Thủ tướng kiểm tra đột xuất, chỉ đạo trực tuyến công tác phòng chống dịch tại các ‘pháo đài’
Chiều tối ngày 2/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đột xuất kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 qua hệ thống trực tuyến tại 5 xã, phường, thị trấn thuộc TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, Tiền Giang.
Đây là một số trong những xã, phường, thị trấn có diễn biến phức tạp về COVID-19. Sau khi nắm tình hình tại cơ sở, Thủ tướng yêu cầu các xã, phương thực hiện ngay 8 nhiệm vụ chủ yếu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các bộ, chiến sỹ, y, bác sỹ đang khám điều trị tại khu cách ly tập trung tạm thời ở trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Thông qua hệ thống trực tuyến Thủ tướng đã đặt câu hỏi với lãnh đạo các xã, phường, thị trấn này về nội dung cơ bản trong các Công điện 1099 ngày 22/8, Công điện 1102 ngày 23/8 của Thủ tướng Chính phủ; công tác triển khai thực tế các Công điện này trên địa bàn; những nhiệm vụ các xã, phường, thị trấn phải thực hiện khi lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng chống dịch.
Qua kiểm tra cho thấy các xã, phường đã làm được một số việc cơ bản. Tuy nhiên, một số nơi chưa nắm chắc quan điểm chỉ đạo và cách làm trong việc lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài; người dân là chiến sĩ; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân, cho nên quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tổ chức thực hiện còn những hạn chế, bất cập và có địa bàn hiệu quả chống dịch chưa cao. Có nơi chưa kiện toàn ban chỉ đạo, sở chỉ huy phòng chống dịch và chưa ban hành quy chế làm việc. Một số nơi không có người trực, như Phường 10, Quận 4, TP Hồ Chí Minh không có người trực chỉ huy, Thủ tướng gọi không được.
Ngay lập tức, Thủ tướng chỉ đạo các xã phường, thị trấn phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ chủ yếu gồm: Thứ nhất, phải thực hiện thật nghiêm ngặt các quy định giãn cách, cách ly, ai ở đâu thì ở đấy.
Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn thiếu mặc.
Thứ ba, bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, cụ thể là khi người dân có nhu cầu, người dân gọi thì phải đáp ứng ngay; tổ chức xét nghiệm thần tốc, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế để nhanh chóng phát hiện F0; tăng cường các trạm xá lưu động để thu dung, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngay tại xã, phường, thị trấn; tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, bảo đảm phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chăm sóc, điều trị F0 kịp thời ngay tại xã phường, thị trấn để người bệnh không chuyển nặng, góp phần giảm các ca tử vong trên địa bàn.
Video đang HOT
Thứ tư, phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân tại địa bàn phường, xã, thị trấn.
Thứ năm, phải tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân phòng chống dịch để Dân biết – Dân hiểu – Dân tin – Dân theo – Dân làm.
Thứ sáu, người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch. Người dân là trung tâm thì mọi chính sách và việc thực hiện chính sách phải hướng đến người dân. Người dân là chủ thể thì phải tích cực cùng hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch có hiệu quả. Thực hiện tốt mối quan hệ cấp ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý, người dân làm chủ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường giám sát, kiểm tra trong phòng, chống dịch.
Thứ bảy, những nơi chưa kiện toàn thì phải kiện toàn ngay ban chỉ đạo, sở chỉ huy phòng chống dịch, ban hành quy chế làm việc của ban chỉ đạo và sở chỉ huy.
Thứ tám, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về công tác và hiệu quả phòng chống dịch, thường xuyên báo cáo cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh để kịp thời tháo gỡ và thực hiện có hiệu quả các công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Qua kiểm tra, đại diện xã, phường, thị trấn đều cam kết sẽ nỗ lực cao hơn nữa, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, bất cập theo chỉ đạo của Thủ tướng, quyết tâm kiểm soát, đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.
Được biết, sau khi đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, trong ba ngày vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thiết lập trung tâm chỉ huy, kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng để kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong thời gian tới, từ phòng làm việc, ông có thể sẽ kiểm tra đột xuất hay thường xuyên các xã, phường, thị trấn bất cứ lúc nào, đồng thời có điều kiện lắng nghe trực tiếp kiến nghị, đề xuất từ cơ sở gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng: Cuộc chiến không tiếng súng, kẻ thù vô hình, đầy nguy hiểm
Nhận định, cả nước bước vào "cuộc chiến chống dịch như chống giặc" trường kỳ 2 năm, Thủ tướng cho rằng, "cuộc chiến không tiếng súng", kẻ thù vô hình, nguy hiểm, khó khăn hơn cả chiến trường súng đạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ chiều 1/9 (Ảnh: TTXVN).
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành y tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua 35 năm đổi mới, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, trong những thành tựu đó có sự đóng góp của toàn Đảng, toàn dân và có sự đóng góp rất lớn, rất quan trọng của ngành y trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Đảng, Nhà nước và nhân dân biết ơn đội ngũ khoa học ngành y qua các thời kỳ, nhất là các đợt dịch SARS 2003, và bây giờ là đại dịch Covid-19.
Thủ tướng khái quát, sau gần hai năm chống dịch Covid-19, lãnh đạo Chính phủ muốn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để điều chỉnh hoạt động chỉ đạo, điều hành chống dịch cho phù hợp. Kinh nghiệm của các nhà khoa học, chuyên gia phòng chống dịch, nghiên cứu, sản xuất vắc xin, theo đó, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xác định được những biện pháp hiệu quả để đẩy lùi đại dịch.
Tại cuộc họp, nhiều nhà khoa học bày tỏ quyết tâm cống hiến cho sự nghiệp y học nước nhà, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Nhiều nhà khoa học thực tế đang có những đóng góp tích cực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Các nhà khoa học báo cáo Thủ tướng những nỗ lực, sáng kiến trong việc nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, bóc tách các F0, F1, bảo vệ vùng xanh và điều trị các bệnh nhân F0.
Một lần nữa nhấn mạnh, ghi nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành y đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam gần 2 năm qua, Thủ tướng cho biết, nhân tố cốt lõi để người Việt đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh có thể khái quát hóa 3 trụ cột chính: Sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị; Sự đồng lòng của Nhân dân; Ứng dụng các biện pháp khoa học chống dịch, dự phòng bằng vắc xin và các biện pháp chữa trị cùng với thuốc.
Ngành y là trụ cột quan trọng trong công tác chống dịch về biện pháp khoa học chống dịch, đóng góp về nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc chữa bệnh và đóng góp về chữa bệnh.
Thủ tướng muốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia ngành y có kinh nghiệm chống dịch, nghiên cứu, sản xuất vắc xin để điều chỉnh hoạt động chỉ đạo, điều hành chống dịch cho phù hợp.
Thủ tướng nhận định, cả nước đã bước vào "cuộc chiến chống dịch như chống giặc", cũng đã chiến đấu trường kỳ gần 2 năm qua. Ông cho rằng, đây là "cuộc chiến không tiếng súng", phải chiến đấu với kẻ thù vô hình. Tính chất cuộc chiến, vì vậy, đầy nguy hiểm, khó khăn, thậm chí hơn cả việc đương đầu trên chiến trường súng đạn.
Thủ tướng chỉ rõ, để chiến thắng dịch Covid-19 nói riêng và dịch bệnh nói chung, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần sự cố gắng, nhiệt huyết hơn nữa của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Trong đó, người đứng đầu nhấn mạnh, phải xác định rõ nền y học của Việt Nam là nền y học khoa học, dân tộc, đại chúng, vì nhân dân phục vụ; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y kết hợp với dân y, y tế trong nước kết hợp với y tế ngoài nước.
Thủ tướng mong muốn mỗi cá nhân, tập thể các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế trong và ngoài nước, phát huy truyền thống lâu đời và với kinh nghiệm, sự tâm huyết, trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng, bằng những hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng: Bình minh của cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại! Sáng 1/9, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945-02/9/2021). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ kỷ niệm tại trụ sở Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ kỷ niệm 76 năm Quốc khánh tại trụ sở Chính phủ (Ảnh: Quốc...