Thủ tướng Libya: Việc Gaddafi ra đi là “giới hạn đỏ”
Thủ tướng Libya Baghdadi al-Mahmudi cho biết ngày 16/6, ông đã nói với phái viên Mikhail Margelov của Tổng thống Nga rằng việc nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi rời bỏ quyền lực là một “giới hạn đỏ” không thể vượt qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tripoli, ông Mahmudi nói: “Điều chúng tôi quan tâm nhất trong bất kỳ cuộc đối thoại nào là sự đoàn kết của Libya. Ông Muammar Gaddafi là nhà lãnh đạo của Libya (và đó là) một giới hạn đỏ không thể bị vượt qua. Tôi đã nói như vậy với phái viên của Nga.”
Theo ông, cách duy nhất để đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Libya là liên minh do NATO cầm đầu chấm dứt chiến dịch ném bom tại nước này.
Video đang HOT
Trước đó ông Margelov, phái viên của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại Châu Phi đang có mặt tại thủ đô Tripoli, tuyên bố ông Gaddafi không sẵn sàng rời ghế Tổng thống Libya.
Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Margelov cho biết thêm Thủ tướng Libya đã nói với ông rằng Tripoli đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp tại Paris với lực lượng nổi dậy đóng ở thành phố Benghazi. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy “đã được thông báo về kết quả của những cuộc tiếp xúc này”./.
Theo TTXVN
Được dịp trả thù
Sau hơn 4 năm rời chính trường để nghỉ hưu, cựu tổng thống (TT) Pháp Jacques Chirac lại có dịp khuấy động dư luận qua cuốn hồi ký sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 6 này.
Hồi ký có tựa đề "Những năm tháng làm tổng thống" (Le Temps Presidentiel) dài 600 trang được báo Le Monde trích giới thiệu những kỷ niệm đáng nhớ của ông Chirac cùng nhận xét của ông về những cộng sự thân cận nhất.
Ông Jacques Chirac và cuốn hồi ký. Ảnh: AFP
Phần 2 của cuốn hồi ký dành cho sự đánh giá của ông Chirac về đương kim TT Nicolas Sarkozy mà báo Anh The Guardian nhận xét: "Cựu TT Jacques Chirac đã được dịp trả thù (ông Sarkozy) đặc biệt là trả thù về chính trị". Bài báo viết: "Hơn 4 năm sau khi rời khỏi quyền lực và 16 năm sau khi 2 người lần đầu tiên chia tay nhau (từ năm 1995), ông Chirac đã có nhận xét xấu về người kế nhiệm Sarkozy, coi ông ta là người xốc nổi, bốc đồng, đầy tham vọng. Ông phải đợi hơn 15 năm mới có dịp trả thù hàng loạt về sự bội bạc của ông Sarkozy, một người từng được ông tập hợp vào phe cánh".
Hồi ký kể quan hệ giữa họ rạn nứt từ cuộc bầu cử TT Pháp năm 1995 khi ông Sarkozy rời bỏ ông Chirac để ủng hộ đối thủ của ông là ứng cử viên Edouard Balladur. Ông Chirac thắng cử và trong 12 năm cầm quyền, đã phải thừa nhận uy tín của ông Sarkozy và cử ông giữ nhiều bộ trong nội các, trong đó có Bộ Nội vụ. Hồi đó, ông Chirac ca tụng Bộ trưởng Sarkozy là "con người năng nổ, mưu lược, giỏi đối phó với giới truyền thông, một trong những chính khách có năng khiếu nhất thuộc thế hệ ông". Tuy nhiên, ông không cử ông ta làm thủ tướng vì "không đủ độ tin cậy và không thực sự trung thành".
Trong hồi ký, ông Chirac viết: "Về chính trị và kinh tế, ông Sarkozy quá khuynh hữu, quá "Mỹ hóa". Báo Pháp Le Monde nhận xét: Ông Chirac chê bai ông Sarkozy bao nhiêu thì ngợi khen thủ lĩnh Đảng Xã hội Pháp Francois Hollande bấy nhiêu - động thái mà nhiều người Pháp cho rằng chỉ nhằm ủng hộ chính khách này tranh cử với ông Sarkozy trong cuộc bầu cử TT Pháp năm 2012.
Theo Người Lao Động
Khi các nhà lãnh đạo thế giới thích chỉ trỏ Đối với các nhà lãnh đạo thế giới, chỉ tay cũng là một phần công việc của họ. Họ đến từ các quốc gia khác nhau có triết lý sống khác nhau, nhưng khi muốn nhấn mạnh hoặc giải thích rõ quan điểm của mình, họ đều có chung một hành động: chỉ tay. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Phó tổng thống Mỹ...