Thủ tướng Luxembourg từ chức vì bê bối nghe lén
Thủ tướng Luxembourg bất ngờ tuyên bố từ chức hôm qua vì vụ bê bối nghe lén của cơ quan mật vụ nước này.
Thủ tướng Jean-Claude Juncker tỏ rõ mệt mỏi vì vụ bê bối nghe lén cuộc thoại.
Thủ tướng Jean-Claude Juncker đã đưa ra quyết định trên sau khi đảng Xã hội -một thành viên trong liên minh cầm quyền- kêu gọi giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm để phản đối chương trình nghe lén của các cơ quan mật vụ.
“Tôi không còn lựa chọn nào khác vì phần lớn người dân muốn bầu cử sớm”, ông Thủ tướng Juncker phát biểu trước Quốc hội.
Video đang HOT
Ông cũng thông báo triệu tập cuộc họp nội các và dự kiến gặp Đại công tước Henri để đề xuất kế hoạch tổ chức bầu cử vào ngày 20/10 tới, sớm 7 tháng so với thời hạn.
Dù mới 58 tuổi nhưng Thủ tướng Juncker là nhà lãnh đạo lâu đời nhất ở châu Âu vì có thời gian cầm quyền kỷ lục lên tới 18 năm. Ông cũng vừa chấm dứt nhiệm kỳ 8 năm làm Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước khối đồng tiền chung euro.
Ông bị vướng vào vụ bê bối chính trị hiếm thấy ở Luxembourg sau khi Quốc hội nước này điều tra báo cáo khẳng định Sở mật vụ SREL do ông trực tiếp kiểm soát đã thực hiện hàng loạt sai phạm từ năm 2003-2009, trong đó có việc nghe lén điện thoại bất hợp pháp và tham nhũng…
Cụ thể, cơ quan mật vụ Luxembourg đã lập hồ sơ theo dõi 13.000 cá nhân và doanh nghiệp, nghe lén cuộc thoại của các doanh nhân và giúp một tỷ phú Nga trả 10 triệu USD cho một gián điệp Tây Ban Nha…
Báo cáo của Quốc hội Luxembourg cũng cho rằng Thủ tướng Juncker đã không quản lý hiệu quả Sở mật vụ SREL và cũng không thông báo cho Quốc hội về các sai phạm của cơ quan này.
Theo Dantri
Vỡ mộng "mùa Xuân Arab"
Việc Tổng thống Mohamed Morsi - người lên cầm quyền sau cuộc nổi dậy mùa Xuân năm 2011 - bị phế truất chính là đỉnh điểm thất vọng của người dân đất nước Kim tự tháp vào cuộc cách mạng từng được ca ngợi mở ra "mùa Xuân Arab".
Lật đổ được 2 Tổng thống trong hơn 1 năm qua, song người dân Ai Cập vẫn đối mặt với tương lai bất ổn
Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, Tổng thống Morsi đã bị quân đội Ai Cập phế truất ngay sau hạn chót tối hậu thư đòi ông phải chấp nhận "yêu cầu của nhân dân" vào chiều 3-7 (theo giờ địa phương). Việc quân đội phế truất và giam giữ Tổng thống Morsi nhằm tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khiến hàng triệu người dân Ai Cập xuống đường biểu tình đòi ông Morsi từ chức vì đã "phản bội cuộc cách mạng mùa Xuân 2011".
Hơn 1 năm trước đây, hàng triệu người dân Ai Cập cũng đã rầm rộ xuống đường đòi Tổng thống Hosni Mubarack từ chức. Người dân Ai Cập khi đó đã bất chấp mọi sự đàn áp, kể cả đổ máu để làm nên cuộc cách mạng mùa Xuân - cuộc cách mạng được ca ngợi và mở ra mùa Xuân dân chủ trong thế giới Arab - với kết quả cuối cùng là buộc nhà độc tài Mubarak phải từ chức tháng 2-2012 sau 31 năm cầm quyền liên tục.
Chính vì thế, người dân Ai Cập trông đợi ông Morsi - người đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử dân chủ và công bằng đầu tiên ở Ai Cập - sẽ tiếp nối tinh thần cuộc cách mạng mùa Xuân, mang lại dân chủ đi đôi với cải thiện đời sống. Bản thân ông Morsi sau khi đắc cử Tổng thống tháng 6-2012 đã bày tỏ sự biết ơn đến những người biểu tình thiệt mạng trong cuộc nổi dậy giúp đưa ông lên cầm quyền, đồng thời hứa hẹn "sẽ trở thành tổng thống của mọi người dân".
Song những gì mà Tổng thống Morsi và Tổ chức Anh em Hồi giáo làm sau đó đã khiến người dân Ai Cập đi từ thất vọng này tới thất vọng khác. Trong khi để tăng trưởng kinh tế và cải thiện các điều kiện sống của người dân Ai Cập ngày càng sa sút, Tổng thống Morsi còn khiến người dân nước này phẫn nộ khi tìm mọi cách thâu tóm quyền lực vào tay cá nhân cũng như lực lượng chính trị Anh em Hồi giáo.
Cho rằng Tổng thống Morsi đã "phản bội cuộc cách mạng mùa Xuân 2011", người dân Ai Cập lại xuống đường biểu tình. Thống kê của Trung tâm Phát triển Quốc tế (IDC) cho thấy các cuộc biểu tình tại Ai Cập trong 1 năm cầm quyền vừa qua của Tổng thống Morsi đã phá vỡ mọi kỷ lục với tổng cộng 9.427 cuộc.
Tính ra, trong thời gian từ 1-7-2012 đến 20-6-2013, mỗi tháng người dân Ai Cập đã tổ chức hơn 780 cuộc biểu tình phản đối chính quyền Tổng thống Morsi, đặc biệt con số này lên tới trung bình 1.140 cuộc mỗi tháng kể từ đầu năm 2013 tới nay. Trong khi đó, năm cuối cùng dưới thời cựu Tổng thống Mubarak, mỗi tháng trung bình chỉ có 176 cuộc biểu tình. Và cao trào của làn sóng biểu tình dấy lên phong trào "Tamarod" (Nổi dậy) từ trung tuần tháng 5 vừa qua đã dẫn tới việc phế truất Tổng thống Morsi.
Theo ANTD
Máy bay A400M: "Quái vật" của quân đội Pháp Airbus vừa trình làng chiếc máy bay vận tải quân sự A400M Atlas, một "quái vật" thực sự với những tính năng vô cùng ưu việt trong tác chiến. 10 năm trước đây, Airbus Military đã bắt đầu nghiên cứu một loại máy bay vận tải mới có thể đưa châu Âu bước vào kỷ nguyên tác chiến trên không mới. Với sự...