Thủ tướng: Làm rõ nguyên nhân cá chết là nguyện vọng của nhân dân
‘Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học’, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
Vào 14h ngày 1/5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với lãnh đạo các địa phương bị ảnh hưởng bởi cá chết hàng loạt thời gian qua như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.
Cùng đi với Thủ tướng có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Cuộc họp được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhằm mục đích để tìm biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết. Đồng thời bàn đến các giải pháp hỗ trợ, thu mua hải sản sạch cho người dân và các quyết sách của Chính phủ để giúp người dân bám biển trở lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp vào chiều 1/5.
Video đang HOT
Trong cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bách yêu cầu: “Chúng ta có trách nhiệm thảo luận với nhau để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân trước mắt và lâu dài. Không để trường hợp tương tự xảy ra về thảm họa môi trường, để nhân dân an tâm. Trách nhiệm quản lý Nhà nước là phải làm ngay việc này”.
Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng phải tìm giải pháp để sắp tới, người dân có thể ra khơi đánh bắt bình thường, không để họ đói.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây cá chết hàng loạt vừa qua. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học”, Thủ tướng nói.
Đây chính là cuộc làm việc mà nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng chờ đợi suốt thời gian qua.
Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, Thủ tướng đã lập tức chỉ đạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào làm việc cùng các địa phương liên quan.
Trong cuộc họp gần nhất vào sáng 30/4, Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Không để bất cứ một tàu thuyền nào của ngư dân có hải sản mà không tiêu thu được”, đã giúp bà con an tâm hơn.
Xuân Chinh
Theo_Người Đưa Tin
Nổ kinh hoàng ở nhà máy gạch: Trách nhiệm bồi thường thuộc về công ty
"Vụ việc này cần phải xem xét, làm rõ nguyên nhân vì sao lò hơi phát nổ, trách nhiệm kiểm tra an toàn lao động, ai là người vận hành.. từ đó mới có kết luận chính xác", luật sư Tường Linh nhận định.
Như báo Người đưa tin đã đưa thông tin về vụ nổ lò hơi xảy ra tại Bình Dương. Theo đó, sáng ngày 29/3 một vụ nổ lớn đã xảy ra tại công ty TNHH SHI JAR Việt Nam, trên đường Nguyễn Thái Bình, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương làm 2 người tử vong.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hai nam công nhân tử vong là Vy Văn Nguyệt (sinh năm 1989, quê Thanh Hóa) và Đặng Thành Thái (sinh năm 1994, quê Tây Ninh).
Sáng cùng ngày, trong lúc đốt lò nung hơi thì xảy ra sự việc thương tâm. Được biết, hai người này cũng mới vào công ty làm việc hơn 1 tuần nay.
Công ty nơi xảy ra vụ nổ lò hơi.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng, Công an tỉnh Bình Dương đã có mặt tại hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Tới gần 10h cùng ngày, thi thể hai công nhân xấu số được đưa khỏi hiện trường. Hiện nguyên nhân xảy ra vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân? Để làm rõ vấn đề này Pv báo điện tử Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tường Linh - Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa. Đưa ra nhận định về vụ việc luật sư Nguyễn Tường Linh cho biết: "Hiện tại vụ việc đang được điều tra để tìm hiểu nguyên nhân nên không thể kết luận điều gì. Hậu quả xảy ra là hết sức nghiêm trọng vì làm hai người chết tại chỗ. Vụ việc này cần phải xem xét, làm rõ nguyên nhân vì sao lò hơi phát nổ, trách nhiệm kiểm tra an toàn lao động, ai là người vận hành.. từ đó mới có kết luận chính xác. Nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ khởi tố vụ án để xử lý".
Theo luật sư Nguyễn Tường Linh thì trách nhiệm bồi thường cho gia đình các nạn nhân thuộc về chủ doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn phải bôi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Thảm án Bình Phước: Xử phúc thẩm làm rõ hành vi của dì Hải Dương Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TP.HCM ấn định xử phúc thẩm vụ án thảm sát tại Chơn Thành, Bình Phước vào ngày 12/5. Liên quan tới vụ thảm sát 6 người chết tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước, TAND cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử các bị cáo tại địa phương nơi xảy ra vụ án....