Thủ tướng Israel đề xuất Mỹ cùng thành lập ‘NATO Trung Đông’
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đề xuất thành lập một khối quân sự mới theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) để đối phó với Iran.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington, D.C., ngày 24/7. Ảnh: Reuters/TTXVN
Phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 24/7, nhà lãnh đạo Israel đề xuất gọi tên khối quân sự mới này là “ Liên minh Abraham”. Đây là lần phát biểu thứ tư của Thủ tướng Netanyahu tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ.
Phát biểu của ông Netanyahu có đoạn: “Mỹ đã thành lập một liên minh an ninh ở châu Âu để chống lại mối đe dọa từ Liên Xô. Tương tự như vậy, Mỹ và Israel ngày nay có thể hình thành một liên minh an ninh ở Trung Đông để đối phó với nguy hiểm gia tăng từ Iran”.
Theo nhà lãnh đạo Israel, minh chứng về liên minh như vậy có thể được thể hiện qua sự kiện ngày 14/4, khi tên lửa và thiết bị bay không người lái Iran nhằm vào Israel. Thời điểm đó, Mỹ và Anh đã giúp bắn hạ một số vũ khí này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Netanyahu cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã gắn kết liên minh đó lại với nhau. Thủ tướng Israel cũng ghi nhận cựu Tổng thống Donald Trump vì đã làm trung gian cho “Hiệp định Abraham” giữa Israel và một số nước Arab trong nhiệm kỳ của ông.
Theo Thủ tướng Israel, các quốc gia hòa bình với Tel Aviv hoặc có ý định như vậy nên gia nhập khối. Ông Netanyahu lập luận rằng việc Israel chiến đấu và nỗ lực ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân không chỉ bảo vệ chính Tel Aviv mà còn bảo vệ các quốc gia khác.
Mỹ đã viện trợ quân sự cho Israel trong suốt cuộc xung đột đã kéo dài đến tháng thứ 9 tại Gaza.
Chính phủ của Tổng thống Biden đã đề xuất một kế hoạch ngừng bắn gồm ba giai đoạn cho Gaza.
Ông Netanyahu khẳng định Israel sẽ không dừng lại cho đến khi triệt tiêu được khả năng quân sự của Hamas, chấm dứt sự cai trị của phong trào này ở Gaza và đưa tất cả con tin trở về. Thủ tướng Netanyahu bổ sung: “Đó là ý nghĩa của chiến thắng hoàn toàn”.
Trước đó, Thủ tướng Netanyahu vào tối 7/7 đã trình bày một danh sách những yêu cầu không thể thương lượng. Tờ The Times of Israel dẫn danh sách bốn yêu cầu do Văn phòng Thủ tướng đưa ra nêu rõ, trước tiên, bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng phải tạo điều kiện để Israel quay trở lại và chiến đấu cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu.
Ngoài ra, phải đảm bảo rằng thỏa thuận sẽ không cho phép tuồn lậu vũ khí từ Ai Cập vào Gaza, và cũng không để các tay súng có vũ trang quay trở lại phía Bắc Gaza.
Cuối cùng, tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng bổ sung rằng Israel sẽ tìm cách đưa về càng nhiều con tin còn sống càng tốt.
Thủ tướng Netanyahu: Israel có thể chiến thắng Hamas mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNBC, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Hamas ở Gaza ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Mỹ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, nhà lãnh đạo Israel nhấn mạnh Tel Aviv coi trọng và mong muốn sự hỗ trợ của Mỹ, đồng thời cam kết cá nhân ông sẽ làm mọi thứ có thể để nhận được sự hỗ trợ của Washington. Tuy nhiên, khi được hỏi thẳng thắn rằng: "Liệu Israel có thể chiến thắng trong cuộc xung đột này nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ hay không?" Thủ tướng trả lời: "Câu trả lời là có".
Ông Netanyahu đánh giá cao sự giúp đỡ từ Mỹ kể từ khi cuộc xung đột Palestine - Israel bùng phát. Nhà lãnh đạo Israel cũng thừa nhận có sự bất đồng về Gaza chứ không phải về Rafah và lưu ý rằng Israel đang làm những gì cần phải làm.
"Tôi hy vọng chúng tôi có thể đồng quan điểm với Mỹ. Chúng tôi đang thảo luận với họ. Nhưng cuối cùng chúng tôi làm những gì chúng tôi phải làm để bảo vệ sự sống của đất nước chúng tôi", ông Netanyahu nhấn mạnh.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng lo ngại về cuộc tấn công ngày càng sâu rộng của Israel nhắm vào Hamas ở Rafah, Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một hành động cân bằng. Trong khi dường như đang cố gắng kiềm chế Tel Aviv để xoa dịu dư luận về số người chết ở Gaza và quy mô của thảm họa nhân đạo, Washington vẫn duy trì dòng vũ khí ổn định cho đồng minh.
Trước đó, Mỹ đã tạm dừng vận chuyển vũ khí cho Israel gồm 1.800 quả bom 907 kg và 1.700 quả bom 227 kg, cùng cảnh báo rằng Washington sẽ hạn chế cung cấp vũ khí cho Israel nếu nước này tiến hành một cuộc tấn công quân sự lớn vào Rafah. Động thái thận trọng này được đưa ra khi Quân đội Israel bắt đầu chiến dịch quân sự ở phía đông Rafah và giành quyền kiểm soát phía Gaza của cửa khẩu Rafah với Ai Cập.
Hôm 13/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ vẫn đang gửi vũ khí phòng thủ và một loạt vũ khí tấn công không gây nguy cơ gây thương vong lớn cho dân thường.
Chỉ vài ngày sau khi ông Biden tuyên bố ngừng cung cấp các loại bom chỉ định cho Israel, có thông tin cho rằng Washington đang chuẩn bị gửi vũ khí và đạn dược trị giá 1,25 tỷ USD cho Israel. Gói này được cho là sẽ bao gồm đạn xe tăng trị giá 700 triệu USD, 500 triệu USD cho xe chiến thuật và 60 triệu USD cho đạn súng cối.
Thủ tướng Israel cảnh báo gây thêm sức ép với Hamas Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ gây sức ép lên Hamas và cảnh báo giáng thêm những đòn mạnh mẽ để phong trào này phải thả các con tin còn lại. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trước người dân hôm 21/4. Ảnh: X "Thật không may, tất cả các đề xuất thả con tin của chúng tôi cho đến...