Thủ tướng Israel “phản pháo” Tổng thống Mỹ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng phản đối các bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng một quốc gia Palestine độc lập phải dựa trên các đường biên giới năm 1967.
Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Obama trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2010.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã có bài phát biểu quan trọng về tương lai chính sách của Washington về Trung Đông và Bắc Phi tại Bộ ngoại giao Mỹ.
Đối với vấn đề Israel-Palestine, nhà lãnh đạo Mỹ cho hay nền tảng của các cuộc đàm phán hoà bình tạo ra “một nhà nước Palestine độc lập và một Israel an toàn”.
“Mỹ tin rằng các cuộc đàm phán sẽ dẫn tới 2 quốc gia độc lập, với việc Palestine phải có các đường biên giới cố định với Israel, Jordan, Ai Cập và Israel cũng phải có đường biên giới cố định với Palestine”.
“Biên giới giữa Israel và Palestine cần dựa trên đường biên giới có trước cuộc Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 với các thoả thuận mà hai bên cùng thống nhất, vì vậy các đường biên giới an toàn và được công nhận sẽ được thiết lập cho cả hai nước”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đáp lại phát biểu của ông Obama, Thủ tướng Israel Netanyahu nói rằng các đường biên giới, vốn tồn tại trước cuộc chiến năm 1967, là “không thể bảo vệ được”.
Trong cuộc chiến năm 1967, Israel đã chiếm những vùng đất của người Palestine. Ước tính khoảng 300.000 người Israel đang sống tại các khu định cư được xây dựng tại Bờ Tây, vốn nằm bên ngoài các đường biên giới năm 1967. Các khu định cư là bất hợp phép theo luật quốc tế mặc dù Israel phản đối điều này.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Netanyahu nói ông đánh giá cao cam kết hoà bình của Tổng thống Obama nhưng “sự tồn tại của một nhà nước Palestine không thể bị đánh đổi bằng sự tồn tại của Israel”.
Ông Netanyahu cũng kêu gọi ông Obama tái khẳng định các cam kết của Mỹ đối với Israel như đã đưa ra hồi năm 2004, ám chỉ một bức thư của Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush trong đó nói rằng Israel có thể giữ lại các khu định cư trong bất kỳ thoả thuận hoà bình nào.
“Những cam kết đó nói rằng Israel không phải rút khỏi các đường biên giới năm 1967″, ông Netanyahu nói và nhấn mạnh thêm rằng một đường biên giới như vậy là “khổng thể bảo vệ được”.
Tiến trình đàm phán hoà bình Israel-Palestine hiện đang rơi vào bế tắc do Israel tiếp tục xây các khu định cư Do Thái trên vùng đất chiếm của Palestine ở Bờ Tây.
Thủ tướng Netanyahu dự kiến có cuộc hội đàm với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng vào hôm nay.
Theo Dân Trí
Obama: 'Gadhafi ra đi là điều không tránh khỏi'
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi phải từ bỏ quyền lực là điều chắc chắn và chỉ khi đó mới có cuộc chuyển tiếp dân chủ tại quốc gia Bắc Phi này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP.
Thông điệp được ông chủ Nhà Trắng đưa ra trong bài phát biểu chính thức đầu tiên đề cập đến làn sóng nổi dậy tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Biến cố lịch sử này làm thay đổi hoàn toàn bức tranh chính trị khu vực, với hai tổng thống kỳ cựu tại Tunisia và Ai Cập bị lật đổ, đồng thời đẩy Libya vào cuộc nội chiến xoay quanh chiếc ghế lãnh đạo của đại tá Gadhafi.
"Thời gian đang chống lại Gadhafi. Ông ta không kiểm soát được đất nước của mình nữa. Phe đối lập đã tổ chức được một Hội đồng Lâm thời hợp pháp và đáng tin cậy", AP dẫn lời phát biểu của ông Obama từ Washington.
"Khi Gadhafi không tránh khỏi việc phải ra đi hoặc bị tước bỏ quyền lực, những thập kỷ khiêu khích sẽ chấm dứt và quá trình chuyển tiếp dân chủ tại Libya được thúc đẩy", ông chủ Nhà Trắng nói thêm. Obama cũng bảo vệ cho quyết định sử dụng quân sự chống lại chính phủ Libya.
Phản ứng trước tuyên bố trên, phát ngôn viên chính phủ Libya Mussa Ibrahim nhấn mạnh: "Obama vẫn ảo tưởng. Ông ta tin vào những điều giả dối mà chính phủ của ông ta cũng như giới truyền thông reo rắc khắp thế giới. Obama không phải là người quyết định Muammar Gadhafi phải rời Libya hay không. Đó là quyết định của nhân dân Libya".
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng có quan điểm tương tự tổng thống Mỹ, khi cho rằng sức ép về quân sự và chính trị đang làm suy yếu chế độ Gadhafi và cuối cùng sẽ lật đổ được ông này. Liên quân NATO gồm Mỹ, Anh và Pháp dựa vào nghị quyết Liên Hợp Quốc đánh phá quân đội Gadhafi từ ngày 19/3. Một số cuộc oanh tạc được cho là nhằm tiêu diệt cá nhân đại tá Gadhafi.
Trong khi đó, truyền hình Libya hôm qua chiếu hình ảnh đại tá Gadhafi gặp một chính trị gia tại Tripoli, vốn là thành viên trong phái đoàn Libya sang Matxcơva gặp giới chức Nga trong tuần này để tìm kiếm khả năng về một cuộc ngừng bắn. Đoạn phim có quay vào một màn hình TV đặt trong phòng Gadhafi, trên đó có dòng chữ chỉ thứ năm ngày 19/5.
Hôm 11/5, truyền hình Libya cũng phát hình ảnh Gadhafi gặp các thủ lĩnh bộ lạc tại Tripoli, nhằm xoá tan nghi ngờ ông đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích của NATO. Sau đó ông còn đưa ra một đoạn băng ghi âm, trong đó chế nhạo lực lượng NATO và tuyên bố liên quân không bao giờ có thể chạm tới mình.
Tình hình Libya đang nóng thêm với thông tin Bộ trưởng Dầu mỏ Shokri Ghanem đào tẩu khỏi chính phủ Gadhafi. Tuy nhiên, phát ngôn viên Ibrahim phủ nhận tin này và khẳng định ông Ghanem chỉ sang Tunisia công tác chính thức và sẽ trở về nước. Những ngày gần đây, nguồn tin an ninh từ Tunisia cũng cho rằng vợ đại tá Gadhafi là bà Safia Gadhafi và con gái Aisha đã "bỏ trốn sang nước này".
Theo VNExpress
Nghi vấn hình xăm mới của Jolie và đứa con thứ 7 Trong dịp tới Bắc Phi với vai trò là Đại sứ Thiện chí, Angelina Jolie lộ hình xăm lớn trên cánh tay trái. Nhiều người cho rằng, hình xăm mới này có liên quan tới việc nhận con nuôi tiếp theo của người đẹp "Bí mật ngôi mộ cổ". Angelina với hình xăm mới trên cánh tay. Ảnh: AP. Angelina là ngôi sao...