Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tiếp tục tại nhiệm đến năm 2023
Trả lời nhật báo Il Fatto Quotidiano, Thủ tướng Conte cho rằng tất cả các lực lượng thuộc phe chiếm đa số trong quốc hội hiện nay đều ý thức được trách nhiệm lớn lao mà chính phủ đang gánh vác.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng tăng trong nội bộ chính phủ liên minh cầm quyền ở Italy xoay quanh các biện pháp nhằm tái khởi động nền kinh tế sau phong tỏa, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định ông sẽ tiếp tục tại nhiệm cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trả lời phỏng vấn nhật báo Il Fatto Quotidiano ngày 6/5, Thủ tướng Conte cho rằng tất cả các lực lượng thuộc phe chiếm đa số trong quốc hội hiện nay đều ý thức được trách nhiệm lớn lao mà chính phủ đang phải gánh vác.
Phát biểu của Thủ tướng Conte được đưa ra giữa lúc ông phải hứng chịu nhiều công kích từ chính các đảng thuộc liên minh cầm quyền sau khi chính phủ ngày 4/5 quyết định từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc, vốn được áp đặt trong gần 2 tháng qua nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Những tranh cãi trong liên minh cầm quyền đang cản trở việc thông qua gói kích thích trị giá 55 tỷ euro (59,4 tỷ USD) nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Các đồng minh của Thủ tướng Conte, trong đó có đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) và đảng Dân chủ (PD) trung tả, đang bất đồng về các biện pháp nhằm gia tăng thanh khoản cho doanh nghiệp, cũng như nhằm cung cấp khoản hỗ trợ khẩn cấp cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, giới lãnh đạo doanh nghiệp và các chính quyền địa phương cũng lên tiếng chỉ trích thủ tướng và kêu gọi chính phủ đẩy nhanh tiến trình nới lỏng lệnh phong tỏa.
Mặc dù kể từ ngày 4/5, các khu vực sản xuất chế tạo và xây dựng ở Italy đã được phép hoạt động trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp khác hiện vẫn đang bị đóng cửa.
Chính phủ Italy dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ bị giảm 8% trong năm nay, trong khi các chuyên gia kinh tế của hãng tin Bloomberg cho rằng mức sụt giảm có thể lên tới 13%.
Những căng thẳng trong nội bộ liên minh cầm quyền đang làm dấy lên đồn đoán về khả năng Italy sẽ có một chính phủ đoàn kết để thay thế cho chính phủ đương nhiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Bergamo, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một số ý kiến cho rằng người đứng đầu chính phủ đoàn kết này có thể sẽ là một nhân vật có uy tín, chẳng hạn như cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. Tuy nhiên, những bất đồng hiện nay giữa các chính đảng ở Italy đang khiến khả năng này khó có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Conte còn cho biết ông Draghi cũng chưa bao giờ bày tỏ ý định muốn giữ chức thủ tướng.
Trong khi đó, một số quan chức giấu tên tiết lộ Tổng thống Italy Sergio Mattarella sẽ quyết định cho tiến hành bầu cử sớm nếu chính phủ đương nhiệm bị tan rã.
Đây là lựa chọn duy nhất do các chính đảng hiện nay sẽ không còn có khả năng thiết lập được thế đa số để thực hiện một chương trình đáng tin cậy.
Theo Hiến pháp, Tổng thống Italy có quyền giải tán quốc hội để tiến hành bầu cử, chỉ định thủ tướng hoặc tham vấn với các chính đảng để tìm cách thành lập một chính phủ mới.
Báo chí Italy cũng dẫn lời một số quan chức giấu tên cho biết một cuộc bầu cử trước thời hạn có thể được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.
Trước đó, cựu Thủ tướng Matteo Renzi đồng thời là lãnh đạo đảng Viva Italia, dọa sẽ rút lui sự ủng hộ đối với chính phủ liên minh nếu Thủ tướng Conte không giải quyết được những khó khăn kinh tế do lệnh phong tỏa.
Bộ trưởng Nông nghiệp Teresa Bellanova, thành viên của đảng Viva Italia, ngày 6/5 cũng tuyên bố có thể sẽ từ chức nếu chính phủ không đồng ý trao quy chế pháp lý cho các lao động nhập cư bất hợp pháp.
Điều này cho thấy chính trường Italy đang khá bấp bênh trong bối cảnh nước này phải hứng chịu những hậu quả tàn khốc do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tính đến ngày 6/5, Italy đã ghi nhận hơn 213.000 ca nhiễm và 29.315 ca tử vong do COVID-19.
Thủ tướng Italy bác đề nghị nới lỏng các hạn chế phong tỏa do dịch COVID-19
Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 8/4 cho rằng Italy phải kiên trì với lệnh phong tỏa khắt khe để cố gắng kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó bác bỏ những lời kêu gọi của các doanh nghiệp được mở lại công ty.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Turin, Italy ngày 7/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Bild của Đức dẫn đoạn băng ghi âm phát biểu của Thủ tướng Conte nêu rõ: "Các nhà khoa học yêu cầu chúng tôi hoàn toàn không được nới lỏng các biện pháp hạn chế". Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng nếu người dân Italy tôn trọng lệnh phong tỏa của chính phủ thì số người mới mắc COVID-19 cũng như con số tử vong sẽ giảm, tuy vậy Thủ tướng vẫn nhấn mạnh phải tiếp tục áp đặt biện pháp khắt khe này.
Cùng ngày, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 8/4 công bố nước này ghi nhận thêm 3.836 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 139.422 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong đã tăng lên 17.669 trường hợp (tăng 542 ca) và số ca hồi phục là 26.491 ca (tăng 2.099 ca).
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Italy hiện có tổng số 28.485 ca nhập viện với các triệu chứng, 3.693 ca phải điều trị tích cực, và 63.084 trường hợp cách ly tại nhà. Theo đó, nước này tiếp tục ghi nhận số ca điều trị tích cực giảm 99 trường hợp so với ngày 7/4.
Trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, trong báo cáo mới nhất, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Eurozone sẽ giảm 9% trong năm 2020 và sẽ tăng 7,8% trong năm 2021. Trong đó, GDP của Italy hứng chịu sự suy giảm mạnh nhất 11,6% và sẽ tăng trở lại vào năm 2021 ở mức 7,9%.
Goldman Sachs cũng khẳng định sự không chắc chắn về các dự báo mới đưa ra, khi mà dự báo chủ yếu dựa trên 3 thông số chính: thời điểm đỉnh dịch, thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh và tốc độ phục hồi sau đó. Goldman Sachs ước tính trong kịch bản xấu nhất GDP của Eurozone sẽ sụt giảm đến 16%. Trong khi đó, các nhà phân tích dự báo GPD của Pháp sẽ giảm 7,4% trong năm 2020 và tăng trở lại 6,4% trong năm 2021; Đức với ước tính tương ứng giảm 8,9% và tăng 8,5%; Tây Ban Nha giảm 9,7% và tăng 8,5%.
Hải Linh - Ngọc Thúy
Người điều trị tích cực nCoV tại Italy lần đầu tiên giảm Italy ghi nhận số người nhiễm nCoV tăng lên 124.632, nhưng số bệnh nhân điều trị tích cực đã giảm lần đầu tiên trong nhiều tháng. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết số ca nhiễm mới hàng ngày ở nước này hôm 4/4 tăng từ 119.827 lên 124.632 người, mức tăng chỉ ở khoảng 4%. Thêm 681 người chết vì...