Thủ tướng: Mặt trận kinh tế, không để người dân làm sẽ…thua
Chiều 24/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An về tình hình kinh tế – xã hội và xử lý một số các kiến nghị của địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả khá toàn diện mà Long An đạt được trên các lĩnh vực thời gian qua. Cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư; cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, giảm nghèo cũng có những chuyển biến tích cực; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh không ngừng được nâng lên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Long An tiếp tục phát huy truyền thống, những thành tựu đạt được; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế kề cận thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục bứt phá vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là phải nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2015 và cho Kế hoạch 5 năm (2011-2015); đồng thời chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng các cấp; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho chặng đường 5 năm tới (2016-2020) trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Với yêu cầu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Long An tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ vì hiện nay tỷ trọng nông nghiệp chiếm 25% trong cơ cấu kinh tế và có tới 55% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là còn cao; nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cụm, khu công nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An.
“Đưa công nghiệp, dịch vụ về địa bàn nông thôn để chuyển dịch lao động; tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất để tiến đến sản xuất lớn. Chỉ có như vậy mới chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và thu nhập của người dân” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng lưu ý phải đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh, độ ổn định và bền vững của các sản phẩm hàng nông nghiệp chủ lực. Tập trung vào phát triển nông nghiệp chất lượng cao và giá trị cao. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng của các sản phẩm. Để làm được điều đó, chính quyền cần tập trung lo định hướng, quy hoạch, xây dựng hạ tầng và tạo điều kiện để người dân sản xuất, kinh doanh.
“Tỉnh cần tạo mọi điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, làm ăn. Không nên giữ quan điểm cũ là nhà nước, chính quyền làm hộ dân, thay dân. Làm kinh tế là phải người dân, phải toàn dân, dân mà không làm là thua” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Long An quan tâm và tập trung cho chương trình xây dựng nông thôn mới, hoàn thành xây dựng cụm tuyến dân cư, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; triển khai hiệu quả hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; cải cách hành chính, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo một số Bộ, ngành cũng xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Long An liên quan đến chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa; việc bố trí, hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án giao thông, thủy lợi trọng điểm trên địa bàn.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2014 của Long An đạt 11,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đến năm 2014, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 41,5%; khu vực thương mại-dịch vụ chiếm 31,2%; khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 27,3%. Dự kiến đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%. Tuy nhiên, so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong 19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội, chỉ có 16 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt; 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là chỉ tiêu về tăng trưởng, chỉ tiêu về vốn đầu tư toàn xã hội và chỉ tiêu xuất khẩu… Bên cạnh đó, Long An cũng còn nhiều khó khăn, nổi lên là ngành nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định; tăng trưởng công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng Bí thư làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Sóc Trăng
Tổng Bí thư đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm hướng đi của tỉnh về lâu dài, phát huy được thế mạnh nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển.
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng, chiều 9/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Tổng Bí thư phát biểu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt tỉnh Sóc Trăng
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Minh Chiến báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2014 và qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt hơn 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 34 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn hơn 12%. Dự báo, tỉnh sẽ đạt và vượt 22/26 chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Nằm ở hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy hải sản. Trong những năm qua, cách tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được chú ý, tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp và người nông dân, giữa nông dân với nhau theo hướng tập trung, chuyên canh, đưa khoa học công nghệ vào làm cho năng suất, giá trị và sản lượng của nông sản cao hơn.
Hiện nay, ở Sóc Trăng đã có 337 cánh đồng mẫu lớn, tăng thêm 135 cánh đồng so với năm ngoái. Tổng sản lượng lúa đạt trên 2,2 triệu tấn, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt trên 200.000 tấn. Nhiều địa phương trong tỉnh phát triển mô hình trồng lúa chất lượng cao và tôm sạch đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng thực hiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường.
Biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tỉnh đã thực hiện tốt 2 nhiệm vụ quan trọng là: giữ vững ổn định và phát triển kinh tế; chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, Sóc Trăng vẫn là tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long; sau 40 năm giải phóng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, một số thế mạnh chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.
Vì vậy, tỉnh cần quan tâm nghiên cứu những ý kiến của các Bộ, Ban, ngành Trung ương để khắc phục những điều này; đồng thời suy nghĩ và thảo luận kỹ về hướng đi của tỉnh cả trước mắt và lâu dài, nhất là phát huy được thế mạnh nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, vươn lên không thua kém các địa phương bạn. Trong năm nay Sóc Trăng cần tập trung thực hiện cho được những chỉ tiêu nghị quyết chưa hoàn thành, bảo đảm kết thúc tốt đẹp nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh; đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tổng Bí thư đồng tình với việc Sóc Trăng đang tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với đầu ra cho sản phẩm, khai thác hiệu quả mô hình tôm - lúa theo hướng "lúa thơm, tôm sạch", phát triển kinh tế hợp tác xã và đầu tư công nghiệp chế biến.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cùng với phát triển nông nghiệp, Sóc Trăng cần quan tâm phát triển hơn nữa công nghiệp, du lịch, dịch vụ; tăng tỷ lệ hộ khá, giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo; quan tâm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, nước biển dâng, xâm nhập mặn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tổng Bí thư đánh giá cao việc Sóc Trăng đã thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) nghiêm túc. Sau kiểm điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn ra 11 vấn đề cần tập trung khắc phục. Sóc Trăng cần phải tiếp tục làm tốt công tác then chốt này ngăn chặn cho được các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan liêu xa dân, phòng chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết gắn bó với dân, giữ vững niềm tin của dân với Đảng.
Tổng Bí thư yêu cầu Sóc Trăng chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp sẽ được bắt đầu từ tháng 4 tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật các đại biểu trong Ban Thường trực, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng
Cuối buổi chiều 9/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các đại biểu trong Ban Thường trực, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.
Thay mặt Trung ương Đảng và nhân danh cá nhân, Tổng Bí thư trân trọng gửi lời chào, lời chúc sức khỏe, an lành tới chư vị tôn đức lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cùng đồng bào Phật tử tỉnh Sóc Trăng.
Trong những năm qua, sư sãi, tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tham gia và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là duy trì, phát triển các giá trị văn hóa tôn giáo truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Nam bộ và hoạt động từ thiện xã hội... góp phần thiết thực vào đóng góp chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước.
Tổng Bí thư tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo, luôn đề cao và thực hiện tốt tinh thần hộ quốc, an dân, không ngừng nâng cao kiến thức Phật học, thế học, trau dồi đạo hạnh để trở thành những nhà sư, những tín đồ Phật giáo mẫu mực theo chính pháp và phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt các chính sách và luật pháp của Nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của công dân, sống hài hòa, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, thực hiện "tốt đời, đẹp đạo".
Theo Vũ Duy
VOV
Thủ tướng xem xét đề xuất lập "Quỹ tình thương" của Hội chữ thập đỏ Chiều 24/3/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23/11/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự...