Thủ tướng: Lương hưu đã tăng gần 400% trong 10 năm qua
Đại biểu Quốc hội không tán thành giải thích của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là “ngân sách không còn nguồn để thực hiện” nâng mức lương hưu cho cán bộ nghỉ trước năm 1993, Thủ tướng giải thích, thực tế, lương hưu đã tăng gần 400% qua nhiều lần điều chỉnh từ 2003 đến nay.
Ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Thảo (tỉnh Đồng Tháp) về vấn đề nâng mức lương hưu hiện tại.
Cụ thể, đại biểu Nguyễn Thanh Thảo dẫn thông tin phiên chất vấn lãnh đạo Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đặt vấn đề, lương hưu dành cho cán bộ về hưu trước năm 1993, đề nghị xem xét nâng lương cho tương xứng với cống hiến của lớp cán bộ này. Trả lời đại biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “hiện ngân sách không có nguồn để thực hiện”.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo nêu quan điểm không đồng ý với cách trả lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đề nghị Chính phủ nhanh chóng xét xét, thực hiện nâng mức lương hưu cho đối tượng trên. Đại biểu phân tích, hiện các cán bộ này đều đã tuổi cao, sức yếu, nâng lương là một cách tri ân và thể hiện tính nhân văn, ưu việt của nhà nước, là điều cần làm, nên làm và phải làm ngay dù ngân sách khó khăn.
Lương hưu của nhiều người nghỉ hưu trước tháng 9/1993 rất thấp, đời sống nhiều khó khăn.
Đáp lại chất vấn của đại biểu, Thủ tướng nêu rõ, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới đời sống của những người nghỉ hưu, trong đó có người nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Từng thời kỳ, căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách, Chính phủ xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ Đảng phê duyệt tổ chức thực hiện.
Video đang HOT
Cụ thể, Thủ tướng cho biết, giai đoạn 2003 – 2007, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 164,8-228,8% (tùy thuộc vào mức lương khi nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu) so với trước khi thực hiện đề án (tháng 12/2002). Trong đó, người nghỉ hưu trước tháng 9/1985 và tháng 4/1993 được điều chỉnh với tỷ lệ cao hơn những người nghỉ hưu ở giai đoạn về sau.
Thủ tướng dẫn chứng, tháng 1/2003, lương hưu của người nghỉ hưu từ tháng 4/1993 trở về sau điều chỉnh tăng 38,1% nhưng người nghỉ hưu trước tháng 9/1985 được điều chỉnh tăng 46%, người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 được điều chỉnh tăng 42%.
Tháng 1/2004 nhà nước không điều chỉnh mức lương hưu của các đối tượng khác nhưng vẫn tăng lương hưu cho các cán bộ nghỉ hưu trước tháng 4/1993 với mức tăng 7% và 9%.
Thủ tướng nhấn mạnh, giai đoạn từ 2008 đến nay, Chính phủ cũng đã 8 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức tăng thêm 168,5% so với cuối năm 2007.
Như vậy tổng cộng, từ 2003 đến nay, lương hưu đã tăng gần 400%.
“Thực hiện điều chỉnh lương hưu qua các thời kỳ như trên, đời sống của người nghỉ hưu từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, cũng vẫn còn chênh lệch về mức lương hưu của người hưởng lương hưu” – Thủ tướng xác nhận.
Khoảng 20% số người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 có mức lương hưu dưới 2,5 triệu đồng/tháng, khoảng 57% số người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 có mức lương từ 2,5 triệu đồng/tháng đến dưới mức lương hưu bình quân và một bộ phận người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 đời sống còn nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ giải thích, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ LĐ,TB&XH phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và kiến nghị phương án xử lý đối với người có mức lương hưu thấp, trình Chính phủ xem xét quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
87,45% ĐBQH đồng ý sửa quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Kết quả tổng hợp Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc cho thấy đa số đại biểu đồng ý với chủ trương này.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Đoàn thư ký kỳ họp thứ 9 vừa gửi đến các ĐB Quốc hội kết quả tổng hợp Phiếu xin ý kiến ĐB Quốc hội về chủ trương Quốc hội ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc - Báo Hải quan đưa tin.
Trước đó, ngày 21/5 Quốc hội đã nghe báo cáo về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Đến ngày 27/5 Quốc hội thảo luận tại hội trường Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực vào 1/1/2016), trong đó có quy định người tham gia BHXH không được hưởng BHXH một lần như Luật hiện hành. Sau phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã kết luận sẽ gửi phiếu thăm dò ý kiến tới các đại biểu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 4/6/2015, Đoàn thư ký kỳ họp đã gửi Phiếu xin ý kiến ĐB Quốc hội chủ trương Quốc hội ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 về việc người lao động sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được hưởng BHXH một lần.
Kết quả thu về với 470 phiếu hợp lệ, trong đó 411 phiếu đồng ý (bằng 87,45 % số phiếu thu về hợp lệ), không đồng ý là 48 phiếu (bằng 10,21% số phiếu thu về hợp lệ). 11 ĐB có ý kiến khác (bằng 2,34 % số phiếu thu về hợp lệ).
Như vậy, hầu hết ý kiến ĐB tán thành việc Quốc hội ban hành một nghị quyết ngay tại kỳ họp này nhằm giải quyết nhu cầu của phần đông người lao động.
Trên cơ sở kết quả tổng hợp Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Thường trực Ủy ban pháp luật, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện Văn phòng Chính phủ xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc "thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc".
* Liên quan đến vấn đề này, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015, Chính phủ đã thảo luận về báo cáo của các Bộ, cơ quan chức năng đối với kiến nghị của công nhân về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực vào 1/1/2016), trong đó có quy định người tham gia BHXH không được hưởng BHXH một lần như Luật hiện hành.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP. HCM đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận, Chính phủ đã nhất trí với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
Theo Chinhphu.vn
Quốc hội xin ý kiến đại biểu về chính sách hưởng bảo hiểm 1 lần Quốc hội vừa gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với nhóm lao động sau một năm nghỉ việc (quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện còn chưa có hiệu lực thi hành). Phiếu xin ý kiến được thiết kế theo hướng...