Thủ tướng Lý Hiển Long: Không phải “kẻ mạnh luôn luôn đúng”
Phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nêu ra ba vấn đề lớn trong khu vực và nói không phải “kẻ mạnh luôn luôn đúng”.
Ba vấn đề lớn nổi cộm trong khu vực là cán cân quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực, cơ chế hợp tác khu vực và vấn đề khủng bố.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri La lần thứ 14. (Ảnh: Việt Hải-Lê Hải-Mỹ Bình/Vietnam )
Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, cán cân chiến lược ở Châu Á đang thay đổi và quan hệ Mỹ-Trung Quốc chính là chìa khóa cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trong khuôn khổ trật tự quốc tế. Ông nhấn mạnh tất cả các nước Châu Á đều mong muốn quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ đi theo chiều hướng tích cực. Theo ông, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là không thể tránh khỏi, song vấn đề là cạnh tranh dưới hình thức nào, có mang lại lợi ích cho các bên hay có nguy cơ để xảy ra kịch bản xấu.
Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do hàng hải với tuyến đường vận tải biển quan trọng đi qua Biển Đông hiện nay, đồng thời cảnh báo căng thẳng tiếp diễn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ dẫn đến hệ quả xấu. Ông kêu gọi Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thúc đẩy ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sớm nhất có thể để phá vỡ vòng luẩn quẩn hiện nay và không để tranh chấp làm hỏng mối quan hệ lớn hơn.
Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định kết quả tốt nhất là tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Theo ông, trong dài hạn, trật tự khu vực ổn định không thể được duy trì chỉ bởi một siêu cường duy nhất, mà đòi hỏi sưh nhất trí của cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng nhân đạo đối với người Rohingya và Bangladesh hiện nay. Theo ông, giải pháp cho vấn đề này là cần phải có hành động kiên quyết của các nước nhằm chống lại nạn buôn người.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh mối đe dọa từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các tổ chức cực đoan đối với sự ổn định và an ninh khu vực, đồng thời cho biết Singapore rất quan tâm đến vấn đề này.
Thủ tướng Singapore cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục là các cường quốc trong khu vực, trong khi Ấn Độ sẽ có một vai trò lớn hơn. Tuy nhiên, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ không phải là nơi “kẻ mạnh luôn đúng và có thể làm bất kì điều gì họ muốn,” mà là “một thế giới mà luật pháp và sự can dự mang tính xây dựng sẽ là nguyên tắc quốc tế, tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể cạnh tranh hòa bình để có cơ hội phát triển thịnh vượng”.
Theo Kiến Thức
Đô đốc Trung Quốc nói gì với Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la?
7 bãi đá Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa là hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, vì vậy kêu gọi của ông Tôn Đô đốc là ngụy biện...
Ông Tôn Kiến Quốc bước vào phòng họp tại Đối thoại Shangri-la, ảnh: Reuters.
South China Morning Post ngày 30/5 đưa tin, sáng nay ông Tôn Kiến Quốc, Đô đốc hải quân - Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm trưởng đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la sẽ có bài phát biểu tại diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực. Tôn Kiến Quốc dự kiến sẽ tìm cách xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông, cố gắng trấn an các nước châu Á.
Ông Tôn Kiến Quốc dự kiến sẽ đưa ra cái gọi là "lời đề nghị thân thiện" với các nước láng giềng châu Á, nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng nói chuyện về tình hình bất ổn trên Biển Đông để xoa dịu căng thẳng, nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết. Ông Quốc sẽ ngồi ghế nóng sáng nay khi trở thành Đô đốc đầu tiên của Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la.
Sau cuộc họp song phương với trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh bên lề Đối thoại Shangri-la ngày hôm qua, ông Tôn Kiến Quốc nói rằng "Trung Quốc và Việt Nam có thể xử lý các tranh chấp thông qua nỗ lực chung". Tôn Kiến Quốc kêu gọi Việt Nam "phải có một sự hiểu biết rõ ràng về (cái gọi là) "động cơ của các nước ngoài khu vực đang cố gắng can thiệp vào Biển Đông", Tân Hoa Xã cho biết.
Nhưng ông Quốc không giải thích những hành động leo thang gây hấn, xâm phạm chủ quyền Việt Nam vẫn đang diễn ra ngang nhiên ở quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp, lập sân bay quân sự, kéo pháo phòng không và các loại vũ khí ra đây nhằm mục đích gì? Mưu đồ gì? PV.
Chưa cần biết động cơ của CNN hay truyền thông phương Tây trong vụ này là gì, nhưng việc đầu tiên là phải cảm ơn họ vì nhờ có họ cả thế giới đã được chứng kiến Trung Quốc leo thang bồi lấp, xây dựng phi pháp như thế nào, quy mô khủng khiếp ra sao cũng như mục đích, ý đồ quân sự của Trung Nam Hải tại đây.
Mặt khác, 7 bãi đá Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa là hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, vì vậy kêu gọi của ông Tôn Đô đốc là ngụy biện, vô giá trị. Tin lời ông chẳng khác gì đã gián tiếp thừa nhận cái gọi là chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - PV.
"Phía Trung Quốc cho rằng những tranh cãi ngoại giao hiện nay trên Biển Đông bị khuấy động bởi truyền thông phương Tây, đặc biệt là bản tin của đài CNN về việc hải quân Trung Quốc xua đuổi máy bay do thám Mỹ trinh sát gần một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp)", nguồn tin nói với South China Morning Post.
Nếu không có CNN và hải quân Hoa Kỳ công bố video, Bắc Kinh sẽ còn lấp liếm bịp bợm đến đâu? Ảnh: Reuters.
Vậy cũng phải đặt câu hỏi ngược lại, nếu không có phóng sự của đài CNN thì liệu có bao nhiêu người mới được chứng kiến quy mô bồi lấp khổng lồ bất hợp pháp của Trung Quốc cũng như dụng ý thiết lập căn cứ quân sự, bành trướng Biển Đông của Bắc Kinh?
Nguồn tin nói với South China Morning Post, Tôn Kiến Quốc sẽ nhấn mạnh rằng việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo hay bảo vệ "vùng biển mở" là "nhu cầu phát triển quốc gia của Trung Quốc"?! Hay thật, nhu cầu phát triển quốc gia của Trung Quốc lại ngang nhiên tiến hành trên lãnh thổ nước khác, ở đâu ra cái lối ngụy biện ngớ ngẩn ấy? Chấp nhận hay thậm chí chỉ không phản đối ý kiến này của ông Quốc, khác gì thừa nhận Trung Quốc có "chủ quyền" ở Trường Sa, rộng hơn là Biển Đông? PV.
Bởi vậy, mục đích "trấn an" khu vực của Tôn Kiến Quốc trong chuyến đi Shangri-la năm nay không thể đạt được, mà thực chất nó chỉ là một cái bẫy pháp lý Trung Quốc đang tiếp tục giăng ra trước mặt các bên liên quan. Muốn giảm căng thẳng, Trung Quốc phải dừng ngay mọi hoạt động bồi lấp xây dựng trái phép đảo nhân tạo cũng như cài đặt, bố trí vũ khí khí tài quân sự tại đây, đồng thời ngồi vào bàn đàm phán xúc tiến ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Đó là những gì tối thiểu Bắc Kinh có thể làm để cho thấy thành ý duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông - PV.
Alexander Neill, một chuyên gia cao cấp về an ninh châu Á - Thái Bình Dương dự Đối thoại Shangri-la nói với South China Morning Post: Trung Quốc đã triển khai các nguồn lực đáng kinh ngạc với tốc độ chóng mặt trong việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo cho thấy nó có một quy hoạch tổng thể phức tạp và tốn kém, đã được chuẩn bị từ lâu.
Kế hoạch này không giống như các nhà bình luận Trung Quốc cố ý giảm nhẹ vai trò của nó, dự án này phải được thiết lập bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong quân đội Trung Quốc và được ông Tập Cận Bình phê duyệt. Philip Yang, Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ quốc tế Đài Loan đánh giá, ngoài mục đích theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp), Bắc Kinh còn có tham vọng sử dụng đảo nhân tạo này làm bàn đạo mở rộng ảnh hưởng của hải quân ra tầm thế giới.
Theo Giáo Dục
Đối thoại Shangri La nóng ngay từ khai mạc Đúng 19 giờ (theo giờ Việt Nam) tối 29-5, Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) lần thứ 14 khai mạc ở Singapore. 26 đoàn đại biểu quân sự cấp cao các nước, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc...đến tham dự. Phát biểu khai mạc diễn đàn năm...