Thủ tướng lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Hôm nay (12/12), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Nhật Bản; dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản tại Tokyo từ ngày 12-15/12.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công tác này có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh; Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng.
Thời gian qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, trong đó, kinh tế là một trong những điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011); là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và cũng là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam (cả về tổng vốn đầu tư và vốn đã giải ngân).
Video đang HOT
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2012 đạt khoảng 24,7 tỷ USD, 11 tháng đầu năm 2013 đạt 22,933 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Bên cạnh đó, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) (tháng 10/2009)… tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiện hai bên đang hợp tác triển khai Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác về văn hoá thông tin, giáo dục đào tạo, khoa học-công nghệ, lao động, du lịch,… thời gian qua cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm hai nước Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản, đặc biệt là hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ phát triển cũng như sự phối hợp giữa Việt Nam, Nhật Bản tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
*Cũng trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ Đối thoại ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 5.
Theo TNO
Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố 'ngoại giao'
Dù đã kết thúc, nhưng những dư âm của Hội nghị Cấp cao ASEAN cùng các hội nghị liên quan tại Brunei từ ngày 8-10/10 vừa qua vẫn còn đọng lại. Trung Quốc một mực giữ quan điểm đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông với ASEAN và muốn gạt bên thứ ba ra khỏi tiến trình giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, Mỹ-Nhật đồng loạt kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hãng thông tấn Kyodo News ngày 11/10 đã đưa tin thêm về các quan điểm cũng như các tuyên bố của các quan chức cấp cao Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc về các giải pháp "tháo ngòi nổ" trên Biển Đông.
Theo đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường như thường lệ đã có những phát ngôn mạnh mẽ khi cảnh báo bên thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông: "Tranh chấp cần được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có chủ quyền trên Biển Đông, các nước khác không nên can dự". Điều này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thực sự tìm cách "xuống thang" trong vấn đề Biển Đông như những tuyên bố mang màu sắc "thiện chí" trước đó.
Toàn cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN tại Brunei. Ảnh: Reuters
Không đồng tình với quan điểm này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Các bên liên quan phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không được hành động đơn phương cũng như sử dụng vũ lực." Ông cho rằng Biển Đông là một vùng biển quốc tế, vậy nên, nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp là các giải pháp hòa bình theo đúng UNCLOS nhằm tránh các xung đột và duy trì sự tự do hàng hải trên khu vực.
Lặp lại các tuyên bố trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc cùng ASEAN phải đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC): "Đối thoại là cần thiết nhưng đó không phải là một biện pháp thay thế cho một hành động cụ thể. Nếu không có sự tiến bộ thực sự thì chúng ta không thể giảm thiểu rủi ro, những tính toán sai lầm cũng như những cách giải thích sai lầm".
Ngay lập tức, ngày 11/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng "trách" Washington và nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh về việc phản đối phiên tòa này. Có thể tự tin một mình một hướng, "bẻ cong" các quy tắc hành xử quốc tế cho thấy Trung Quốc đã "bài binh bố trận" xong xuôi cho cục diện Biển Đông khi tạo nên vòng cung lợi ích xung quanh bãi cạn Scarborough và các nhóm đảo trong khu vực.
Theo Japan Times, trong khi Bắc Kinh đang "vận động" một số thành viên ASEAN, thì Washington khuyến khích các nước trong khu vực duy trì sự thống nhất và gắn kết nhằm củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán về COC trong tương lai. Song tiếng nói của Mỹ năm nay đã không còn được như gần một năm về trước. Khi ấy, chuyến xuất ngoại đầu tiên của một Tổng thống mới đắc cử mang tính chất khẳng định tính quan trọng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong vòng 4 năm tới. Bất chấp căng thẳng Trung Đông khi ấy đang leo thang từng ngày, các chuyến công du dày đặc đến với châu Á của các quan chức cấp cao Washington đã cho thấy "sức nặng" của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi hiện nay, Syria đã không còn "cầm chân" Mỹ, song Tổng thống Obama vẫn hờ hững với trục chiến lược chính mình đã đặt ra hồi năm 2011. Dẫu sao với người Mỹ, dù có làm chính trị gia, thì câu chuyện làm ăn mới là "trục chiến lược" số một, kim chỉ nam cho toàn bộ nước Mỹ, như Alexis de Tocqueville trong cuốn "Nền dân trị Mỹ" đã chỉ ra rằng "không một quốc gia nào trên thế giới yêu tài sản và lo lắng cho khối tài sản đó hơn người Mỹ".
Dẫu Reuters có nhận định rằng phát ngôn của ông John Kerry khi nói các bên tranh chấp Biển Đông đều có thể tìm tới Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chính là một sự ủng hộ ngầm đối với Philippines, vì nước này đang quyết tâm đưa Trung Quốc ra ITLOS vì đường lưỡi bò phi pháp. Song đã là "ngầm" tức là phi chính thức. Mà Philippines thì không thể dựa vào điều đó để chiến thắng trên bàn đàm phán cũng như tại tòa án quốc tế được.
Theo Sông mơi
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8 Tiếp tục các Hội nghị Cấp cao ASEAN liên quan, sáng 10/10/2013, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan, Bru-nây, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có các phát biểu quan trọng tại các Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Tại...