Thủ tướng lệnh xét nghiệm người dân toàn TPHCM khi giãn cách tăng cường
Thủ tướng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng, riêng TPHCM xét nghiệm toàn thành phố; thực hiện giãn cách tăng cường toàn địa bàn.
Bình Dương, Đồng Nai, Long An được chọn địa bàn để thực hiện.
Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi công điện đến 4 tỉnh thành gồm TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ, chia sẻ và tích cực tham gia của nhân dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch tại TPHCM và 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp.
Thuyết phục người dân chấp hành tăng cường giãn cách xã hội
Với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, chủ tịch UBND TPHCM và 3 tỉnh cùng lãnh đạo các cơ quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý, lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” trong phòng, chống dịch để kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường. Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh, sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng cần thiết khác của trung ương, các địa phương cho TPHCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Yêu cầu đề ra là phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng của địa phương và các lực lượng hỗ trợ của trung ương, các địa phương khác; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm đạt mục tiêu ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh đã được đề ra tại Nghị quyết số 86 của Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nội dung, đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi; phân loại F0 ngay tại xã, phường, thị trấn để bảo đảm hỗ trợ, chăm sóc, quản lý phù hợp, hiệu quả; bố trí sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, chuyển bệnh nhân diễn biến nặng lên điều trị tại các tuyến trên;
Cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu đến người dân, gia đình trong khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo và các tổ chức khác trong việc vận động, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Bảo đảm an dân, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Áp dụng biện pháp giãn cách tăng cường toàn TPHCM
Thủ tướng cũng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng (riêng TPHCM xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội) để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan.
Ưu tiên cao nhất phân bổ vắc xin cho TPHCM và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin miễn phí, kịp thời, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể, khả thi để phối hợp hỗ trợ TPHCM và 3 tỉnh nói trên thực hiện nghiêm, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.
Trong đó, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tài chính và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ tối đa các địa phương thực hiện tăng cường giãn cách xã hội; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin; cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu đến từng người dân; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, của các Bộ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.
Thủ tướng giao UBND TPHCM và 3 tỉnh khẩn trương thống nhất với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để ban hành Chỉ thị thực hiện Nghị quyết số 86 của Chính phủ, Chỉ thị số 16 của thủ tướng và Công điện này về việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo đó, TPHCM phải thực hiện giãn cách tăng cường đối với toàn bộ xã, phường, thị trấn. Các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An căn cứ tình hình dịch bệnh để lựa chọn, quyết định xã, phường, thị trấn để thực hiện.
4 tỉnh, thành được giao quyết định những người thực thi công vụ, cung cấp, cung ứng lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu, bảo đảm giảm tối đa số người được phép ra khỏi nhà.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND TPHCM và 3 tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, xuyên suốt và bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trên địa bàn với các lực lượng hỗ trợ của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương khác trong công tác phòng, chống dịch; kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Thủ tướng tình hình, kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề phát sinh.
Lập tổ đi chợ cho người dân 'vùng đỏ'
Từ ngày 23-8, toàn bộ biện pháp về giãn cách, hạn chế đi lại, cung ứng hàng hóa, xét nghiệm...
tại TP.HCM được áp dụng với mức độ, cách thức khác nhau dựa trên việc chia TP ra làm 2 nhóm gồm 4 vùng nhận diện mức độ dịch là xanh, vàng, cam và đỏ
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM sáng 21-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải khẳng định không phong tỏa, không thực hiện tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh tại TP trong 2 tuần tới và "TP sẽ triển khai các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh".
Ở đâu yên đấy nghiêm ngặt
Các giải pháp đưa ra dựa trên việc chia địa bàn TP thành 2 nhóm (xem đồ họa) .
Từ 0h ngày 23-8 đến hết ngày 6-9: cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến". Chỉ được phân bổ 1/4 người lao động và có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0h ngày 23-8.
Các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo công văn 2718 (ngày 15-8) của UBND TP, bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định và lưu thông theo hai khung giờ: từ 6h-18h (ngoài lực lượng phòng chống dịch, còn có người đi tiêm vắc xin; xe đưa rước người dân TP về quê; xe đưa rước công nhân, chuyên gia đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phương án "1 cung đường, 2 điểm đến"; taxi được phép chở hàng thiết yếu.
Từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau: lực lượng chống dịch, cung ứng hàng hóa thiết yếu, người đi tiêm vắc xin; nhân viên đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện; dịch vụ vận chuyển bưu chính; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Phạm vi hoạt động của shipper theo như đồ họa.
Hai cách thức đi chợ
Cách thức cung ứng hàng hóa cho người dân trong 14 ngày tăng cường giãn cách cũng khác nhau giữa hai nhóm vùng. Người dân sống trong địa phương thuộc nhóm vùng xanh, vàng có điều kiện (chưa cần hỗ trợ) sẽ được tự đi chợ 1 lần/tuần. Người dân khó khăn sẽ nhận được hỗ trợ từ nguồn hàng của Trung tâm An sinh TP.
Đối với vùng cam và đỏ, người dân không được đi ra ngoài. Ngoài những người dân khó khăn sẽ được hỗ trợ lương thực từ Trung tâm An sinh TP, những hộ gia đình có nhu cầu mua hàng hóa sẽ ghi giấy để tổ công tác đi chợ giúp, sau đó trả tiền lại, với tần suất 1 tuần/lần.
Ông Phạm Đức Hải cho hay TP đã chuẩn bị 2 triệu gói hỗ trợ và có thể nhiều hơn nữa đưa xuống quận, huyện, phường, xã để hỗ trợ tận tay người dân khó khăn 1 lần/tuần. Theo ông Hải, tổ công tác đặc biệt hoạt động gắn với địa bàn phường, xã, thị trấn, do UBND phường, xã, thị trấn quản lý. Trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao (vùng cam và đỏ).
Một xe giao nhận thực phẩm tại một cửa hàng trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức chiều 21-8 - Ảnh: HOÀNG AN
Tham gia tổ gồm có chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, công an, quân đội, công chức, viên chức quận huyện, TP Thủ Đức và cán bộ phường, xã, thị trấn, thành viên tổ COVID-19 cộng đồng. Tổ này tham gia công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội. Đồng thời, duy trì các tổ tự quản bảo vệ vùng xanh, đi chợ thay cho người dân và chuyển hàng hỗ trợ người dân khó khăn.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết người dân muốn liên hệ tổ công tác thì việc đầu tiên gọi tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp mình đang sống. Sau đó tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp sẽ giúp gọi cho chủ tịch phường để hỗ trợ người dân. Trường hợp người dân khó khăn thì gọi 1022 (ấn số 2) để được hỗ trợ cho người dân. Mặt trận Tổ quốc TP còn có tổ SOS để hỗ trợ ngay cho người dân khó khăn.
3.000 cửa hàng vẫn mở cửa
Liên quan đến vấn đề cung ứng thực phẩm, ông Lê Huỳnh Minh Tú - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết trong 14 ngày tới, 3.000 siêu thị, cửa hàng vẫn hoạt động và TP đã cung cấp danh sách các cửa hàng này cho các phường, xã và tổ đi chợ cho dân biết.
Với "vùng đỏ", người dân khi có nhu cầu mua hàng sẽ ghi ra giấy để tổ công tác đi mua hộ, sau đó hoàn tiền lại cho tổ công tác. Tổ công tác chỉ lấy tiền mua hàng, không thu thêm chi phí nào. Giai đoạn tới TP sẽ cố gắng tổ chức để cung cấp hàng hóa tốt nhất cho người dân giống như người dân tự đi chợ. Tuy nhiên, ông Tú đề nghị người dân đặt hàng vừa đủ dùng, giảm bớt áp lực cho đội công tác đi chợ thay.
Dịch vụ giao hàng tận nhà khi khách đặt mua hàng online của CO.OPXtra Q.7, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Với các vùng khác, người dân đi chợ 1 tuần/lần theo danh sách các cửa hàng đã được công bố. Trường hợp địa bàn thiếu điểm cung cấp hàng hóa, TP sẽ đưa xe lưu động, mang hàng hóa tới cho người dân mua. Nếu địa điểm bán có ca nhiễm đến mua hàng sẽ nhanh chóng cô lập, khử khuẩn, thay đổi nhân viên để sớm hoạt động trở lại.
Từ 23-8 vẫn có thể đi tiêm vắc xin
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 21-8, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết từ ngày 23-8, hoạt động tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và khám chữa bệnh thông thường trên địa bàn TP vẫn diễn ra bình thường nhưng phải hạn chế được tối đa người dân đi ra ngoài đường.
Theo đó, để đảm bảo tốc độ tiêm chủng và yêu cầu trên, các địa phương sẽ điều phối, chia nhỏ nhiều đội tiêm đến tận tổ, khu phố, thậm chí đến tận nhà... để tiêm vắc xin cho người dân. Về hoạt động khám chữa bệnh, ông Nam cho hay TP đã thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để sơ cấp cứu, theo dõi, chăm sóc sức khỏe F0 cũng như khám chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh thông thường.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định 4042 ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19. Trạm y tế lưu động này có các nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác; truyền thông về COVID-19.
Hiểu đúng 'ai ở đâu ở yên đó' Từ ngày 23-8, TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó" trong 2 tuần. Hiểu và chấp hành điều này như thế nào cho đúng? Tuổi Trẻ trích ý kiến 2 bác sĩ về việc này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một con hẻm ở P.9, Q.4 (TP.HCM) vào sáng 21-8 - Ảnh:...