Thủ tướng Modi công bố kế hoạch 10 điểm tăng cường quan hệ ASEAN – Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 10/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh tác động mang tính chuyển đổi của chính sách “Hành động hướng Đông” của nước này đối với mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 21. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Modi tuyên bố thế kỷ 21 là “thế kỷ châu Á” đối với ASEAN và Ấn Độ. Thủ tướng Modi nêu rõ: “Chúng ta là láng giềng, là thành viên của Nam Bán cầu và khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.
Chúng ta là những quốc gia yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn quốc gia của nhau, cam kết vì một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ của chúng ta”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tình hữu nghị ASEAN-Ấn Độ cũng như đối thoại và hợp tác song phương trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu.
Trong hội nghị, Thủ tướng Modi đã nêu ra kế hoạch 10 điểm được thiết kế nhằm tăng cường kết nối và khả năng phục hồi, phù hợp với chủ đề của Lào với tư cách Chủ tịch ASEAN 2024 là “ASEAN: Tăng cường kết nối và tự cường” và đánh dấu một thập kỷ thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông”. Kế hoạch này nhằm mục đích tăng cường kết nối vật lý, kỹ thuật số, văn hóa và tinh thần trong khi giải quyết các vấn đề về mạng, thảm họa, chuỗi cung ứng, y tế và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu.
Các nội dung chính trong kế hoạch 10 điểm bao gồm: Kỷ niệm năm 2025 là “Năm Du lịch ASEAN – Ấn Độ”, với việc Ấn Độ đóng góp 5 triệu USD cho các hoạt động chung; Kỷ niệm 10 năm thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông” thông qua nhiều sáng kiến khác nhau như hội nghị cấp cao thanh niên, lễ hội khởi nghiệp, cuộc thi lập trình (hackathon) và lễ hội âm nhạc; Tổ chức hội nghị các nhà khoa học nữ ASEAN-Ấn Độ thuộc Quỹ Phát triển khoa học công nghệ ASEAN – Ấn Độ;
Tăng gấp đôi số học bổng tại Đại học Nalanda và cấp học bổng mới cho sinh viên ASEAN tại các trường đại học nông nghiệp ở Ấn Độ; Rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Ấn Độ vào năm 2025; Khởi xướng một lộ trình mới dành cho các Bộ trưởng Y tế nhằm tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe, bên cạnh cơ chế thường xuyên về Đối thoại Chính sách mạng ASEAN – Ấn Độ; Tổ chức hội thảo về hydro xanh và mời lãnh đạo các nước ASEAN tham gia chiến dịch “Trồng cây cho mẹ”.
Để củng cố những cam kết trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã thông qua “Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN – Ấn Độ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực”, đồng thời thông qua “Tuyên bố chung ASEAN – Ấn Độ về thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số”, công nhận vai trò của công nghệ trong việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và thúc đẩy phát triển toàn diện.
Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN đóng vai trò chủ chốt giải quyết khủng hoảng ở Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 7/10, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã kêu gọi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện ở Bangkok, trước thềm Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 - 45 và các hội nghị liên quan, dự kiến diễn ra tại Lào từ 8-11/10, Thủ tướng Paetongtarn đã đề cập đến vai trò quan trọng của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar càng sớm càng tốt.
Bà cho biết Thái Lan sẽ hợp tác với Malaysia - nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm tới, để sử dụng các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết xung đột, đồng thời nhấn mạnh những gì có thể trở thành nỗ lực của khối nhằm thúc đẩy một giải pháp tại hội nghị cấp cao sắp tới.
Tháng 4/2021, ASEAN đã đưa ra Đồng thuận 5 điểm nhằm giải quyết vấn đề Myanmar, trong đó ASEAN tiếp tục đóng vai trò trung tâm, bên cạnh nỗ lực đóng góp của mỗi thành viên.
Cuối tháng 7 vừa qua, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 diễn ra tại Lào, nhất trí sẽ tiến hành đánh giá toàn diện việc thực thi Đồng thuận 5 điểm về vấn đề Myanmar và đệ trình khuyến nghị lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45.
Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 tái khẳng định Đồng thuận 5 điểm vẫn là định hướng của ASEAN trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar; kêu gọi các bên liên quan cần có hành động cụ thể để chấm dứt ngay lập tức bạo lực, thực hiện kiềm chế tối đa và đảm bảo an toàn cho mọi người dân, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động viện trợ nhân đạo và thúc đẩy đối thoại.
Ấn Độ ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối của ASEAN Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 30/6, Đại sứ Ấn Độ tại Lào Prashant Agarwal cho biết, Ấn Độ dành ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối và khả năng phục hồi của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dưới thời Lào đảm nhận cương vị Chủ tịch và đang hợp tác với các nước...