Thủ tướng Merkel cảnh báo ‘thế lực hắc ám’ trỗi dậy ở châu Âu
Trước sự trỗi dậy của phe cánh hữu và chủ nghĩa dân túy trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua, thủ tướng Đức nhắc nhở châu Âu không được quên những bài học lịch sử.
Trả lời phỏng vấn của CNN một ngày sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel lo ngại “lục địa già” đang đối diện những bóng ma trong quá khứ khi các nhóm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc thu hút sự ủng hộ ngày một lớn.
“Ở nước Đức, chúng tôi luôn phải nhìn nhận mọi việc trong sự đối chiếu với quá khứ. Chúng tôi luôn phải cảnh giác hơn những quốc gia khác. Chúng tôi phải nhắc nhở thế hệ trẻ lịch sử đã mang đến những hệ quả gì cho đất nước và những quốc gia khác”, bà chia sẻ.
Một quan chức hàng đầu của chính quyền Đức vừa qua phải cảnh báo người Do Thái không nên mang mũ kippah truyền thống ra đường, lo ngại các vụ tấn công do tâm lý bài xích Do Thái kích động đang tăng. Bà Merkel thừa nhận tâm lý bài xích này luôn tồn tại, dù chỉ một phần nhỏ, trong xã hội Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: CNN.
“Cho đến hôm nay, mọi nhà thờ hay trường mẫu giáo của người Do Thái đều có cảnh sát bảo vệ”, thủ tướng Đức cho biết.
Nhiều người đổ lỗi cho chính sách nhập cư của bà Merkel góp phần làm làn sóng dân túy trỗi dậy ở châu Âu, đặc biệt là sự ủng hộ ngày một lớn dành cho đảng cực hữu, bài xích Hồi giáo Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD). Tuy nhiên, người phụ nữ 13 năm giữ ghế thủ tướng vẫn bảo vệ quyết định tiếp nhận gần 1 triệu người tị nạn.
Video đang HOT
Bà tin tưởng cách giải quyết vấn đề nhập cư và những cuộc khủng hoảng nhân đạo là sự cảnh giác, đảm bảo người nhập cư nhận được đủ sự chăm sóc. Bà cho rằng những chính sách đóng cửa không phải là giải pháp đúng đắn.
Làn sóng cánh hữu tại chính trường châu Âu được chặn đứng một phần nhờ sự ủng hộ cao bất ngờ dành cho các đảng ủng hộ bảo vệ môi trường và lập trường tự do, vốn cũng ủng hộ Liên minh châu Âu (EU). Số lượng người tham gia bỏ phiếu tăng vượt dự báo. Ở Đức, đảng Xanh được ủng hộ nhiều thứ hai, chỉ sau Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel.
Thủ tướng Merkel, Tổng thống Trump cùng lãnh đạo các nước G7 tại hội nghị thượng đỉnh ở Canada năm 2018. Ảnh: Getty.
Thủ tướng Merkel cũng thừa nhận giữa bà và Tổng thống Mỹ Donald Trump từng có “những cuộc tranh luận nảy lửa”. Trong thời gian qua, nhà lãnh đạo của nước Đức từng nhiều lần bày tỏ lo ngại trước các chính sách bảo hộ thương mại và xa rời đồng minh của ông Trump.
Tuy nhiên, bà Merkel cho biết hai người vẫn nỗ lực “tìm điểm chung” ở những vấn đề cấp thiết. Bà nhấn mạnh rằng mọi thủ tướng của nước Đức “đều có nghĩa vụ” xây dựng mối quan hệ với các tổng thống Mỹ.
“Một trong những quyết định quan trọng nhất của Mỹ sau Thế chiến thứ hai là cho Đức và châu Âu một cơ hội để tự phát triển. Điều này thành công nhờ vào Kế hoạch Marshall. Nước Mỹ luôn bảo vệ chúng tôi”, bà nhắc lại.
Theo Zing
Ủng hộ Pháp, Đức kêu gọi thành lập quân đội châu Âu
Khi nói về tầm nhìn cho tương lai của châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi thành lập một đội quân thực sự của châu lục này, quan điểm cho thấy sự ủng hộ của bà Merkel với ý tưởng ban đầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: AFP)
Trong bài phát biểu ngày 13/11 tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Merkel đã kêu gọi thành lập quân đội châu Âu, trái ngược quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gọi ý tưởng này là "xúc phạm".
Ngoài ra, bà Merkel cũng kêu gọi thành lập hội đồng an ninh châu Âu, tổ chức tập trung vào các chính sách an ninh, quốc phòng của châu lục này.
Lời kêu gọi của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh ông Trump không ngừng công kích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về ý tưởng thành lập quân đội chung châu Âu, đề xuất dường như khiến Washington lo ngại do có thể ảnh hưởng tới khối liên minh quân sự NATO.
"Điều thực sự quan trọng ở đây là nếu chúng ta theo dõi những diễn biến trong năm qua thì chúng ta cần phải nỗ lực vì một tầm nhìn rằng ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một đội quân thực sự của châu Âu", bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức nói rằng đề xuất này có thể tiến hành song song với các hoạt động hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong khối NATO, nhưng nhấn mạnh, "châu Âu chỉ có thể tự bảo vệ chính mình khi mạnh hơn".
"Châu Âu phải tự nắm bắt vận mệnh của mình nếu chúng ta muốn bảo vệ toàn thể cộng đồng. Tôi sẽ đề xuất thành lập hội đồng an ninh châu Âu với vị trí chủ tịch luân phiên", bà Merkel nói.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Jean-Claude Juncker cho biết quân đội châu Âu nếu được thành lập "sẽ phải liên kết với lực lượng NATO" và sẽ không đối đầu hay cạnh tranh với lực lượng Mỹ.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Europe 1 hồi đầu tháng, Tổng thống Pháp Macron đã đề cập tới ý tưởng thành lập một lực lượng quân sự phối hợp của châu Âu để bảo vệ khu vực này trước 3 nước là Nga, Mỹ và Trung Quốc.
"Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Mỹ", Tổng thống Macron nói.
Tổng thống Trump ngày 9/11, ngay trước thềm chuyến thăm Pháp đã kịch liệt phản đối ý tưởng này: "Tổng thống Pháp Macron vừa đề xuất rằng châu Âu nên xây dựng lực lượng quân sự của chính họ để bảo vệ họ trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Thật đáng hổ thẹn, nhưng có lẽ châu Âu trước hết nên tự chi trả phần đóng góp của mình ở NATO, nơi Mỹ đang trợ cấp rất nhiều!"
Đức Hoàng
Theo Dantri/Channel News Asia
Nữ thủ tướng Anh có thể sẽ từ chức vào ngày mai Thủ tướng Anh Theresa May có thể sẽ tuyên bố từ chức vào ngày mai (24/5), tờ New York Times đưa tin. Tin đồn ghế Thủ tướng của bà May sẽ sớm sụp đổ đã lan truyền từ khá lâu, nhưng đã tăng gấp nhiều lần trong những ngày gần đây, khi các thành viên nội các quay lưng lại với bà sau...