Thủ tướng Lào yêu cầu mua thêm vaccine và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến chiều 17/5 bàn về công tác phòng chống COVID-19, Thủ tướng Lào Phankham Viphavan đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan tìm kiếm nguồn cung và mua thêm vaccine để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia, coi đây là ưu tiên hàng đầu và cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trong thời gian qua, Chính phủ Lào đã đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, coi đây là cách duy nhất để đẩy lùi được đại dịch, đồng thời cũng nâng mục tiêu tiêm chủng trong năm 2021 lên 50% dân số, thay cho kế hoạch 22% trước đó. Tính đến ngày 16/5, đã có tổng cộng 623.577 người tại Lào (khoảng 9% dân số) được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 90.405 người đã được tiêm đủ 2 liều.
Về tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế Lào chiều 18/5 cho biết nước này ghi nhận 49 ca nhiễm mới, trong đó trừ 15 ca nhập cảnh và được cách ly ngay tại tỉnh Champasak, số còn lại đều là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong khi thủ đô Viêng Chăn chỉ có 8 trường hợp mắc mới, tỉnh Bokeo tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh khi ghi nhận 26 ca, trong đó có 25 ca được phát hiện tại huyện Ton Pheung, nơi có đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, nâng tổng số người nhiễm tại tỉnh này từ ngày 22/4 đến nay lên 310 người, chủ yếu được phát hiện tại Ton Pheung. Hiện Lào ghi nhận tổng cộng 1.687 ca nhiễm, trong đó 686 người đã khỏi bệnh và 2 ca tử vong.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 18/5, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết mặc dù số ca nhiễm mới tại một số tỉnh đang có xu hướng giảm, nhưng Lào vẫn phải đối mặt với nguy cơ lớn về lây nhiễm trong cộng đồng khi có nhiều F0 tại thủ đô Viêng Chăn không rõ nguồn lây, trong khi tình hình dịch bệnh tại các nước láng giềng vẫn đang diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan, Hội người Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn cho biết tính đến chiều 17/5, đã có 18/68 người Việt mắc COVID-19 tại Lào được chữa khỏi bệnh, 49 người hiện đang được điều trị và 1 ca đã tử vong.
* Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 18/5, nước này đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 do doanh nghiệp tài trợ, trong đó các công ty tư nhân có thể mua vaccine và cung cấp cho người lao động cũng như người nhà của họ.
Chính phủ Indonesia đang tăng cường hoạt động tiêm chủng trên toàn quốc bằng cách bổ sung chương trình tiêm chủng tư nhân, nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng cho đất nước gồm 270 triệu dân này. Tổng thống Joko Widodo hy vọng tới tháng 8 hoặc muộn nhất là vào tháng 9 tới, Indonesia có thể tiêm chủng cho khoảng 70 triệu người dân nước này.
Tháng trước, vaccine của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng cho chương trình tư nhân. Đến nay, khoảng 1,4 triệu liều vaccine của Sinopharm đã được vận chuyển đến thủ đô Jakarta. Về chương trình tiêm chủng của chính phủ, Indonesia đã phê duyệt vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc cũng như các loại vaccine của Novavax và Pfizer của Mỹ, AstraZeneca của Anh.
Indonesia, bắt đầu chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 từ giữa tháng 1, đến nay đã tiêm phòng cho khoảng 14 triệu người, trong đó 9 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều. Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 187 triệu người trong vòng 15 tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng .
Tính đến ngày 18/5, Indonesia ghi nhận tổng cộng 1,7 triệu ca nhiễm, trong đó 48.305 ca tử vong do COVID-19.
Nga bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vaccine ngừa COVID-19 thứ 3
Hãng tin Interfax dẫn lời một bộ trưởng trong Chính phủ Nga ngày 25/3 cho biết Trung tâm Chumakov của nước này đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba đối với vaccine có tên CoviVac - loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Nga.
Vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của Nga EpiVacCorona được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: TASS/TTXVN
CoviVac cùng với EpiVacCorona và Sputnik V là 3 loại vaccine ngừa COVID-19 do Nga sản xuất và đã cấp phép lưu hành khẩn cấp, nhưng Sputnik V là vaccine được biết đến nhiều nhất.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Belarus cho biết nước này đã bắt đầu sản xuất số lượng lớn vaccine Sputnik V của Nga và lên kế hoạch sản xuất lên tới 500.000 liều/tháng.
* Trong khi đó, tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia cho biết tính đến ngày 24/3, nước này đã phân phối được 85,86 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 ở trong nước, tăng khoảng 3 triệu liều so với ngày trước đó.
Không chỉ ở trong nước, các loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất hiện đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện Singapore vẫn chưa phê duyệt vaccine của hãng Sinovac của Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết lý do khiến Singapore tới nay vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine của hãng Sinovac vì công ty này chưa cung cấp đủ dữ liệu để cơ quan có thẩm quyền của Singapore đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại buổi họp báo chiều 24/3, Bộ trưởng Gan Kim Yong cho biết Singapore đã nhận 200.000 liều vaccine của hãng Sinovac từ cuối tháng 2 vừa qua theo thoả thuận mà hai bên đã ký kết, nhưng lại chưa cấp phép lưu hành cho loại vaccine này. Thực tế, Singapore đã ký thỏa thuận mua cả 3 loại vaccine gồm Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinovac từ trước khi các loại vaccine này được phê chuẩn.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Dịch vụ Y tế, Giáo sư Kenneth Mak, lý giải thêm 2 loại vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore cấp phép sử dụng sớm vì các công ty sản xuất đã cung cấp liên tục các thông tin về vaccine để HSA đánh giá và phê chuẩn trước khi các lô hàng đầu tiên được chuyển tới.
Đối với vaccine của hãng Sinovac, Giáo sư Mak nhấn mạnh việc vận chuyển tới Singapore dựa trên các điều khoản của thoả thuận mua bán, không có sự cưỡng ép nào và Singapore không chịu tác động, ảnh hưởng từ cơ quan nào. Tuy nhiên hãng Sinovac không cung cấp gói thông tin đầy đủ để HSA có thể sớm đánh giá và phê duyệt sử dụng.
Tính đến hết ngày 24/3, Singapore đã tiêm hơn 1,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó gần 800.000 người đã được tiêm mũi thứ nhất và khoảng 310.000 người đã được tiêm mũi thứ hai. Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 đối với người cao tuổi và các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch đã cơ bản hoàn tất và Singapore đang mở rộng tiêm chủng cho các đối tượng từ 45-59 tuổi.
Tỷ phú Bill Gates hy vọng thế giới sẽ trở lại trạng thái bình thường vào cuối năm 2022 Tỷ phú Bill Gates cho rằng thế giới sẽ trở lại trạng thái bình thường vào cuối năm 2022 nhờ có vaccine ngừa COVID-19. Tỷ phú Bill Gates. Ảnh: AFP/TTXVN Người đồng sáng lập hãng công nghệ Microsoft đưa ra nhận định trên khi trả lời phỏng vấn của báo Gazeta Wyborcza và kênh truyền hình TVN24 của Ba Lan, nhấn mạnh rằng...