“Thủ tướng luôn trân trọng và lắng nghe ý kiến các nhà khoa học”
“Thủ tướng luôn trân trọng và lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, của đồng chí, đồng bào về phát triển kinh tế- xã hội nói chung và về phát triển khoa học công nghệ nói riêng để cùng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ công bố.
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ công bố “Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017″ và phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tuyển chọn, biên tập và công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017 với 72 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ tiêu biểu và tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” trong cả nước.
“Đổi mới sáng tạo luôn tạo động lực cho sự phát triển của xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quốc gia nào có năng lực đổi mới, sáng tạo cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nhất là trong phát triển khoa học công nghệ, phát hiện, đào tạo tài năng. Chính phủ luôn quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ, dành những điều kiện tốt nhất, phù hợp với khả năng của đất nước để các nhà khoa học phát huy tài năng, sáng tạo và cống hiến cho Tổ quốc.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi biết 72 công trình tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội đang được Đảng, Nhà nước tập trung ưu tiên phát triển như nông nghiệp, y tế, phát triển hạ tầng, năng lượng tái tạo, thích ứng biến đổi khí hậu, quốc phòng an ninh…
Tác giả của các công trình này là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc; có người là giáo sư, tiến sĩ, có người là chủ doanh nghiệp và cả những sinh viên, học sinh.
Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc gia, là động lực phát triển kinh tế-xã hội, để phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” được MTTQ phát động hôm nay thực sự khơi dậy, phát huy cao độ sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, các cấp, các ngành tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Đó là tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta cần tạo được những thể chế thông thoáng về trọng dụng nhân tài cho đất nước, nhất là đối với kiều bào ở nước ngoài.
“Thủ tướng luôn trân trọng và lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, của đồng chí, đồng bào về phát triển kinh tế-xã hội nói chung và về phát triển khoa học công nghệ nói riêng để cùng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”, Thủ tướng nói.
Hằng năm, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ dự họp với MTTQ Việt Nam để nghe ý kiến của các thành viên MTTQ.
Video đang HOT
Trên cơ sở những định hướng lớn của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, các bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ tích cực, phối hợp chặt chẽ với MTTQ các cấp để hưởng ứng, tổ chức, triển khai phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” trong phạm vi cả nước, tránh hình thức, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, nhằm khơi dậy, phát huy cao độ sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam và toàn dân tộc ta, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội của đất nước. Qua đó, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tài năng, sáng tạo của con người Việt Nam.
Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2017
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nghiên cứu các chính sách đột phá về khoa học công nghệ; không ngừng quan tâm, khuyến khích động viên các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tận dụng, phát huy xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung sáng tạo, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt đang được quan tâm hiện nay như tài nguyên môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới… và đặc biệt nâng cao năng suất lao động xã hội.
Trên cơ sở tổ chức tốt các cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ trong cả nước, nhất là Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tiếp tục ra mắt Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm để công bố rộng rãi, làm phong phú và tôn vinh các công trình, giải pháp khoa học công nghệ tiêu biểu, hữu ích trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, đưa sản phẩm khoa học công nghệ đi vào cuộc sống.
“Tôi đánh giá cao và tin tưởng rằng những phong trào thi đua và hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ truyền cảm hứng, niềm say mê sáng tạo cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng và toàn xã hội. Thực hiện lời Bác Hồ dạy, chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, nuôi dưỡng, bồi đắp nguồn trí tuệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, tạo nên những động lực mạnh mẽ để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – Thủ tướng nói.
P.T
Theo Dantri
Về với dân để kiến tạo thịnh vượng
Thăm hỏi các hộ dân ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình xong, trời đứng trưa, có người bảo để cho xe ô tô vào đón, Thủ tướng gạt phắt: "về với dân đi bộ vào được thì đi ra được có gì đâu mà phiền phức".
Một chính khách ở tầm nguyên thủ ngoài đảm bảo chính sách vĩ mô thì việc tiếp xúc với dân chúng để lắng nghe tâm tư và nguyện vọng về những vấn đề dân sinh là không thể thiếu.
Những ngày qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về làng chài Nam Đức, xã Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình để cụ thể hóa tinh thần kiến tạo mà ông khởi xướng.
Nghị trình làm việc với xã Đức Trạch vào trưa 25.8 mà tôi xem lịch thì không có chương trình Thủ tướng tiếp xúc với người dân.
Ông Hồ Đăng Chiến - Chủ tịch UBND xã cũng xác nhận điều đó. Theo những cán bộ làm công tác hậu cần, việc sắp lịch trước về nhà dân sẽ được khảo sát chu đáo từ cả tuần đến cả tháng, phải có chương trình rà phá bom mìn, bảo vệ mục tiêu, nhiều lượt kiểm tra kỹ lưỡng, gia đình được chọn phải nổi bật gì đó với địa phương, làng xã, ngày đó, các thành viên trong gia đình ăn mặc lịch sự, vườn tược phong quang, đường đi lối lại được bảo vệ cẩn thận...
Có thể nói, đó là một quy trình tốn nhiều thời gian và chi trả tài chính cho xăng xe đi lại và đủ khoản khác, nhưng nó là bắt buộc để đảm bảo an ninh cho các lãnh đạo cấp cao.
Chứng kiến buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở xã Đức Trạch, sau khi tặng quà, nói chuyện với địa phương xong, Thủ tướng quyết định phải "về với bà con", đó là chữ ông dùng trong hội trường xã.
Thủ tướng cầm gậy tráng ruộc tại hộ bà Lý. Ảnh: Dương Phong
Vừa dứt lời là ông đã đi ngay ra sân, bước qua đường làng. Ông chủ động phải về nhà dân, tự về đột xuất, không cho cấp xã hay huyện, hay tỉnh chọn trước.
Thủ tướng đi dọc đường làng, công an xã nói đi đường sau cho gần, ông không. Ông cứ bước đi rồi quẹo vào thôn Nam Đức nơi có mấy nóc nhà lúp xúp cạnh những căn nhà bề thế khác.
Bà Nguyễn Thị Lý khóa cổng đi xem đoàn Thủ tướng về xã thì lại không ngờ được Thủ tướng đột xuất chọn nhà mình để vào thăm.
Mấy anh công an chạy theo bà xin chìa khóa để mở cổng, Thủ tướng bảo phải đi đột xuất thế này mấy ông Quảng Bình mới sợ chớ dặn thăm nhà này, nhà kia là chuẩn bị trước sẽ đâu thực chất.
Vậy là ông đi đâu, cán bộ tỉnh, huyện, xã...theo đó.
Bà Lý tất tưởi mở cổng, tất tưởi mở cửa nhà, tay run run đánh rơi cái thanh sắt chèn cửa, cả đoàn ai cũng cười vì bà cả đời đâu mơ đón Thủ tướng tới nhà.
Đứng trong nhà một lát lâu, Thủ tướng bước ra sân nơi bà Lý làm ruốc truyền thống bản địa Quảng Bình, mùi ruốc thơm lừng ngào lên, ông đến cầm cái gậy tráng ruốc, nói chuyện với bà Lý về cách thức cũng như hỏi han giá cả bán ra.
Thủ tướng dặn bà Lý phải xây dựng thương hiệu cho loại ruốc này. Ảnh: Dương Phong
Rời nhà bà Lý, Thủ tướng bách bộ chặng dài sang gia đình ông Hồ Văn Chiến - hộ có gia cảnh rất khó khăn. Ông Chiến không có nhà vì đang chăm con ở bệnh viện. Thủ tướng dặn cán bộ huyện, xã phải thực sự quan tâm tới hoàn cảnh của ông.
Từ cổng nhà ông Chiến, Thủ tướng lại đi một đoạn xa mặc cái nắng gắt, ông vào một hộ dân khác cũng rất khó khăn.
Gia đình nhỏ này có bố là Nguyễn Văn Vũ đi lao động nước ngoài nhưng không có đủ tiền gửi về, mẹ Phạm Thị Thẻn làm thuê ở cảng cá. Nhà này vừa có anh trai qua đời vì tai nạn giao thông.
Thủ tướng vào, hỏi thăm, tặng quà, thắp hương. Cháu bé gọi điện thoại cho mẹ thông báo có ông Thủ tướng về thăm mà run vì mừng, máy rung chuông nhưng mẹ không nghe, cháu bẽn lẽn nói "có lẽ mạ con mắc bốc cá, ồn ào nên không nghe máy được ạ".
Thăm hỏi các hộ dân xong, trời đứng trưa, có người bảo để cho xe ô tô vào đón, Thủ tướng gạt phắt "về với dân đi bộ vào được thì đi ra được có gì đâu mà phiền phức".
Làng cát Đức Nam chưa phải là giàu có gì cho cam, nhưng xã Đức Trạch mà ông đến thăm là một xã biển hùng mạnh từ chính nội lực người dân.
Đức Trạch không có ruộng đồng thẳng cánh cò bay, không có rừng vàng trù phú, chỉ lấy khơi xa đánh bắt và chế biển hải sản mà dựng làng trên cát mấy trăm năm nay.
Đức Trạch cũng là một trong những làng chài của 4 tỉnh miền trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa. Trên con số thống kê, xã này đã chi trả hơn 171 tỷ đồng cho các hộ dân bị thiệt hại từ tiền đền bù của Formosa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Đức Trạch, về với người dân làng biển để nghe những lão ngư tâm sự khát vọng làm sao để làng biển muốn hùng mạnh hơn nữa, muốn trở thành những làng quê hiện đại.
Có một chi tiết mà tôi ấn tượng mãi là tại nhà bà Lý, nhìn cách chượp ruốc, ông khuyên gia đình bà Lý nên lấy tên của chồng hoặc vợ đặt cho món ruốc này để vừa giữ nghề truyền thống, vừa tạo dựng thương hiệu không chỉ của gia đình mà còn để duy trì truyền thống.
Cũng về với dân nhưng cách về với dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy nhiều điều. Ấy là minh chứng rõ rệt nhất trong nỗ lực xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, tất cả vì người dân.
Theo Danviet
Thủ tướng dự lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sáng nay, 25.8, tại tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính "Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)". Sự kiện này do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức, đúng dịp kỷ niệm 106 năm Ngày sinh Đại tướng (25.8.1911-25.8.2017). Thủ tướng...