Thủ tướng Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ trung chuyển dầu IS
Trong lúc tình hình căng thẳng leo thang khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm trái phép lãnh thổ Iraq, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã cáo buộc nước láng giềng là nơi trung chuyển phần lớn lượng dầu lậu từ IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Abadi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn các hoạt động vận chuyển dầu lậu từ vùng lãnh thổ Syria-Iraq do IS đang kiểm soát. Ông Abadi cũng kêu gọi các nỗ lực quốc tế giúp Iraq chống lại IS.
“Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia láng giềng của Iraq, đáng lí ra Thổ Nhĩ Kỳ phải hòa nhã thân thiện và đảm bảo không có bất kì tên khủng bố nào tràn sang Iraq. Chúng tôi cần thêm các biện pháp mạnh tay hơn nữa khi ngày đêm vẫn xuất hiện những tên khủng bố lẻn vào Syria và Iraq từ chính Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, việc buôn bán dầu lậu của IS từ Syria và Iraq cũng cần phải được chặn đứng”, ông Abadi nói.
Ông Abadi yêu cầu Ankara rút quân khỏi lãnh thổ Iraq trong vòng 48 giờ nếu không nước này sẽ kiến nghị lên Hội đồng Bảo an
Thủ tướng Iraq cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn nhận thức được vấn đề khi họ hứa sẽ giải quyết chiểu theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo An đưa ra tháng trước thúc giục mọi quốc gia chung tay tiêu diệt IS.
Theo đánh giá mới nhất 43% lượng ngân sách của IS đến từ dầu mỏ lậu. Bộ Ngoại giao Nga với các tin tức tình báo thu được khi tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria đã khẳng định hầu hết việc buôn bán dầu lậu diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Chủ đề Thổ Nhĩ Kỳ đầu cơ trục lợi từ dầu lậu đã nóng hơn bao giờ hết khi chiếc máy bay Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24.11 gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” bởi những kẻ “ủng hộ khủng bố” và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dính líu tới buôn bán dầu lậu với IS. Sau khi vụ việc xảy ra, Nga đã thực hiện một số lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào chính quyền Ankara và triển khai hệ thống phòng không tới Syria.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục các hoạt động đơn độc ở khu vực. Hôm thứ Năm vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động hơn 100 binh sĩ trang bị pháo và xe tăng tiến vào Iraq, sát thành phố Mosul đang bị IS kiểm soát.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ
Baghdad gọi đây là hành động xâm lược lãnh thổ Iraq trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đội quân này chỉ là một phần của chiến dịch quốc tế huấn luyện và đào tạo quân đội Iraq chống lại IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức, ông Abadi một lần nữa tuyên bố việc đưa quân trái phép của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Iraq là “không chấp nhận được” và nó xảy ra mà “không được sự cho phép từ chính quyền Iraq”.
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Baghdad tuyên bố Ankara có 48 giờ để rút quân khỏi lãnh thổ Iraq.
“Trong trường hợp chúng tôi không nhận được dấu hiệu nào tích cực từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ thực thi quyền hợp pháp của mình đệ đơn lên Hội đồng Bảo An yêu cầu chấm dứt hành vi ngang ngược xâm phạm lãnh thổ Iraq”, phát ngôn viên chính phủ Iraq Saad al-Hadithi tuyên bố vào hôm qua (7.12) và cho biết Iraq vẫn đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ phản hồi chính thức vụ việc.
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Nga RIA, Nga đã sẵn sàng mang vấn đề đệ trình lên Hội đồng Bảo an trong ngày hôm nay (8.12).
Theo_Dân việt
Thủ tướng Iraq đề ra kế hoạch chống tham nhũng
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi vừa công bố kế hoạch cải tổ nhằm giảm chi phí hoạt động của chính phủ và chiến đấu chống lại tham nhũng sau khi người dân biểu tình phản đối trên khắp đất nước.
Ông Abadi cho biết, việc chỉ định các quan chức chính trị cấp cao không nên được dựa theo hạn mức nào và nên bỏ đi 2 vị trí phó tổng thống và phó thủ tướng.
Hầu hết những đề xuất cải tổ của ông Abadi sẽ cần yêu cầu quốc hội thông qua. Những động thái này được thực hiện do làn sóng biểu tình chống chính phủ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi
Vào hôm 7-8, giáo sĩ có ảnh hưởng lớn nhất dòng Hồi giáo Shia, ông Ayatollah Ali al-Sistani cũng kêu gọi Thủ tướng Abadi chủ động trong việc chống lại tham nhũng và sắp xếp các chức vụ chính trị dựa theo năng lực chứ không phải ưu ái nội bộ đảng hoặc theo bè phái.
Hệ thống chính quyền của Iraq từ lâu đã bị chỉ trích rằng luôn đề cử các ứng cử viên không đủ tư cách lên nắm nhiều vị trí quan trọng và gây ra tham nhũng.
Iraq hiện đang có tới 3 phó tổng thống (2 trong số này theo dòng Shia và một là Sunni) và 3 phó thủ tướng (một người Shia, một người Sunni và một người Kurd). Một trong 3 phó thủ tướng là cựu Thủ tướng Nouri al-Maliki đã lên tiếng ủng hộ việc cải tổ.
Bản kế hoạch 7 điểm của ông Abadi cũng yêu cầu một vài vị trí trong chính phủ phải làm việc độc lập nhằm chống lại tham nhũng. Nó cũng kêu gọi việc giảm chi phí cho việc thuê vệ sĩ riêng của các quan chức và tăng ngân sách cho lực lượng an ninh quốc gia.
Mặc dù ông Abadi đã đảm bảo được sự ủng hộ trong nội các của mình đối với kế hoạch mới, ông vẫn phải cố gắng nhiều ở quốc hội, nơi những đối thủ có thể gây khó dễ về nội dung của việc cải tổ.
Theo_An ninh thủ đô
Iraq sẽ trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Iraq đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn các quốc gia Ả Rập can thiệp trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ từ chối rút quân khỏi nước này, đồng thời tuyên bố sẽ hạn chế giao thương với Thổ. Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 30.9.2015 - Ảnh: Reuters Hãng thông...