Thủ tướng làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học
Chiều 2.3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học góp ý, hiến kế về định hướng chiến lược, tầm nhìn cho giai đoạn sắp tới của đất nước.
Đây được xem là cuộc làm việc đầu tiên của Thủ tướng, Trưởng Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng với các chuyên gia, nhà khoa học để nghe ý kiến đóng góp về Chiến lược 10 năm, văn kiện đang được Tiểu ban tích cực xây dựng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc.
Các ý kiến đã phân tích về tình hình thế giới, dẫn ra nhiều dự báo, nhận định của các cơ quan, tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới trong thời gian tới khi môi trường bên ngoài sẽ tác động rất lớn để nước ta, hiện hội nhập quốc tế rất sâu rộng.
Theo các chuyên gia, trước biến số khó lường của thế giới trong 10 năm tới, giai đoạn có thể xuất hiện những điều chúng ta chưa từng thấy trong 10 năm qua, chiến lược nên tập trung vào tư duy chiến lược.
Các chuyên gia góp ý về nguy cơ mà đất nước đối diện, các mục tiêu 10 năm tới, các động lực tăng trưởng mới, những dư địa để đạt tốc độ tăng trưởng cao (trên 7%).
Theo một số ý kiến, các chỉ tiêu cần linh hoạt, không quá gò bó và rà soát lại các chỉ tiêu không còn phù hợp, trong đó, cần tập trung vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Cần lựa chọn các mũi nhọn để phát triển, thực hiện các mục tiêu phải có trọng tâm, trọng điểm, thay vì dàn trải. Chiến lược cần xác định rõ mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực phải xem là then chốt.
Các chuyên gia cũng góp ý về chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển như kinh tế ven biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và phát huy động lực tăng trưởng mới như đô thị hóa, khoa học công nghệ, nông nghiệp…
Các chuyên gia đều nhất trí về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn đã thực hiện nhiều công trình lớn, hiện đại và tạo động lực phát triển của các tỉnh, vùng kinh tế và quốc gia. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Coi doanh nghiệp là trung tâm, có ý kiến cho rằng, các chính sách phải hướng đến ủng hộ người thắng cuộc (hỗ trợ doanh nghiệp thành công) chứ không phải chọn người thắng cuộc và chính sách phải tập trung giải phóng sức sản xuất.
Đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong khoa học và thực tiễn cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các ý kiến không chỉ góp ý về quan điểm, tư duy phát triển, phương pháp tiếp cận, đổi mới cách làm văn kiện.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mới là nước thu nhập trung bình thấp, còn kém so với nhiều nước, thời cơ đến không nhiều, do đó, yêu cầu đặt ra là có khát vọng phát triển. Khát vọng nào cũng có cơ sở khoa học nhưng chúng ta cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đất nước có sự chuyển biến căn bản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Thủ tướng nêu rõ. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn. Khát vọng này cần đi liền với thể chế phát triển, bao gồm pháp luật, chính sách, bộ máy…
Video đang HOT
Mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý bằng hình thức trực tiếp hay bằng văn bản, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc làm việc để nghe thêm các ý kiến về vấn đề này.
Theo Danviet
Bỏ việc nhà nước, cắm sổ đỏ trồng dâu tây, khách nườm nượp
Tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Sa Pa, chàng trai trẻ Trần Tuấn Nghĩa (sn 1986) đã mạnh dạn đưa dâu tây về trồng trên diện tích 2,5 ha tại thôn Má Tra (xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) thu hút đông đảo khách du lịch. Điều đặc biệt, cả 2 vợ chồng anh Nghĩa đều bỏ việc nhà nước để về làm nông dân.
Cách trung tâm thị trấn Sa Pa chừng 7 km theo hướng đi Tả Phìn, vườn dâu tây 2,5 ha của anh Trần Tuấn Nghĩa đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đặt chân tới xứ sở sương mù. Đây cũng là khu trồng dâu tây công nghệ cao có quy mô lớn đầu tiên ở Sa Pa .
Vườn dâu tây công nghệ cao của anh Trần Tuấn Nghĩa ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Anh Nghĩa cho biết: "Tôi cùng hai người bạn góp vốn mở trang trại dâu tây từ tháng 10/2016. Tuổi trẻ đầy đam mê, nhiệt huyết nhưng chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức kỹ thuật, năm đầu tiên dâu tây bị bệnh và thối do mưa nhiều nên chỉ hòa vốn.
Sang tới năm thứ hai, rút kinh nghiệm, chúng tôi áp dụng trồng trong nhà lưới tự chế bằng tre, thấp, giống cũng mới nên vừa làm vừa mày mò cách chăm sóc. Tuy nhiên, vì chưa có kỹ thuật, trồng hơi muộn nên cây cho năng suất thấp, quả chua, cây lại gặp nhiều bệnh nên lỗ nặng".
Đến năm thứ 3, anh Nghĩa mạnh dạn trồng dâu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Vì đây là hình thức sản xuất mới, ở Lào Cai chưa có ai làm, chi phí đầu tư lên đến tiền tỷ nên các bạn anh rút lui vì không muốn mạo hiểm.
Anh thuyết phục gia đình cắm sổ đỏ, vay ngân hàng hơn 2 tỷ để đầu tư trồng dâu một cách bài bản theo công nghệ Nhật Bản. Chị Dung - vợ anh Nghĩa - cũng quyết định từ bỏ công việc ở Đài Phát thanh huyện để góp công, góp sức cùng chồng sản xuất nông nghiệp.
Từng theo học ngành kỹ sư nông nghiệp tại Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), dù trong quá trình khởi nghiệp gặp không ít thất bại nhưng anh Nghĩa vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Gần như làm lại từ đầu, hai vợ chồng anh lại san gạt đất, làm nhà lưới, chuẩn bị giá thể, hệ thống tưới tự động... chuyển hẳn từ phương pháp trồng trọt truyền thống sang trồng trọt theo hướng công nghệ cao.
Trong nhà lưới vừa xây dựng, anh Nghĩa từng trồng thử nghiệm nhiều sản phẩm nông nghiệp như cà chua, mầm đá, dưa lưới... nhưng thiếu đầu ra nên đều không cho kết quả như mong đợi.
Không nản chí, đến năm 2018 anh Nghĩa quyết định chỉ tập trung vào trồng dâu tây với các giống chọn lọc từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thay vì thay vì trồng đại trà 8 giống dâu như những năm trước. Đặc điểm của những giống dâu tây này là quả to, khi chín có vị ngọt đậm đà pha chút chua dịu, hương thơm đặc trưng hấp dẫn.
Qua đúc rút kinh nghiệm và theo thị hiếu khách hàng, hiện vườn dâu tây của anh Nghĩa trồng 4 giống dâu đỏ và trắng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cho năng suất, chất lượng tốt.
"Dâu Tây được trồng từ tháng 10 hàng năm, sau 3 tháng cây cho thu hoạch quả. Trong quá trình chăm sóc hàng ngày phải tưới nước thường xuyên, cắt tỉa lá già, tay dâu, nhặt bỏ quả thối, hỏng... ngoài ra tôi còn nuôi thêm ong trong nhà lưới để tăng cường thụ phấn cho cây", anh Nghĩa chia sẻ.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, anh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tất cả các luống dâu tây được trồng trên giá cách mặt đất 1 mét để tránh ẩm mốc, giúp cây khô thoáng và hạn chế nấm, bệnh. Bên cạnh đó, việc trồng cây trên giá cũng giúp cho việc trải nghiệm, chụp ảnh của các em nhỏ trở nên dễ dàng hơn.
Dâu trồng trên giá giúp cho các em nhỏ cũng có thể dễ dàng trải nghiệm hái dâu và học hỏi, khám phá.
Bên cạnh đó, vườn dâu được trồng hoàn toàn trong hệ thống nhà lưới kiên cố, đảm bảo mưa cũng như các loại côn trùng không thể vào, bởi vậy sẽ không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh có, tất cả các cây dâu được trồng bằng giá thể đã qua xử lý, luống dâu được phủ một lớp nilon ngăn cỏ giúp cây sinh trưởng tốt.
Nhờ "nói không" với các loại thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm anh tạo ra không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, du khách có thể thoải mái hái dâu ăn ngay tại vườn.
Sau bao nỗ lực, cố gắng và nếm trải vị đắng của không ít khó khăn, thất bại... anh Nghĩa cũng đã thu được thành quả xứng đáng. Đến nay, vườn dâu tây của anh đã trở thành điểm đến tham quan, thưởng thức của khá đông người dân địa phương và du khách mọi miền.
Cứ đến mùa, khi những trái dâu chín đỏ rực trên giá thể là lúc khách tự tìm đến đắm mình trong không gian ngọt mát của vườn dâu mơn mởn để tự tay lựa những quả to, mọng nhất, vừa thích thú thưởng thức vị ngọt đậm thơm nồng, vừa tỷ mẩn đóng gói mang về như một thứ quà hảo hạng tặng người thân.
Khách du lịch hái dâu tây tại vườn.
Khí hậu Sa Pa lạnh nên cây lớn chậm nên quả dâu tây rất đậm vị, thơm, ngọt.
Sa Pa là vùng đất du lịch, trong đó có tuyến du lịch vào xã sa Pả, Tả Phìn, nơi có bãi đá cổ nên thu hút rất nhiều khách tham quan. Có những mùa cao điểm, mỗi ngày anh đón tới vài trăm lượt khách. Thời điểm chính vụ là qua Tết âm lịch, giá dâu tây 200.000-250.000 đồng/kg, trung bình anh Nghĩa thu về 7-8 triệu đồng/ngày. Dịp cao điểm như 30.4, 1.5, 2.9, Tết Dương lịch, thu nhập từ bán sản phẩm lên đến 20 triệu đồng/ngày sau khi trừ chi phí. Mỗi năm anh bỏ túi nửa tỷ đồng từ vườn dây tây.
Hình thức trải nghiệm hái dâu rất mới mẻ nên thu hút nhiều khách du lịch.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng những thành quả ban đầu là động lực quý giá giúp đôi vợ chồng trẻ Lào Cai tiếp tục với nông nghiệp công nghệ cao dù biết rằng đó là một con đường đầy chông gai và thách thức.
"Trong thời gian tới, mình dự định bổ sung thêm giống dâu xứ nóng và quả pepino, đồng thời chế biến các sản phẩm từ dâu tây như sữa chua, sinh tố, thạch, mứt... để làm phong phú thêm sản phẩm trang trại. Mong muốn của mình là góp chút sức lực tạo ra những sản phẩm ngon - sạch - chất lượng đến với người tiêu dùng Việt", anh Nghĩa bộc bạch.
Ảnh: NVCC
Theo Danviet
Thanh Hóa: Trồng dưa trong nhà kính, mỗi vụ lãi 50 triệu đồng Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính. Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về...