Thủ tướng Israel hầu tòa
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm nay có mặt tại tòa án quận Jerusalem khi phiên tòa xét xử các cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông bắt đầu diễn ra.
Phiên tòa kết thúc sau khoảng một giờ. Thủ tướng Netanyahu im lặng trong hầu hết phiên tòa, chỉ thỉnh thoảng thì thầm với đội ngũ pháp lý của ông. Các luật sư đại diện cho Thủ tướng Israel nói họ không được tiếp cận kịp thời tất cả những tài liệu liên quan, do đó yêu cầu trì hoãn tiến hành phiên tòa tiếp theo sau vài tháng. Hiện thời gian diễn ra phiên tòa kế tiếp chưa được ấn định.
Thủ tướng Israel Netanyahu xuất hiện tại tòa án quận Jerusalem ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Netanyahu bị cáo buộc đã nhận xì gà, champagne cùng trang sức từ nhiều người với tổng giá trị lên tới hơn 196.000 USD và đổi lại bằng những lời hứa giúp đỡ. Ông cũng được cho là đã ưu ái truyền thông với điều kiện họ viết những bài tích cực về mình.
Vây quanh bởi các bộ trưởng thuộc đảng cánh hữu Likud của ông, Thủ tướng Netanyahu phát biểu với truyền thông trước khi bước vào phòng xử án tòa án quận Jerusalem để đối mặt với các cáo buộc nhận hối lộ, thạm nhũng và vi phạm lòng tin.
Video đang HOT
“Tôi tới đây với tư thế lưng thẳng và đầu ngẩng cao”, ông nói, khẳng định những cáo buộc nhằm vào mình là “ngụy tạo và lố bịch”. Thủ tướng Netanyahu cho rằng mình là nạn nhân của một chiến dịch “săn phù thủy”, cụm từ mang hàm ý cố tình bới lông tìm viết để bôi nhọ ai đó, và các cáo buộc được tạo ra để đẩy ông khỏi ghế thủ tướng.
Netanyahu, 70 tuổi, là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Israel. Ông cũng là thủ tướng đương nhiệm đầu tiên phải hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng. Quá trình xét xử dự kiến kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Những bị cáo khác, bao gồm ông trùm truyền thông Shaul Elovitch và Arnon Mozes, cũng xuất hiện tại tòa. Hai người này bị cáo buộc tìm kiếm những thỏa thuận bất hợp pháp với Thủ tướng Netanyahu.
Thủ tướng Israel bị truy tố vào tháng 11 năm ngoái. Phiên tòa xét xử ông đáng lẽ diễn ra từ giữa tháng ba, nhưng bị hoãn lại do Covid-19. Theo luật Israel, một thủ tướng đương nhiệm nếu bị truy tố không có nghĩa vụ phải từ chức mà vẫn có thể tiếp tục nắm quyền, ngay cả khi phải ra hầu tòa. Các nghị sĩ chỉ có thể bỏ phiếu phế truất thủ tướng sau khi mọi kháng cáo thất bại, quá trình mất rất nhiều thời gian, thậm chí kéo dài hàng năm.
Thủ tướng Israel Netanyahu nỗ lực thành lập chính phủ liên hiệp
Thủ tướng Netanyahu và đảng Likud buộc phải tìm cách thuyết phục một số nghị sỹ thuộc khối đối lập tham gia liên minh cánh hữu để giúp ông Netanyahu hội đủ 61/120 ghế và thành lập chính phủ mới.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu tại cuộc họp ở Jerusalem ngày 4/3. (Ảnh: THX/TTXVN)
Sau khi kết quả cuộc tổng tuyển cử mới nhất được công bố, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hiện đang cố gắng thuyết phục một số nghị sỹ thuộc phe đối lập tham gia liên minh cánh hữu để thành lập chính phủ mới.
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn tờ Haaretz cho biết cuộc bầu cử ngày 2/3 vừa qua đã không thể giúp ông Netanyahu và khối cánh hữu ủng hộ ông giành được tối thiểu 61/120 ghế tại quốc hội để có thể thành lập chính phủ liên minh.
Tuy là đảng Likud của ông Netanyahu là chính đảng lớn nhất tại quốc hội với 36 ghế, nhưng khối cánh hữu lại chỉ giành được 58 ghế. Điều này buộc Thủ tướng Netanyahu và đảng Likud tìm cách thuyết phục một số nghị sỹ thuộc khối đối lập tham gia liên minh cánh hữu để giúp ông Netanyahu hội đủ 61/120 ghế và thành lập chính phủ mới.
Theo luật pháp, Israel sẽ phạt nghị sỹ từ bỏ đảng của mình trong quốc hội để tham gia đảng phái khác hoặc hoạt động độc lập. Án phạt sẽ hạn chế khả năng nghị sỹ đó hoạt động chính trị, nhưng có một số quy định ông Netanyahu có thể tận dụng để lôi kéo các nghị sỹ đảng khác như nghị sỹ từ bỏ đảng nhưng không rời khỏi quốc hội sẽ không được tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo trong thành phần của bất kỳ đảng/liên danh nào hiện tại trong quốc hội.
Nghị sỹ đó chỉ có thể tham gia tranh cử trong lần bầu cử tiếp theo với tư cách là ứng cử viên của một đảng mới. Một số hạn chế này đã được áp dụng trong quá khứ.
Luật pháp Israel cho phép 1/3 thành viên của một đảng trong quốc hội có ít nhất 6 ghế được rời khỏi đảng và hoạt động độc lập mà không bị trừng phạt.
Những nghị sỹ từ bỏ đảng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng trong nội các hoặc thứ trưởng và đảng hiện hành có thể bị mất một khoản ngân sách nhà nước phân bổ (dựa trên số thành viên trong quốc hội).
Nếu Thủ tướng Netanyahu có thể thuyết phục được 3 nghị sỹ từ các đảng còn lại tham gia liên minh cánh hữu, cánh hữu sẽ hội đủ 61/120 ghế để thành lập chính phủ mới.
Thậm chí trước thời điểm chính phủ mới được thành lập, ông Netanyahu có thể đề xuất dự luật để quốc hội thông qua sửa đổi quy chế trừng phạt đối với nghị sỹ rời bỏ đảng. Ông Netanyahu có thể yêu cầu những nghị sỹ này bỏ phiếu ủng hộ để sửa đổi.
Nếu luật được sửa đổi, ông Netanyahu sau đó có thể chỉ định các nghị sỹ này làm bộ trưởng hoặc thứ trưởng và đề xuất một số quyền lợi khác trong tương lai để giúp họ củng cố sự nghiệp chính trị, như trao cho các nghị sỹ này một vị trí trong danh sách thành viên của đảng Likud tham gia quốc hội trong cuộc bầu cử tiếp theo./.
Theo Công Đồng (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Đảng Likud tìm lãnh đạo mới: Ngã rẽ phá thế bế tắc chính trị Israel? Việc đảng Likud tìm lãnh đạo mới được xem là thách thức lớn với Thủ tướng Netanyahu song cũng có thể là ngã rẽ mới, phá thế bế tắc chính trị Israel. Truyền thông Israel hôm qua (24/11) đưa tin, đảng Likud của đương kim Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ tiến hành bỏ phiếu để bầu lãnh đạo mới, trong bối cảnh...