Thủ tướng Modi nói thế giới đã sai về cách Ấn Độ chống Covid-19
Thủ tướng Ấn Độ Modi nói cách đất nước của ông chống Covid-19 trong vài tháng qua đã chứng minh nhiều nhận định của thế giới đã sai.
“Trong vài tháng qua, cách đất nước này chiến đấu với Covid-19 một cách đoàn kết đã cho thấy nhiều e ngại của thế giới đã sai. Tỷ lệ hồi phục ở Ấn Độ hiện nay tốt hơn nhiều nước khác. Tỷ lệ tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta cũng thấp hơn so với phần lớn quốc gia khác”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong bài phát biểu hàng tháng trên chương trình phát thanh hôm 26/7.
Tuyên bố được Modi đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ là vùng dịch thứ ba thế giới với hơn 1,4 triệu ca nhiễm, gần 33.000 ca tử vong và gần 919.000 người đã hồi phục. Trước đó, nhiều chuyên gia dịch tễ học nhận định Ấn Độ có thể hứng chịu hậu quả nặng nề từ Covid-19 bởi dân số đông, tập trung ở nhiều khu ổ chuột có điều kiện vệ sinh kém và cơ sở hạ tầng y tế không đảm bảo.
“Chúng ta vẫn cần phải cảnh giác. Chúng ta phải nhớ rằng Covid-19 vẫn nguy hiểm như ban đầu”, Modi nói, nhấn mạnh người dân phải tiếp tục thực hiện cách biệt cộng đồng và đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong một cuộc họp ở New Delhi tháng trước. Ảnh: Reuters.
Tình hình dịch bệnh diễn biến đặc biệt nghiêm trọng ở thủ đô New Delhi, nơi 1/4 dân số nhiễm virus. Tòa án Tối cao Ấn Độ hồi tháng 6 công bố một báo cáo chỉ trích gay gắt cách xử lý Covid-19 của chính quyền Delhi cũng như cách đối xử với người chết. Chính phủ Ấn Độ sau đó tăng cường xét nghiệm trong khu vực và thêm giường bệnh.
Ấn Độ phong tỏa toàn quốc từ 25/3, khi đất nước chỉ mới ghi nhận 519 ca nhiễm và 10 ca tử vong. Lệnh phong tỏa khiến hàng nghìn người dân mất việc làm, thiếu thực phẩm. Nhiều người trải qua hành trình dài để trở về quê nhà ở các bang xa xôi, thậm chí có những trường hợp tử vong trên đường.
Khi các hạn chế được nới lỏng một phần ngày 30/5, Ấn Độ đã ghi nhận hơn 180.000 ca nhiễm và hiện tăng mạnh. Thủ hiến bang Madhya Pradesh, ông Shivraj Singh Chouhan, là một trong những người nhiễm virus.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 16,4 triệu người nhiễm và hơn 652.000 người tử vong.
Video đang HOT
Những y bác sĩ bị ngược đãi vì Covid-19
"Chúng tôi chắc chắn cô nhiễm nCoV, đừng hòng vào tòa nhà", người hàng xóm la ó với Sanjibani Panigrahi, bác sĩ tại một bệnh viện ở Ấn Độ.
Trong bối cảnh cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng cam go, nhân viên y tế khắp thế giới đang được ca ngợi vì đã làm việc không kể thời gian và nguy hiểm để bảo vệ tính mạng người khác. Tuy nhiên, tại Mexico, Colombia, Ấn Độ, Philippines, Australia và một số quốc gia khác, các y bác sĩ lại phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, thậm chí bị tấn công, bởi người dân lo sợ họ là mầm bệnh.
Những người gây hấn chỉ là thiểu số trong cộng đồng. Tuy nhiên, chính quyền Mexico lo ngại đến mức quyết định bố trí xe đưa đón đặc biệt cho các y tá. Tại vài khu vực ở Australia, các bệnh viện kêu gọi nhân viên không mặc đồng phục y tế ở nơi công cộng để tránh bị tấn công.
Tuần trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng phải điều cảnh sát bảo vệ đội ngũ y bác sĩ sau báo cáo về những vụ bạo lực, trong đó có việc một nhân viên bệnh viện bị hất thuốc tẩy vào mặt. Sự thù địch này được cho là cú sốc đối với những nhân viên y tế vốn căng thẳng cao độ vì phải đương đầu với tình trạng thiếu đồ bảo hộ, nhiều người còn tử vong vì nhiễm nCoV.
Các nhân viên y tế biểu tình đòi đồ bảo hộ để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Mexico City, Mexico hôm 31/3. Ảnh: Reuters.
"Tôi hiểu nỗi sợ của mọi người, nhưng thật không ổn khi ngược đãi các bác sĩ. Chúng tôi còn phải đối mặt với rủi ro cao hơn họ", Panigrahi, bác sĩ tại thành phố Surat, phía tây Ấn Độ, trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Trong trường hợp của Panigrahi, hành động quấy rầy chỉ chấm dứt sau khi cảnh sát và giới chức địa phương can thiệp. Hàng xóm của cô xin lỗi, giải thích rằng họ bị hoảng sợ trước những tin tức về nCoV. Tuy nhiên, nhiều nhân viên y tế khác tại Ấn Độ vẫn chưa thoát khỏi ánh mắt kỳ thị.
Hiệp hội bác sĩ ở Delhi đã báo cáo với chính phủ về tình trạng nhân viên y tế bị chủ nhà đuổi ra ngoài vì lo ngại về công việc của họ. "Nhiều bác sĩ hiện bơ vơ giữa đường phố với đống đồ đạc, không có nơi nào để đi", hiệp hội cho hay.
"Thật vô cùng đau đớn. Toàn bộ bác sĩ và nhân viên làm nhiệm vụ chống Covid-19 đều đang thực hiện tất cả biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo họ không phải người mang mầm bệnh", Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan viết trên Twitter sau những thông tin về hoàn cảnh của các y bác sĩ.
Giới chức cho hay những vụ tấn công phản ánh sự thiếu hiểu biết của một số người về nCoV cũng như quy trình nghiêm ngặt tại các bệnh viện nhằm ngăn virus lây lan.
Một trong những sự cố gây sốc xảy ra tuần trước ở thành phố Candelaria, tỉnh Quezon, Philippines, khi một người đàn ông bị cáo buộc bắn tài xế xe cứu thương của Trung tâm Y tế Peter Paul do lo ngại phương tiện này sẽ làm lan truyền virus.
Trung tâm Y tế Peter Paul cho biết tài xế khi đó đang chở các nhân viên y tế, không phải bệnh nhân Covid-19. "Hơn nữa, việc dọn dẹp và khử trùng phương tiện đúng cách được thực hiện thường xuyên", trung tâm cho hay. Tài xế sống sót và bị thương ở ngón tay.
Các vụ tấn công còn xuất hiện rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Mỹ. Một y tá giấu tên tại thành phố Chicago, bang Illinois, tuần trước cho biết cô bị một người đàn ông trên xe buýt đấm vào mặt và cáo buộc cô đang lan truyền virus.
"Trên đường đi làm và trở về, tôi thường xuyên nhìn thấy mọi người lùi ra xa mình, không chỉ bởi quy tắc cách biệt cộng đồng. Tôi nghĩ họ lo ngại bất cứ nhân viên y tế nào cũng đã nhiễm virus", cô nói.
Với nỗi sợ bủa vây, người dân không chỉ tấn công đội ngũ y bác sĩ, mà còn phá hoại các cơ sở y tế. Tại thành phố Abidjan, Bờ Biển Ngà, những người biểu tình hôm 6/4 tìm cách đập phá một trung tâm xét nghiệm nCoV đang được xây dựng. Video trên mạng xã hội cho thấy họ giật các tấm gỗ khỏi công trình, khiến cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán.
Một số người trả lời báo chí rằng họ không muốn cơ sở xét nghiệm đặt quá gần khu dân cư. "Họ muốn giết chúng tôi", một người dân nói. Giới chức Bờ Biển Ngà giải thích rằng trung tâm này thậm chí không nhằm điều trị bệnh nhân Covid-19 mà chỉ để xét nghiệm.
Giới chuyên gia lo ngại những vụ tấn công và lời lăng mạ có nguy cơ khiến đội ngũ y bác sĩ nản lòng ngay tại thời điểm điều họ cần nhất là sức mạnh tinh thần. "Nếu các nhân viên y tế tiếp tục bị ngược đãi, ngày càng nhiều người sẽ nghỉ việc, gây nguy hiểm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe", Reigner Antiquera, chủ tịch liên minh các lãnh đạo và người ủng hộ y tá trẻ ở Philippines, cảnh báo.
Những người biểu tình phá hủy một bệnh viện dã chiến đang xây dựng để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Abidjan, Bờ Biển Ngà hôm 6/4. Ảnh: Reuters.
Tại Mexico, sự ngờ vực đối với các nhân viên y tế lan rộng đến mức nhiều người không dám mặc đồng phục đi làm. Maria Luisa Castillo, y tá kỳ cựu với 30 năm kinh nghiệm, vô cùng tự hào về bộ đồ trắng của bà. Tuy nhiên, vào một buổi chiều sau khi hoàn thành ca trực tại Bệnh viện Dân sự ở thành phố Guadalajara, bang Jalisco, nó lại khiến bà gặp rắc rối.
Khi xe buýt chuẩn bị đến điểm chờ mà Castillo đang đứng, bà đã cố gắng vẫy tay ra hiệu. Tuy nhiên, chiếc xe nhanh chóng lướt qua và dừng ở một điểm phía trên để đón khách. "Rõ ràng họ không muốn đón tôi", người phụ nữ 51 tuổi cho hay.
Castillo là một trong những y tá ở bang Jalisco đệ đơn khiếu nại lên chính quyền về tình trạng phân biệt đối xử và ngược đãi trong những tuần gần đây. Đáp lại, giới chức địa phương quyết định đưa đón các y tá miễn phí và cung cấp khẩu trang cho họ. Tại bang Durango phía tây bắc Mexico, chính quyền cũng triệu tập các công ty xe buýt để giải thích rằng không có rủi ro nào trong việc chở nhân viên y tế.
"Như chúng ta thấy, khi y tá ở Italy rời khỏi nhà để đi làm, mọi người đều vỗ tay hoan nghênh. Còn tình hình tại đây thật đáng buồn", Fernando Rios Quinones, phát ngôn viên cơ quan y tế địa phương, cho hay. Ông tuyên bố nhân viên y tế sẽ được đưa đón bằng xe buýt đặc biệt, đồng thời đề nghị tài xế taxi giảm giá 30% cho họ.
Sandra Aleman, y tá tại thành phố San Luis Potosi, Mexico, từng được khuyên không nên mặc đồng phục ở nơi công cộng. Tuy nhiên, hôm 3/4, cô vẫn mặc bộ đồ trắng khi lái xe đến nơi làm việc để trực ca tối.
Trên đường tới bệnh viện, Aleman dừng xe tại một cửa hàng tiện lợi để mua cà phê. Người phụ nữ 32 tuổi kể lại rằng khi cô rời đi, vài đứa trẻ đã ném nước trái cây vào cô và hét lên "Covid! Covid!".
Aleman mắng lũ trẻ, nhưng sau đó bị mẹ của chúng tát. Trong lúc cố gắng chạy trốn, cô bị ngã gãy ngón tay. Sự việc khiến Aleman nảy sinh nỗi sợ mặc đồng phục tại nơi công cộng, điều cô chưa bao giờ nếm trải suốt 9 năm làm nghề. Tuy nhiên, Aleman cho biết cô vẫn muốn tiếp tục công việc.
"Tôi sẽ trở lại sau khi bình phục", Aleman nói.
Ánh Ngọc
Clip ma men uống trộm chai nước rửa tay diệt khuẩn: Lành ít dữ nhiều Cồn Isopropyl 70% dùng để rửa tay diệt khuẩn tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV. Ấy vậy mà người đàn ông trong clip lại mở nắp chai và uống cồn Isopropyl 70% ngon lành. Chai cồn Isopropyl 70% đặt trong quán ăn để nhân viên và khách rửa tay diệt khuẩn. Khi thấy nữ nhân viên bán hàng đi vào phía trong, người...