Thủ tướng Libya chưa xác nhận bắt được Senussi
Thủ tướng được chỉ định của Libya, ông Abdurrahim El Keib, phát biểu ngày 21/11 rằng ông cần phải thẩm định xem liệu cựu giám đốc tình báo Abdallah Al-Senussi đã thực sự bị bắt hay chưa thì mới có thể xác nhận.
Cựu giám đốc tình báo Al-Senussi. (Nguồn: giaoduc.net.vn)
“Trước khi tôi có thể xác nhận với quý vị, tôi phải xác nhận với bản thân tôi rằng thực sự ông ta đã bị bắt. Tôi sẽ không xác nhận với quý vị điều này khi tôi chưa chắc chắn 100%,” ông phát biểu tại một cuộc họp báo.
Người phát ngôn chính quyền lâm thời Libya, Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC), thông báo hôm 20/11 rằng giới chức địa phương tại thị trấn sa mạc Sabha xác nhận đã bắt được nhân vật thân tín này của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời một chỉ huy địa phương cho hay dân quân phát hiện ra nơi ẩn náu của Senussi – cũng là em rể của Đại tá Gaddafi – tại nhà người em gái gần thị trấn sa mạc Birak, cách thủ đô Tripoli khoảng 500 km về phía nam, và đã vây chặt ông này.
Tướng Ahmed al-Hamdouni nói các tay súng của ông nhận được tin báo của dân địa phương. Ông cũng cho biết không hề có giao tranh.
Ông Sanoussi là người Libya cuối cùng bị Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) truy nã vì gây tội ác chiến tranh, còn tại ngoại sau khi con trai của Đại tá Gaddafi, Saif al-Islam, bị bắt./.
Theo TTXVN
Thủ tướng Libya: Tôi mong muốn Gaddafi còn sống
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 22/10, Thủ tướng lâm thời Libya cho biết ông đã mong muốn nhà độc tài không bị giết và thay vào đó là bị đem ra xét xử.
"Thành thật mà nói, cá nhân tôi mong muốn ông còn sống. Tôi muốn biết lý do tại sao ông đã làm những điều này với nhân dân Libya" - BBC dẫn lời Thủ tướng Mahmoud Jibril cho biết.
Thủ tướng Mahmoud Jibril
Tuy nhiên, ông Jibril cũng đã bày tỏ sự cảm thông với những người dân Libya đã đánh đập và cầm súng giết chết cựu nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vì ông cho rằng hành động đó xuất phát từ sự giận dữ tích tụ trong 42 năm cầm quyền của Đại tá Gaddafi.
"Tại sao? Chả nhẽ người dân Libya lại xứng với những gì ông ấy đã làm trong suốt 42 năm cại trị bằng bạo lực, giết chóc và những thứ khác?" - ông Jibril tự vấn lương tâm sau khi đặt mình vào vị trí của những người dân Libya nổi dậy.
Ông Jibril cũng cho biết, Chính phủ Libya đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của Đại tá Gaddafi. Các báo cáo điều tra cho thấy, Đại tá Gaddafi không có các vết bầm tím trên cơ thể, hay khuôn mặt. Ông cũng thừa nhận "đã có một số hành vi vi phạm nhân quyền" trong cuộc cách mạng Libya.
Một tay súng nổi dậy tên Hammad Mufti Ali, 28 tuổi, hôm 22/10 tiết lộ với tờ Corriere Della Sera của Ý cho biết: Đại tá Gaddafi đã cầu xin các binh sĩ cách mạng đừng giết ông và hứa hẹn sẽ cho họ nhiều vàng và tiền để có thể ra nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc thương lượng trên đã thất bại và Đại tá Gaddafi đã bị những này bắn chết.
Ngoài ra, Thủ tướng Jibril cũng bày tỏ nguyện vọng mong muốn được NATO giúp đỡ sau khi liên minh này kết thúc hoạt động quân sự tại Libya vào cuối tháng 10 tới năm nay.
Theo Giáo Dục VN
Thủ tướng Libya: Việc Gaddafi ra đi là "giới hạn đỏ" Thủ tướng Libya Baghdadi al-Mahmudi cho biết ngày 16/6, ông đã nói với phái viên Mikhail Margelov của Tổng thống Nga rằng việc nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi rời bỏ quyền lực là một "giới hạn đỏ" không thể vượt qua. Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tripoli, ông Mahmudi nói: "Điều chúng tôi quan tâm nhất trong bất...