Thủ tướng lưu ý một số công tác trọng tâm đối với TP Cần Thơ
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn TP Cần Thơ cần phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, tự lực, tự cường để vươn lên.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Buổi làm việc diễn ra vào ngày 10-7.
Theo Thông báo, Thủ tướng nhận xét sau khi kiểm soát được dịch bệnh, các hoạt động kinh tế – xã hội của Cần Thơ phục hồi mạnh mẽ. Sáu tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tiếp tục tăng trưởng khá và cao hơn bình quân cả nước; sản xuất nông nghiệp ổn định; kết quả chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng tích cực, năng suất tăng.
Bên cạnh đó, TP Cần Thơ còn một số hạn chế, thách thức cần khắc phục như: phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Năm 2021 vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.
Bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Thủ tướng Chính phủ mong muốn trong thời gian tới, Cần Thơ cần phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, tự lực, tự cường để vươn lên. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ ba đột phá chiến lược, sáu nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Video đang HOT
Thủ tướng mong muốn TP Cần Thơ cần phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, tự lực, tự cường để vươn lên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo TP Cần Thơ xác định công việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào xong việc đó. Huy động, tập trung mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng. Đây là cơ sở để TP Cần Thơ phát huy vai trò trung tâm động lực phát triển vùng, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.
Đồng thời, xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đối mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thủ tướng chỉ đạo các kiến nghị của Cần Thơ
Đối với các kiến nghị của lãnh đạo TP Cần Thơ, Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành Trung ương xem xét có ý kiến. Cụ thể, đối với kiến nghị chuyển đổi thêm 20.000 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, có lộ trình phù hợp với Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Về chuỗi dự án điện – khí Lô B – Ô Môn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẩn trương chủ trì họp với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan để rà soát, phân tích kỹ lưỡng. Từ đó, đánh giá tổng thể trên cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn, có phương án giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc theo quy định để dự án sớm đi vào hoạt động.
Đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Cần Thơ, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu, tính toán có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thành giai đoạn 2 dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua Kênh Quan Chánh Bố.
Đối với các kiến nghị: thành lập Trung tâm liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ; nguồn vốn đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91; đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1, Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định, xem xét và báo cáo với Thủ tướng.
Đổi mới mô hình tăng trưởng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm
Sáng 26/4, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới".
Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, quá trình triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế cho thấy nhiều kết quả tích cực. Theo đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; tốc độ tăng trưởng đạt mức khá, mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. Năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Cơ cấu các ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế trong tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các vấn đề trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng đã tập trung thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu...
Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm vốn, lao động, tài nguyên; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển. Năng suất lao động còn thấp và chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với các nước còn tiếp tục gia tăng. Hiệu quả đầu tư công chưa cao và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Tiến trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch đề ra, tiến độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn...
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: CTV
Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu đã nhận diện, phân tích làm rõ kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới của Việt Nam; đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng và yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế với các trọng tâm ưu tiên để hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia; cơ cấu lại ngành, lĩnh vực. Các đại biểu cũng thảo luận về bối cảnh, điều kiện mới của Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và 2026 - 2030 để nhận diện rõ các bối cảnh tác động đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam; đề xuất các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn.
Với tham luận "Kinh nghiệm 35 năm đổi mới và đề xuất chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025", Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã phân tích cụ thể những hạn chế trong mô hình tăng trưởng hiện nay về vốn, lao động, khoa học công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ... Từ thực tế này, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn đề xuất một số định hướng lớn về mô hình tăng trưởng mới. Theo đó, môi trường vĩ mô phải sẵn sàng cho đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại ngành kinh tế theo lợi thế vùng; cơ cấu lại các đô thị động lực theo hướng phân cấp và gắn kết; cơ cấu lại doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; cơ cấu lại thị trường tài nguyên một cách lành mạnh để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển.
Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, kinh tế số là động lực tăng trưởng mới. Cụ thể, kinh tế số tạo dư địa và không gian tăng trưởng mới, là cách để thoát bẫy thu nhập trung bình và là con đường đi trong tương lai. Gợi ý một số giải pháp để phát triển kinh tế số, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thọ Đạt cho rằng, cần có bản chiến lược khung để làm nền tảng cho các định hướng, hành lang pháp lý, thể chế cho việc chuyển đổi số; tạo điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số. Bên cạnh đó, đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo với việc thay đổi từ cách thức quản lý, phương pháp, giáo trình dạy và cả những môn học mới gắn chặt với số hóa. Đặc biệt, cần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất; ứng dụng công nghệ số cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản...
Trong bài tham luận về "Đổi mới mô hình tăng trưởng - Từ góc độ động lực phát triển kinh tế", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh những thay đổi cơ bản, nền tảng của nền kinh tế như: phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm phát triển các thị trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị trường đất đai; xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập. Ngoài ra, cần tuân thủ nguyên tắc "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng" trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); nỗ lực xây dựng thể chế tốt, khuyến khích đổi mới sáng tạo, coi khoa học công nghệ và trí tuệ con người là động lực phát triển quan trọng nhất của giai đoạn tới.
Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cấp cao, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ; doanh nghiệp tư nhân lớn lại không phải là doanh nghiệp chế biến, chế tạo, mà là doanh nghiệp bất động sản. Do đó, cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Kết luận Hội thảo, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, có tính khoa học sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học. Những ý kiến tham luận đóng góp tại Hội thảo sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu, tổng hợp, chắt lọc để tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm trong thời gian tới.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước Chiều ngày 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 với tỷ lệ cao các đại biểu Quốc hội tán thành. Cơ cấu lại nền kinh tế...