Thủ tướng Ireland Leo Varadkar thông báo từ chức
Ngày 20/3, ông Leo Varadkar thông báo sẽ từ chức Thủ tướng Ireland và lãnh đạo đảng Fine Gael cầm quyền của Ireland.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar dự một sự kiện ở Belfast, Ireland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại buổi họp báo bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Dublin, ông Varadkar tuyên bố: “Tôi sẽ từ chức Chủ tịch và lãnh đạo đảng Fine Gael hôm nay và sẽ từ chức Thủ tướng ngay khi người kế nhiệm có thể đảm nhận vai trò này”.
Việc ông Varadkar rời khỏi vị trí người đứng đầu liên minh 3 đảng cầm quyền trong Chính phủ sẽ không tự động kích hoạt một cuộc tổng tuyển cử và người thay thế ông có thể là một lãnh đạo mới của đảng Fine Gael.
Ông Leo Varadkar, sinh năm 1979, được Dail Eireann (Hạ viện) bổ nhiệm làm Thủ tướng ngày 14/6/2017 sau khi người tiền nhiệm Enda Kenny về hưu và trở thành vị thủ tướng trẻ tuổi nhất của Ireland. Ông Varadkar từ chức vào năm 2020 sau khi đảng của ông thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội. Đến năm 2022, ông quay lại tiếp quản chức Thủ tướng Ireland từ ông Michael Martin theo cơ chế luân phiên được thống nhất giữa 2 đảng thuộc liên minh cầm quyền.
EU đang mất uy tín liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza?
Mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận về Gaza tại hội nghị thượng đỉnh EU tuần này nhưng vẫn thiếu sự đồng thuận về quan điểm chung.
Như vậy, không có thông điệp rõ ràng về Gaza từ EU, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn.
Không có thông điệp rõ ràng về Gaza từ EU, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo tờ Deutsche Welle (Đức) ngày 16/12, một số chính trị gia EU nhận thấy động lực ngày càng tăng trong việc đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn chung ở Gaza. Tuy nhiên, nó đã không trở thành quan điểm chính sách chính thức tại hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra từ ngày 14-15/12 tại Brussels.
Thiếu đồng thuận
Sau hai tháng diễn ra cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza, với tổng số người Israel và Palestine thiệt mạng được báo cáo là gần 20.000, các nhà lãnh đạo EU đã dành hàng giờ để thảo luận về cuộc xung đột ở Brussels nhưng không đưa ra tuyên bố chung theo thông lệ.
"Có sự khác biệt trong suy nghĩ và quan điểm về ý tưởng tạm dừng giao tranh vì nhân đạo, được một số người ủng hộ; và dừng bắn nhân đạo, được các nước khác ủng hộ", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã tóm tắt trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh.
Quan chức cấp cao của EU trên nhấn mạnh rằng tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu đã "lên án mạnh mẽ Hamas về cuộc tấn công khủng bố ngày 7/10 và nhấn mạnh quyền tự vệ của Israel", nhưng lưu ý Israel cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế khi nước này tìm cách tiêu diệt nhóm Hồi giáo trên.
"Hỗ trợ và viện trợ nhân đạo phải được đảm bảo", ông Michel cho biết, đồng thời nhắc lại sự ủng hộ lâu dài của EU đối với giải pháp hai nhà nước - trong đó người dân Palestine cuối cùng sẽ có nhà nước chính thức của riêng mình để đảm bảo hòa bình lâu dài.
EU đã gặp khó khăn trong việc có được một tiếng nói chung kể từ khi Hamas tấn công vào miền Nam Israel, gây ra cuộc xung đột mà kể từ đó cho đến nay ước tính khoảng 20.000 người thiệt mạng ở cả hai bên.
Trong khi 27 quốc gia của EU có chung quan điểm cơ bản, họ lại bị chia rẽ thành những quốc gia có thiện cảm hơn với người Palestine, như Bỉ, Tây Ban Nha và Ireland; và những người ủng hộ Israel, như Đức và Áo.
Tình hình ở Gaza "vẫn là cơn ác mộng"
Khi các nhà lãnh đạo EU họp mặt lần gần đây nhất vào cuối tháng 10, họ đã kêu gọi "tạm dừng nhân đạo" trong cuộc xung đột để đưa hàng viện trợ vô cùng cần thiết vào Gaza, nơi đang bị Israel phong tỏa. Đầu tuần này, Stephen Ryan, điều phối viên triển khai nhanh của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, nói rằng điều kiện sống của dân thường ở Gaza "vẫn là một cơn ác mộng".
Trong tháng tháng 10, một số quốc gia thành viên đã kêu gọi ngừng bắn toàn diện nhưng những quốc gia khác, bao gồm cả Đức, lập luận rằng động thái như vậy sẽ hạn chế khả năng tự vệ của Israel.
Ngày 15/12, khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, các nhà lãnh đạo EU chỉ đưa ra tuyên bố đơn giản về chủ đề này: "Hội đồng châu Âu đã tổ chức một cuộc tranh luận chiến lược chuyên sâu về Trung Đông".
Các tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 14/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trước hội nghị thượng đỉnh tuần này, Bỉ, Ireland, Malta và Tây Ban Nha đã dẫn đầu một nỗ lực mới nhằm cùng nhau kêu gọi ngừng bắn.
"Tôi nghĩ rất rõ ràng là đã có quá nhiều dân thường bị thiệt mạng. Hãy chấm dứt điều này. Chúng tôi, với tư cách là người châu Âu, phải hiểu rõ thông điệp đó", Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nói với các phóng viên vào sáng 15/12 khi các cuộc thảo luận bắt đầu.
Cuối ngày, sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết thế cân bằng đang nghiêng về phía những người ủng hộ lệnh ngừng bắn, bất chấp mọi thứ có thể xuất hiện như thế nào vào lúc này.
"Phần lớn các nước EU hiện đang kêu gọi ngừng bắn. Điều đó rất rõ ràng từ cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc ngày hôm trước", Thủ tướng Varadkar nói với các phóng viên. Đầu tuần này, 17 trong số 27 quốc gia thành viên EU đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn.
EU có đang mất uy tín về Gaza?
Joost Hiltermann, một nhà phân tích từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ, cho biết sự thiếu đoàn kết đang làm suy yếu vị thế quốc tế của EU.
"Những thông điệp trái ngược nhau từ EU trong hai tháng qua đã làm tổn hại đến uy tín của châu Âu ở Trung Đông", chuyên gia Hiltermanns cho biết.
"Nếu muốn duy trì mối quan hệ bền chặt với các nước trong khu vực, EU nên có tiếng nói chung và nhất quán với các nguyên tắc mà tổ chức này dựa trên đó kể từ khi được thành lập", ông Hiltermanns đề xuất.
Hôm 14/12, Thủ tướng Varadakar của Ireland đã đưa ra lập luận tương tự. "Tôi nghĩ EU đã mất uy tín vì chúng tôi không thể có quan điểm mạnh mẽ và đoàn kết hơn về Israel và Palestine. Chúng tôi đã đánh mất uy tín ở Nam toàn cầu, nơi thực sự là phần lớn thế giới, vì những gì được coi là tiêu chuẩn kép", ông Varadakar thừa nhận.
Trong nhiều năm, EU đã tìm cách thúc đẩy ý tưởng về một nhà nước Israel và Palestine với đường biên giới gần như giống như năm 1967 - trước khi Israel chiếm đóng Bờ Tây và Gaza.
Các quan chức hàng đầu của EU thừa nhận rằng các nỗ lực hòa bình quốc tế của họ cho đến nay vẫn chưa hiệu quả. EU là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất thế giới cho người Palestine và đang cố gắng sử dụng đòn bẩy ngoại giao của mình với tư cách là một khối gồm 27 quốc gia để khuyến khích các động thái hòa bình. Nhưng mặc dù là đối tác thương mại lớn nhất của Israel, EU hầu như bị Thủ tướng Benjamin Netanyahu phớt lờ.
Thủ tướng Thụy Điển từ chức Ngày 14/9, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tuyên bố từ chức sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội cuối tuần qua. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson thông báo quyết định từ chức trong cuộc họp báo tại Stockholm, ngày 14/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Andersson - đồng thời là lãnh đạo của...