đến 30-9, số vốn giải ngân 218.550 tỉ đồng, đạt 47,38% kế hoạch.
Việc giải ngân chậm, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng, do công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn...
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh - tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng - cho biết trong 2.511 dự án năm 2021, có 2.021 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, 490 dự án khởi công mới. Với hơn 80 vướng mắc được tổ công tác tiếp nhận, có tới quá nửa là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các địa phương.
Một nguyên nhân khác là tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài nên khi thực hiện khó khăn, có dự án rồi thì lãnh đạo địa phương không tham gia mà giao hết cho các ban quản lý dự án, trong khi ban quản lý không đủ năng lực, "gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ".
Giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ ngành tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa về tầm quan trọng của nguồn lực quan trọng này bởi chỉ có 4 bộ và 11 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%.
Có 76/114 ban, bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (47%), có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào.
Đồng tình với các lý do khách quan đã nêu, Thủ tướng cho rằng vấn đề vẫn là ở khâu thực hiện, yếu tố chủ quan như việc xây dựng các dự án, chuẩn bị đầu tư tính toán không kỹ càng, dàn trải; thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và không đúng bản chất đầu tư công là đầu tư cho phát triển, thiếu quyết liệt, sâu sát, đặc biệt là khâu kiểm tra, giám sát...
Các địa phương tham dự hội nghị trực tuyến về đầu tư công - Ảnh: VGP
Biểu dương những đơn vị có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%, nhưng cũng phê bình nghiêm khắc đơn vị có tỉ lệ giải ngân dưới 40%, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền cần kiểm điểm nghiêm túc, chỉ ra hạn chế, rút kinh nghiệm, còn trì trệ, vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc với tinh thần "khen chê rõ ràng, phân minh, khách quan, xuất phát từ kết quả cụ thể, nếu không sẽ dẫn tới trì trệ".
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần nhận thức rõ khó khăn do đợt bùng phát dịch thứ 4 nên càng phải tập trung khắc phục những hạn chế trong đầu tư công. Từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa, còn hơn 50% nguồn vốn (tương đương 250.000 tỉ đồng) phải giải ngân là thách thức rất lớn.
Vì vậy cần tăng cường lãnh đạo chỉ đạo, linh hoạt sáng tạo và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng để đạt tỉ lệ giải ngân cao nhất, chống tham nhũng tiêu cực.
Bộ ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý vi phạm, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá cán bộ cuối năm, chủ động điều chỉnh vốn nếu chậm giải ngân.
Cùng với các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, việc giao vốn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lựa chọn đúng các công trình trọng tâm, trọng điểm, dẫn dắt và kích hoạt đầu tư, huy động nguồn lực.
Tiếp tục tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu cho đầu tư, địa phương thực hiện giãn cách tranh thủ làm ngay thủ tục cho các dự án, để sau ngày 30-9 có lộ trình phù hợp, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn.
Cần tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn, "các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành trung ương" để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà, tiết kiệm cho dân cho nước.
Rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán, rút vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài, công khai tiến độ giải ngân hằng tháng để khen chê kịp thời, minh bạch.
Với những vướng mắc về thể chế, Thủ tướng yêu cầu tổng hợp, rà soát để báo cáo các cấp, lấy ý kiến các cơ quan liên quan để tạo đồng thuận cao.
Thủ tướng: Ai cũng ngậm ngùi vì các cháu không được nghe tiếng trống trường "Tất cả chúng ta ai cũng ngậm ngùi vì dịch bệnh lấy đi ý nghĩa của tuổi thơ các cháu khi chưa được cắp sách đến trường; hàng ngày không được nghe tiếng trống trường...", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Tối 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" kêu gọi toàn xã...