Thủ tướng: Không thêm biên chế nhưng không được giảm hiệu quả bộ máy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, không thêm biên chế, giảm biên chế không có nghĩa giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính. Không tăng đương nhiên số người làm sẽ có giảm theo tự nhiên, vì số cán bộ công chức thực hiện chính sách nghỉ hưu…
Ngày 9/12/2014, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Nội vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự, chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực mà ngành Nội vụ đạt được trong năm 2014.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2015 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm (2011-2015), là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, có rất nhiều việc phải làm về công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức; đồng thời cũng là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2015 là hết sức nặng nề, việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được đề ra không chỉ có ý nghĩa cho năm 2015, mà còn có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng đề ra cho 5 năm (2011-2015).
Trong bối cảnh như vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị phải nỗ lực phấn đấu để thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2015.
Với tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ngành Nội vụ phải triển khai toàn diện các nhiệm vụ của ngành, không được xem nhẹ nhiệm vụ, lĩnh vực nào, trong đó Thủ tướng đã đề cập tới 4 nhiệm vụ lớn mà Bộ, ngành Nội vụ cần đặc biệt quan tâm tập trung thực hiện có hiệu quả.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu ngành tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là xây dựng thể chế, luật pháp với chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn; trong đó, thực hiện có chất lượng cao việc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ
“Việc xây dựng, hoàn thiện Luật phải được tiến hành một cách khẩn trương, xây dựng theo hướng tiến bộ nhất, hiện đại nhất, phù hợp với Hiến pháp mới để phát huy hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính Nhà nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó là tập trung xây dựng, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương; lưu ý yêu cầu đặt ra trong xây dựng Luật này là việc phân cấp thế nào, nhiệm vụ, quyền hạn thế nào phải quy định cho rõ, làm được điều này cũng chính là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Đồng thời, tiếp tục tập trung nghiên cứu, xây dựng luật về hội hoặc lập hội.
Nhiệm vụ tiếp theo là tiếp tục quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 4.712 thủ tục, đưa ra tới 25 Nghị quyết yêu cầu phải đơn giản hóa, tới nay đã thực hiện được khoảng 89%.
“Bây giờ ngoài số này ra còn cái gì nữa không còn phù hợp thì các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, phải cải cách. Bộ Nội vụ phải đôn đốc với tinh thần thủ tục nào gây khó khăn, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, không cần thiết phải cương quyết cải cách, phải bỏ”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ: “Bộ Nội vụ phải rà soát, còn thủ tục nào đã đưa ra rồi, ở cơ quan nào, lĩnh vực nào, vì sao chưa cải cách được, các đồng chí phải đôn đốc, yêu cầu thực hiện và báo cáo Thủ tướng”.
Thủ tướng: “Thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp cương quyết phải bỏ”.
Thủ tướng yêu cầu cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc liên quan đến thủ tục hành chính. Phải coi cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2015, góp phần quyết định nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…
Thủ tướng cũng nhắc ngành Nội vụ thực hiện nghiêm chỉ đạo không tăng biên chế, đi đến giảm biên chế và thực hiện đồng thời với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
“Không tăng biên chế, giảm biên chế không có nghĩa giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính”, Thủ tướng nêu rõ và cho rằng, không tăng đương nhiên sẽ có giảm theo tự nhiên, vì số cán bộ công chức thực hiện chính sách (nghỉ hưu), số công chức chuyển đi vì các lý do khác nhau; phần giảm chỉ được tuyển lại tối đa 50%, 50% còn lại khi có yêu cầu nhiệm vụ mới cần tăng thêm phải được Thủ tướng đồng ý và Bộ Nội vụ phải kiểm soát, thẩm định chặt theo yêu cầu này.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nội vụ thực hiện tốt các yêu cầu về xác định vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn công chức qua đó thực hiện hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức qua thực thi nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành Nội vụ tập trung vào các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân; nâng cao phẩm chất, năng lực, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường giáo dục, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến cán bộ, công chức.
P.Thảo
Theo Dantri
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh): Kẹt cứng vì cả vạn người qua Trung Quốc xách hàng
Gần một tháng nay, lượng người dân xuất-nhập cảnh sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) để xách hàng về tăng đột biến, khiến cửa khẩu này luôn ở trong tình trạng quá tải.
Người dân xếp hàng làm thủ tục nhập hàng vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Dư luận đặt nghi vấn, liệu hàng vạn lượt người qua cửa khẩu Móng Cái mỗi ngày xách hàng về có phải theo "đơn đặt hàng" của giới đầu nậu?
Mọi ngả đường đều đổ về cửa khẩu Móng Cái
Không "nóng" như cách đây một tuần, nhưng chiều 6.12.2014, có mặt tại cửa khẩu Móng Cái, đến tận 16h, chúng tôi vẫn chứng kiến dòng người chen chúc nối đuôi nhau ở cả hai chiều xuất và nhập. Có người đứng xếp hàng từ giữa trưa, nhưng đến cuối giờ chiều vẫn chưa qua được; trong khi ở chiều về, hàng ngàn dân, người khiêng, người gánh, người vác đủ các loại hàng hóa chen từng bước làm thủ tục về nước. "Tôi xếp hàng mất 2-3 tiếng mới xuất cảnh được, giờ đợi mấy tiếng rồi mà vẫn chưa đến lượt làm thủ tục để đưa mấy viên gạch hoa về" - anh Trần Đức Sơn (phường Hải Hòa) cho biết.
Ước tính, lượng người xuất-nhập cảnh với mục đích xách hàng về nước ngày 6.12 cũng lên tới gần 1 vạn. Suốt gần một tháng nay, các cơ quan chức năng như: Hải quan, biên phòng... đã phải tăng cường thêm lực lượng tại cửa khẩu Móng Cái để xử lý tình hình.
Theo các cơ quan chức năng, lượng người qua Trung Quốc xách hàng về nước tăng đột biến thời gian qua là do các lực lượng chức năng ra quân, tăng cường phòng, chống buôn lậu quyết liệt, sau vụ các lực lượng Bộ Công an bắt giữ một lượng hàng lậu cực "khủng" tại Móng Cái vào ngày 2.11.
Tất cả những điểm có thể xảy ra tình trạng hàng lậu được tuồn về Móng Cái đều bị bịt chặt, khiến nhiều người chuyển hướng sang xách hàng qua cửa khẩu Móng Cái bằng thẻ dành cho cư dân biên giới. Theo thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 254/2006 của Thủ tướng Chính phủ, với loại thẻ này, mỗi người dân được xách một số hàng trị giá không quá 2 triệu đồng/ngày và không phải chịu thuế nhập khẩu (khoảng 30% giá trị hàng).
Hiện, trên địa bàn TP.Móng Cái, có 8/17 xã, phường nằm trong diện trên, gồm Hải Hòa, Trần Phú, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Bắc Son, Hải Sơn, Bình Ngọc, với khoảng 5 vạn dân, nhưng không phải cư dân nào cũng làm loại thẻ trên vì không có nhu cầu và nếu có họ cũng ít sử dụng.
Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hàng lậu, nhiều người buộc phải chuyển sang hướng này, có gia đình huy động mọi thành viên sang Trung Quốc xách hàng về.
Theo một người dân chuyên làm nghề xách hàng qua biên giới, việc lượng người tăng đột biến gần đây một phần do không ít người sử dụng cả thẻ du lịch để xách hàng qua cửa khẩu. "Tôi mặc 4-5 cái áo, 2-3 cái quần trên người cùng một lúc, cơ quan chức năng biết là hàng xách từ bên kia về, nhưng xử lý ra sao nếu tôi bảo quần áo đó tôi mặc từ bên Việt Nam" - một người xách hàng nói.
Theo một cán bộ hải quan, hiện một số lượng lớn các loại hàng thuộc nhóm đối tượng này đã được giữ để chờ xử lý, cùng với lượng hàng vượt định mức 2 triệu đồng/người/ngày và hàng hóa không đúng chủng loại. Ngoài việc làm thủ tục cho người dân xuất - nhập cảnh, những ngày qua, các lực lượng chức năng phải căng mình để "cân, đo, đong, đếm" vì số lượng hàng hóa về quá lớn.
Coi chừng đầu nậu giật dây
Một tiểu thương Móng Cái cho rằng, nếu người dân xé lẻ hàng để vượt qua trạm liên hợp km 15 rồi giao cho các đầu nậu chuyển vào nội địa thì các cơ quan chức năng cũng rất khó phát hiện. Trong khi đó, nếu tích tụ tại nhà số lượng hàng đủ lớn thì bỗng một ngày, chính người dân có thể trở thành kẻ buôn lậu.
Theo một lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, hàng giả Quảng Ninh (Ban 389), việc số lượng người qua cửa khẩu chính ngạch xách hàng về cho thấy việc siết chặt phòng, chống buôn lậu có hiệu quả; cùng với việc, nhu cầu hàng hóa giáp tết tăng cao.
"Câu chuyện là phải kiểm soát đầu ra như thế nào. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan liên quan phải kiểm soát chặt thị trường, để không hình thành các điểm tích hàng lớn; tuyên truyền để nhân dân hiểu, không găm hàng đến mức quá lớn, không tiếp tay cho các đầu nậu" - quan chức này cho biết - "đặc biệt, phải kiểm soát chặt, xử lý nghiêm đối với các loại hàng không đúng chủng loại và vượt định mức 2 triệu đồng/người/ngày".
Người dân xếp hàng làm thủ tục nhập hàng vào Việt Nam.
Được biết, riêng trong tháng 11, thu thuế XNK tại cửa khẩu Móng Cái gần bằng tổng cộng 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhờ thu thuế từ các loại hàng không đúng chủng loại và vượt định mức 2 triệu đồng.
Trước thực trạng cư dân biên giới đổ xô sang Trung Quốc xách hàng, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc sửa đổi, bổ sung đối với các cơ chế, chính sách dành cho những cư dân này. Một số ý kiến cho rằng, nên quy định, mỗi cư dân đủ điều kiện và có thẻ chỉ được phép 1 lần/tuần qua biên giới mua hàng miễn thuế với mức dưới 2 triệu đồng, thay cho 1 lần/ngày/người như hiện nay. Tuy nhiên, đối với các tỉnh có biên giới, nhiều ý kiến cho rằng nên giữ ở mức hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, để bà con yên tâm làm ăn, sinh sống, qua đó góp phần xây dựng, bảo vệ vùng biên.
Theo Nguyễn Hùng
Lao Động
Từ hôm nay, các hãng hàng không tăng thời gian làm thủ tục chuyến bay Quy định này của Bộ GTVT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Cảng hàng không, sân bay; tạo điều kiện tốt hơn cho hành khách. Theo đó, từ hôm nay 1/12, các hãng hàng không của Việt Nam sẽ tăng thời gian làm thủ tục và đóng quầy chuyến bay. Các hãng hàng không sẽ tăng thời gian làm thủ...