Thủ tướng Italy bác đề nghị nới lỏng các hạn chế phong tỏa do dịch COVID-19
Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 8/4 cho rằng Italy phải kiên trì với lệnh phong tỏa khắt khe để cố gắng kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó bác bỏ những lời kêu gọi của các doanh nghiệp được mở lại công ty.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Turin, Italy ngày 7/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Bild của Đức dẫn đoạn băng ghi âm phát biểu của Thủ tướng Conte nêu rõ: “Các nhà khoa học yêu cầu chúng tôi hoàn toàn không được nới lỏng các biện pháp hạn chế”. Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng nếu người dân Italy tôn trọng lệnh phong tỏa của chính phủ thì số người mới mắc COVID-19 cũng như con số tử vong sẽ giảm, tuy vậy Thủ tướng vẫn nhấn mạnh phải tiếp tục áp đặt biện pháp khắt khe này.
Cùng ngày, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 8/4 công bố nước này ghi nhận thêm 3.836 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 139.422 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong đã tăng lên 17.669 trường hợp (tăng 542 ca) và số ca hồi phục là 26.491 ca (tăng 2.099 ca).
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Italy hiện có tổng số 28.485 ca nhập viện với các triệu chứng, 3.693 ca phải điều trị tích cực, và 63.084 trường hợp cách ly tại nhà. Theo đó, nước này tiếp tục ghi nhận số ca điều trị tích cực giảm 99 trường hợp so với ngày 7/4.
Trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, trong báo cáo mới nhất, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Eurozone sẽ giảm 9% trong năm 2020 và sẽ tăng 7,8% trong năm 2021. Trong đó, GDP của Italy hứng chịu sự suy giảm mạnh nhất 11,6% và sẽ tăng trở lại vào năm 2021 ở mức 7,9%.
Goldman Sachs cũng khẳng định sự không chắc chắn về các dự báo mới đưa ra, khi mà dự báo chủ yếu dựa trên 3 thông số chính: thời điểm đỉnh dịch, thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh và tốc độ phục hồi sau đó. Goldman Sachs ước tính trong kịch bản xấu nhất GDP của Eurozone sẽ sụt giảm đến 16%. Trong khi đó, các nhà phân tích dự báo GPD của Pháp sẽ giảm 7,4% trong năm 2020 và tăng trở lại 6,4% trong năm 2021; Đức với ước tính tương ứng giảm 8,9% và tăng 8,5%; Tây Ban Nha giảm 9,7% và tăng 8,5%.
Hải Linh – Ngọc Thúy
Bên trong vùng đỏ ở Italy trong 'giờ phút đen tối nhất'
Các hoạt động kinh doanh, du lịch đến nhiều vùng của Italy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố hôm 10/3.
Quán bar Il Sant'Andrea là biểu tượng của sự náo nhiệt ở Orvieto, thị trấn trên đỉnh đồi với khoảng 4.000 người ở miền trung nước Italy. Vào một buổi sáng điển hình, khách hàng sẽ tấp nập ghé chân uống cà phê, trò chuyện hoặc đọc báo.
Thế nhưng, vào ngày 10/3, khi toàn bộ đất nước bị phong tỏa, khách bắt đầu vắng hẳn. "Nói như thế này cho dễ hiểu, hôm 8/11/2019, chúng tôi có 5 nhân viên làm việc, nhưng giờ chỉ có 1".
Thủ tướng Giuseppe Conte đã nói với 60 triệu người Italy vào cuối ngày 9/3 rằng "mọi người nên ở nhà" trong khi chính phủ thông báo về các biện pháp "chưa từng có trong thời bình" để ngăn dịch virus corona. Italy là ổ dịch nghiêm trọng nhất châu Âu, theo Guardian. Cả đất nước Italy nay đã trở thành "vùng đỏ" sau lệnh phong tỏa mới nhất.
Italy đối mặt với "giờ phút đen tối nhất" trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng do Covid-19 gây ra, Thủ tướng Italy đã nhắc lại câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh Winston Churchill trong Thế chiến II để nói về tình trạng dịch bệnh hiện nay.
Thông điệp của ông Conte đang lan tỏa. Hashtag #iostoacasa (tiếng Italy nghĩa là "Tôi đang ở nhà") xuất hiện khắp các trang mạng xã hội. Hàng nghìn người đã chia sẻ những bức ảnh thoải mái ở nhà như nấu nướng, đọc sách...
Quảng trường Thánh Phêrô ở thành quốc Vatican, Italy, trước và sau lệnh phong tỏa. Ảnh: Chụp màn hình video của Guardian.
Orvieto sống nhờ vào du lịch. Các quán bar và cửa hàng ở đây giờ phải dán băng keo xuống đất để đánh dấu vị trí đứng của khách hàng, đảm bảo họ đứng cách nhau ít nhất một mét.
Tâm trạng người dân sáng 10/3 rất ảm đạm, không giống như ở những nơi khác của Italy. Người dân khá điềm tĩnh, không hoảng loạn. Mọi người vẫn đi dạo xung quanh, một số người đeo khẩu trang, số khác chùm khăn quàng cổ lên tận miệng.
"Người dân chắc chắn đang tuân thủ một cách nghiêm túc", ông Federico Badia, thợ đóng giày, nói. "Mọi người đang ở nhà và chỉ đi ra ngoài nếu cần thiết. Nhưng tôi rất lo lắng về tương lai của một thị trấn nhỏ như Orvieto vì hầu hết tiểu thương đều tồn tại nhờ du lịch".
Các cư dân khác tỏ ra hoang mang vì lệnh phong tỏa, "Điều này làm tôi bối rối", ông Toni DeBella, một cư dân người Mỹ, nói. "Bạn phải ở nhà nhưng bạn vẫn có thể đến quán bar. Phương tiện giao thông vận tải vẫn đang hoạt động, nhưng bạn không nghĩ rằng mình có thể đi đâu".
Theo quy định cách ly, tất cả hình thức tụ tập nơi công cộng như các sự kiển thể thao, đều bị cấm. Đám tang và đám cưới cũng vậy.
Các nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng gym, spa và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đều bị đóng cửa. Chỉ có các quán bar và nhà hàng có thể mở cửa nhưng trong khoảng từ 6h đến 18h.
Du lịch cũng bị cấm trừ trường hợp khẩn cấp, có thể kiểm chứng hoặc trong các trường hợp có vấn đề về sức khỏe.
Venice biến thành 'thị trấn ma' giữa bùng phát dịch Covid-19
Thành phố Venice của Italy đã biến thành "thị trấn ma" trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát. Sau báo cáo tăng 50% số ca nhiễm, nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng bị bỏ hoang.
Theo news.zing.vn
Lãnh đạo thế giới gửi lời chúc, mong Thủ tướng Anh sớm lành bệnh Lãnh đạo thế giới gửi lời chúc, hy vọng Thủ tướng Anh Boris Johnson nhanh chóng hồi phục sau khi ông được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt do mắc Covid-19. Dưới đây là lời chúc của các lãnh đạo thế giới gửi tới Thủ tướng Anh. Mỹ Tổng thống Trump hôm 6/4 nói ông rất buồn khi hay tin Thủ tướng...