Thủ tướng kể chuyện chống dịch: Chủng Delta lây quá nhanh trong không khí
Tại thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng 21-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ thẳng thắn về những thách thức, khó khăn đặt ra trong công tác phòng chống dịch.
Đây là vấn đề người dân quan tâm, đặc biệt khi xuất hiện chủng Delta.
Thủ tướng chia sẻ về những thách thức đặt ra trong công tác phòng chống dịch COVID-19 sau khi lắng nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu – Ảnh: N.BẮC
Thủ tướng cho biết trong tối qua (20-10) đã gọi điện cho chủ tịch tỉnh An Giang khi địa phương này xuất hiện ổ dịch mới với diễn biến rất nhanh.
Ngay sau đó, Bộ Y tế trực tiếp xuống địa phương nắm tình hình, chỉ đạo.
Chỉ mở cửa sổ thôi, cả khu nhà vẫn bị lây
Biến chủng Delta hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy nồng độ virus rất cao, chu kỳ lây lan nhanh hơn, chỉ từ 4-8 tiếng, gần như các ca nhiễm không có biểu hiện, khó phát hiện lâm sàng nên gây khó khăn trong công tác cách ly, điều trị.
Việc đào thải mầm bệnh cũng mất chu kỳ dài hơn so với 14 ngày trước đây, lây lan nhanh trong không khí. Tỉ lệ ca bệnh nặng cũng cao.
Video đang HOT
Thủ tướng dẫn chứng có những người tại Hà Nam đã cách ly đủ ngày, nhưng khi đi làm thì phát bệnh và lây lan; hoặc ở TP.HCM cả dãy nhà cách ly, chỉ mở cửa sổ thôi nhưng cả khu vẫn bị lây nhiễm.
“Thực tế nhiều nước cũng bất ngờ, bị động với biến chủng này” – Thủ tướng chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, công tác chống dịch phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đúc rút ra 3 trụ cột chính để chống dịch bao gồm: giãn cách, cách ly; xét nghiệm; điều trị trên tinh thần cách ly nhanh và điều trị tích cực.
Cụ thể:
- Giãn cách cách ly phải nhanh nhất, hẹp nhất, chặt nhất có thể, để nguồn lây không lây lan rộng.
- Xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh nhưng phải khoa học, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Việc xét nghiệm cũng phải khoa học, hợp lý để sớm phát hiện người bệnh, chăm sóc hợp lý.
- Điều trị phải trên cơ sở điều trị tích cực, từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, giúp bệnh nhân không chuyển nặng và giảm ca tử vong.
Nhiều “công thức” từ thực tiễn
Một “công thức” nữa được Thủ tướng nêu ra, được đúc rút trên thực tiễn là “5K vắc xin điều trị công nghệ đề cao ý thức của nhân dân”. Thủ tướng nói cùng với 5K, để bảo vệ hiệu quả, phải có vắc xin.
Yêu cầu quản lý trên diện rộng không thể làm thủ công nên phải ứng dụng công nghệ. Gắn với đó là các biện pháp điều trị, tập trung chăm sóc nhanh chóng, tích cực, kịp thời. Cuối cùng, để công tác chống dịch toàn diện hiệu quả là ý thức nhân dân.
Với những khu vực bùng phát dịch, Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm là phải tập trung lực lượng. Do đó, cách tiếp cận toàn dân trong phòng chống dịch được đưa ra, gắn phương châm “mỗi xã phường là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”, dồn lực để khoanh vùng dập dịch.
Trong bối cảnh các nguồn lực và điều kiện hệ thống y tế có hạn, nhất là y tế cơ sở chưa được đầu tư thỏa đáng thì việc điều động, hỗ trợ lực lượng là rất cần thiết.
Thủ tướng dẫn chứng, trong đợt dịch vừa qua tại các tỉnh phía Nam và TP.HCM, Chính phủ đã điều động lực lượng rất lớn, xây dựng tới 500 trạm xá lưu động, hơn 130.000 lượt người vào Nam hỗ trợ. Việc tập trung dồn lực, chuyển hướng chiến lược đã giúp mang lại hiệu quả.
Để người dân không bị đói, thiếu ăn thiếu mặc
Về mục tiêu và nhiệm vụ của năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh cùng với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, các định hướng trong thời gian tới sẽ tập trung cho việc nâng cao năng lực y tế cơ sở; đảm bảo an sinh xã hội để người dân không bị đói, thiếu ăn thiếu mặc.
Dành thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp có thêm sức khỏe, điều kiện để sản xuất; gắn đầu tư vào hạ tầng chiến lược với các dự án trọng điểm, tránh manh mún, dàn trải; cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, phức tạp cho nhân dân cũng như doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo chi viện thêm nhân lực y tế cho miền Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế phải triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tiêm vắc xin của hãng Moderna cho người dân trên 65 tuổi tại Bệnh viện quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản hỏa tốc số 5258 gửi bộ trưởng Bộ Y tế và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường nhân lực y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường kịp thời nhân lực chống dịch, đặc biệt là các bác sĩ, điều dưỡng viên điều trị, hồi sức cấp cứu cho các địa phương có số ca nhiễm rất cao như: TP.HCM và một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang...
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, khẩn trương hơn nữa trong việc chỉ đạo tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực điều trị, hồi sức cấp cứu trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở yêu cầu và khả năng đáp ứng chung trên bình diện toàn quốc, Bộ Y tế triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan y tế địa phương nâng cao năng lực, tham gia lực lượng chi viện theo sự điều động của bộ trưởng Bộ Y tế.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu UBND TP.HCM và các tỉnh lân cận gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều chỉnh quy trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn.
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch tiêm, các địa phương thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc xin theo kế hoạch tiêm để có sự phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ tiêm.
Ngoài ra, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng vừa ký quyết định bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận Ủng hộ quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội mong người dân tuân thủ nghiêm giãn cách để giúp TP sớm kiểm soát dịch. 0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp ngày 8/7...