Thủ tướng: Không gây khó cho người từ TP HCM về quê
Các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận lao động, người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam trở về.
Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 16/7, nhằm hỗ trợ cấp bách TP HCM và một số tỉnh, thành phía Nam chống dịch.
Theo đó, các tỉnh thành phối hợp với TP HCM có kế hoạch chuyên chở người lao động về địa phương, thực hiện quy định cách ly, phòng chống dịch và chuẩn bị điều kiện cần thiết khác theo tinh thần hỗ trợ tối đa, không gây khó khăn, phiền hà cho người dân và các tổ chức liên quan; không để tình trạng quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài.
Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đón người dân đang cách ly tập trung ở Quảng Trị về cách ly ở quê nhà, ngày 9/7. Ảnh: CTV
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương khác đến TP HCM; không để thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng.
Hoạt động vận tải hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu giữa các địa phương và TP HCM phải thông suốt; đảm bảo kiểm dịch.
Video đang HOT
TP HCM và các tỉnh phía Nam sẽ được ưu tiên nguồn vaccine. Thủ tướng lưu ý bổ sung diện ưu tiên tiêm là người lao động trong lĩnh vực vận tải, vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm; công nhân làm việc tại doanh nghiệp tập trung, khu công nghiệp, cảng biển, dịch vụ logistic quan trọng, thiết yếu.
“Đây là những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay với TP HCM và các tỉnh phía Nam”, Thủ tướng nêu rõ.
Ngày 7/7, Bộ Y tế quy định người từ TP HCM đi 62 tỉnh, thành phải cách ly y tế tại nhà 7 ngày kể, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Một tuần sau, Bộ tăng thời gian cách ly người về từ TP HCM lên 14 ngày.
TP.HCM có thể phát hiện 9.000 ca nhiễm nữa trong 7 ngày tới
Theo ông Ngô Minh Châu, trong 7 ngày tới TP.HCM phải phát hiện thêm trên dưới 9.000 ca nhiễm nữa mới ổn định.
Chiều 15-7, tại hội nghị trực tuyến sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn TP.HCM theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu nhìn nhận, điểm nổi bật nhất của TP.HCM trong 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16 là đã hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan F0 trong cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu phát biểu tại buổi họp. Ảnh: Trung tâm báo chí
"Mặc dù số ca dương tính trong 7 ngày là hơn 9.000 ca nhưng chúng ta mạnh dạn đánh giá đã hạn chế thấp nhất việc lây lan F0 ra ngoài cộng đồng, trên cơ sở tinh thần cách ly các ổ dịch phát sinh mới ngoài cộng đồng" - ông Châu nhìn nhận.
Ông tiếp: "Với số lượng tiềm ẩn âm thầm trong người dân, tôi nghĩ trong 7 ngày tới chúng ta có thể phát hiện thêm trên dưới 9.000 trường hợp nữa thì mới giải quyết cơ bản tình hình, sau đó mới trở lại mức độ thấp đáng kể".
Về công tác xét nghiệm, Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu đánh giá đây là khâu đột phá, tuy nhiên có thời gian TP thực hiện lấy mẫu cộng đồng với số lượng 500.000 mẫu/ngày, đã có tình trạng năng lực lấy mẫu không đảm bảo, gặp áp lực.
Do đó, TP đã thành lập trung tâm điều phối công tác lấy mẫu xét nghiệm, chỉ đạo 22 quận, huyện TP thành lập tổ công tác. Đồng thời thay đổi cách làm, chuyển từ cách "đánh bao vây" sang cách thẳng vào trung tâm rồi đánh ra các vùng lân cận, mang lại hiệu quả rõ nét.
Qua đó chỉ ra nhiều chợ đầu mối, khu nhà trọ đông người là nơi có nguy cơ lây nhiễm để lấy mẫu. Nhận ra việc chợ Bình Điền lan ra nhiều nơi, chủ yếu là huyện Bình Chánh, quận 8; lây lan ra các chợ, địa bàn giáp ranh.
Ông Ngô Minh Châu đề nghị các đơn vị phát huy kết quả đã có, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở TP Thủ Đức, các quận, huyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu đánh giá việc xét nghiệm COVID là hàng tiền đạo. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tại hội nghị, Giám đốc Sở TT&TT Lâm Đình Thắng đã báo cáo về kết quả của cuộc thi đua "mở rộng vùng xanh trên bản đồ COVID-19".
Ông cho biết Sở đã phân nhóm các đơn vị thi đua theo nhóm nguy cơ rất cao với 5 quận, huyện; nguy cơ cao là 12 quận, huyện và TP Thủ Đức; nhóm nguy cơ với 3 quận và nhóm bình thường mới với hai huyện.
Theo ông Thắng, từ ngày 9-7 đến nay, TP ghi nhận 9.736 ca dương tính, trong đó, 1.794 ca phát sinh trong cộng đồng. Số ca phát sinh trong khu cách ly, phong tỏa là 7.942 ca.
"Nhìn vào biểu đồ thấy số ca có xu hướng tăng theo từng ngày nhưng số ca nhiễm phát sinh phát hiện trong cộng đồng và bệnh viện có xu hướng giảm, tăng đột biến vào ngày 11-7, giảm những ngày sau đó và mới tăng lại 14-7 qua" - ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, hiện huyện Bình Chánh có số ca nhiễm phát sinh nhiều nhất, sau đó là quận Bình Tân, quận 8, TP Thủ Đức. Các phường có ca dương tính phát sinh nhiều nhất là: phường 13 (quận 10) với 43 ca; phường Hiệp Tân (quận Tân Phú) với 41 ca; phường 7 (quận 8) với 41 ca, phường An Lạc (quận Bình Tân) với 40 ca....
Trung bình một ngày TP phát sinh số ca dương tính trong cộng đồng là 299 ca, trong đó huyện Bình Chánh cũng có số ca phát sinh trong ngày nhiều nhất với 39,2 ca; quận Bình Tân với 37 ca. Thấp nhất là huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi.
Các phường có tỉ lệ giảm số ca dương tính nhiều nhất TP trong thời gian qua là: phường Tân Thuận (quận 7) giảm 17,5 ca; kế đến là phường 7 (quận 8),... Còn phường có tốc độ giảm thấp nhất TP là phường 13 (quận 10), cụ thể phường này có số ca dương tính không giảm mà tăng 6,7 ca,...
Đánh giá về việc này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận có những phường có nỗ lực cao như phường Tân Thuận (quận 7); có những phường ở một số quận, huyện có dấu hiệu chưa được giảm. Ông Phong đề nghị huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 10 quan tâm quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng nêu 6 mục tiêu chống Covid-19 Thủ tướng nêu một trong những mục tiêu thời gian tới là quyết tâm kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại TP HCM và các tỉnh phía Nam. Chủ trì hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phía Nam về phòng chống Covid-19, sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 mục tiêu, trong đó " bảo vệ, chăm sóc sức...