Thủ tướng Iraq yêu cầu người biểu tình rời khỏi Đại sứ quán Mỹ
Thủ tướng Mahdi đã yêu cầu người biểu tình rời khỏi khu vực Đại sứ quán Mỹ ngay lập tức, khẳng định bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào các đại sứ quán nước ngoài sẽ bị trừng phạt.
Bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. (Nguồn: Reuters)
Ngày 31/12, Thủ tướng Iraq Adel Abdel Mahdi đã lên án các hành động quá khích nhằm vào đại sứ quán nước ngoài và các đại diện ngoại giao tại thủ đô Baghdad, đồng thời yêu cầu người biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ rời khỏi đây.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Mahdi đã yêu cầu người biểu tình rời khỏi khu vực Đại sứ quán Mỹ ngay lập tức, khẳng định bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào các đại sứ quán nước ngoài sẽ bị lực lượng an ninh ngăn chặn và bị trừng phạt nghiêm khắc theo luật.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi hàng nghìn người đã tập trung trước phản đối các cuộc không kích vừa qua của Mỹ tại Iraq.
Video đang HOT
Theo hãng tin AFP của Pháp, dòng người gồm cả nam giới trong các trang phục quân nhân và nữ giới đã tràn qua các điểm kiểm tra an ninh ở khu vực thường được bảo vệ nghiêm ngặt mang tên “Vùng Xanh” ở thủ đô Baghdad.
Người biểu tình đã phá hoại các tài sản xung quanh và yêu cầu đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Theo Sky News, các tay súng Hồi giáo dòng Shi’ite đã hỗ trợ người biểu tình tấn công tòa nhà đại sứ.
Trước đó, hôm 29/12, ít nhất 25 tay súng đã thiệt mạng khi Không quân Mỹ không kích một căn cứ của nhánh phiến quân Hashed có tên Kataeb Hezbollah ở miền Tây Iraq.
Các vụ không kích được thực hiện nhằm đáp trả những vụ tấn công bằng rocket nhằm vào các căn cứ quân sự của Iraq, có sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Dù chưa có bên nào nhận thực hiện các vụ tấn công nhưng các đánh giá an ninh của Mỹ cho rằng Kataeb Hezbollah đứng sau các vụ việc./.
Đặng Ánh
Theo TTXVN/Vietnam
Chính trường Iraq rối ren, Tổng thống Salih tuyên bố sẵn sàng từ chức
Hôm 26/12, Tổng thống Iraq Barham Salih tuyên bố sẵn sàng từ chức thay vì bổ nhiệm một Thủ tướng mà chắc chắn bị những người biểu tình phản đối.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đã qua thời hạn để chọn một ứng cử viên Thủ tướng nhưng Tổng thống Salih vẫn chưa thể chọn được một gương mặt để có thể đứng ra thành lập Chính phủ mới trong bối cảnh biểu tình căng thẳng khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Tổng thống Iraq Salih đã từ chối chỉ định ứng cử viên thuộc một khối nghị sỹ được Iran hậu thuẫn làm Thủ tướng. Ông nói rằng thà từ chức còn hơn là chỉ định ai đó vào vị trí mà sẽ bị người biểu tình phản đối.
Khối Bina trong Quốc hội Iraq do nghị sĩ Hadi al-Amiri đứng đầu, đã đề cử Thị trưởng thành phố Basra, ông Asaad al-Edani làm Thủ tướng kế nhiệm. Tuy nhiên, Tổng thống Salih cho rằng, việc bổ nhiệm ông al-Edani sẽ không thể xoa dịu được những người biểu tình đang yêu cầu một vị Thủ tướng độc lập hay giúp giảm bớt tình trạng bất ổn hiện nay. Trong một tuyên bố, Tổng thống Salih nhấn mạnh do Hiến pháp không cho phép ông bác bỏ bất kỳ ứng viên vào vị trí thủ tướng, nên ông sẵn sàng nộp đơn từ chức lên Quốc hội.
Quyết định của ông Salih được cho sẽ làm phức tạp thêm sự bế tắc trên chính trường Iraq, vì các nhà lập pháp trước tiên phải chọn người thay thế ông và người đó sau đó phải đề cử một Thủ tướng.
Mới đây, ngày 29/11, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi cũng đã quyết định đệ đơn từ chức lên Quốc hội, mở đường cho các nghị sĩ có thể lựa chọn một chính phủ mới. Ngày 1/12 vừa qua, Quốc hội Iraq đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Mahdi và chính phủ của ông này. Ngày 4/12 Quốc hội Iraq giao nhiệm vụ cho Tổng thống 15 ngày phải tìm ra 1 ứng cử viên Thủ tướng. Tuy nhiên, đến thời hạn chót là ngày 19/12, Tổng thống Salih không thể chỉ định được một Thủ tướng mới bởi thế bế tắc trong Quốc hội.
Những rối ren trên chính trường Iraq đến sau làn sóng người biểu tình từ đầu tháng 10, vốn đã khiến Thủ tướng Mahdi phải từ chức. Những người biểu tình yêu cầu tân Thủ tướng phải là người độc lập về chính trị, đồng thời tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ ứng viên nào được hậu thuẫn bởi các tổ chức chính trị mà họ cho là tham nhũng và thiếu năng lực.
Ông Sheikh Abdul Mehdi Karbalai, người phát ngôn của giáo sỹ Ayatollah Ali Sistani dòng Hồi giáo Shiite nhận định: "Chúng tôi hy vọng rằng việc thành lập một chính phủ mới sẽ không bị trì hoãn quá lâu và không nên là một chính phủ chỉ biết tranh luận. Chính phủ mới cần phải đáp ứng được thách thức của giai đoạn hiện nay và có thể khôi phục uy tín của nhà nước Iraq và xoa dịu tình trạng bất ổn".
Theo các nhà phân tích, sự đấu đá giữa các đảng chính trị bám lấy quyền lực đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng và đe dọa gây ra nhiều bất ổn hơn khi những người biểu tình mất kiên nhẫn trước bế tắc. Tính đến nay đã có hơn 450 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn đường phố này.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp
Philippines "cấm cửa" 2 nghị sỹ, dọa hạn chế công dân Mỹ nhập cảnh Philippines đã cấm hai nghị sỹ Mỹ đến thăm nước này, đồng thời cảnh báo ban hành những biện pháp hạn chế nhập cảnh chặt chẽ hơn đối với công Mỹ. Người phát ngôn của chính phủ Philippines hôm nay (27/12) cho biết, Philippines đã cấm hai nghị sỹ Mỹ đến thăm nước này, đồng thời cảnh báo ban hành những biện pháp...