Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bất ngờ đệ đơn từ chức
Ngày 20/8, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Prokopis Pavlopoulos đồng thời kêu gọi tiến hành cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại phiên họp Quốc hội ở thủ đô Athens ngày 14/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong cuộc gặp với Tổng thống Pavlopoulos, ông Tsipras cho rằng Quốc hội hiện nay không thể giúp Chính phủ Hy Lạp có được đa số và không tạo nên một Chính phủ đoàn kết dân tộc.
Theo ông Tsipras, nhân dân Hy Lạp lúc này sẽ phải quyết định, phải làm rõ bằng là phiếu của mình rằng Hy Lạp sẽ vượt qua thời điểm khó khăn này ra sao, cũng như ai có thể đàm phán như thế nào.
Thủ tướng Tsipras cũng thừa nhận kết quả đàm phán với các chủ nợ quốc tế chưa được như mong muốn, song nhấn mạnh Athens đã qua giai đoạn khó khăn khi các bộ trưởng Tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) thông qua gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro (tương đương 95 tỷ USD) cho Hy Lạp.
Trước đó, Thủ tướng Tsipras đã bất ngờ triệu tập một phiên họp Nội các bất thường để thông báo về việc ông sẽ tuyên bố từ chức cũng như kế hoạch tiến hành cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Việc thành lập một Chính phủ lâm thời cũng đã được xác định và người có khả năng nắm tạm quyền điều hành đất nước trong một chính phủ quá độ là nữ Chủ tịch Tòa án Tối cao Hy Lạp Vassiliki Thanou-Christofilou.
Hãng tin ANA của Hy Lạp dẫn nguồn tin chính phủ nước này cho biết cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn có thể diễn ra vào ngày 20/9 tới.
Video đang HOT
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras từng đề cập tới khả năng tổ chức bầu cử trước hạn nếu như ông không giành được đa số ủng hộ tại Quốc hội để thực thi các cam kết cải cách với các chủ nợ quốc tế.
Khả năng này cũng được ông Tsipras nêu ra nhằm gây áp lực lên đảng cánh tả SYRIZA cầm quyền khi thông qua 2 dự luật về cải cách và thắt chặt chi tiêu.
Điều đáng chú ý là các dự luật này được thông qua nhờ những lá phiếu ủng hộ của các nghị sỹ đối lập trong Quốc hội, chứ không phải nhờ lá phiếu của những nghị sỹ thuộc đảng SYRIZA cầm quyền.
Quyết định từ chức được Thủ tướng Tsipras đưa ra ngay sau khi Hy Lạp thanh toán khoản nợ đáo hạn 3,2 tỷ euro (tương đương 3,56 tỷ USD) cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Thủ tướng Hy Lạp đặt cược sinh mệnh chính trị vào bầu cử Quốc hội sớm
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 20/8 tuyên bố từ chức và kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn dự kiến vào ngày 20/9.
Ông Tsipras sẽ phải đối mặt với cơn "thịnh nộ" của những cử tri vốn bỏ phiếu "Không" chấp nhận duy trì những chính sách thắt lưng buộc bụng đi kèm gói cứu trợ thứ ba trong cuộc trưng cầu ý dân tháng trước nhưng rút cuộc vẫn phải oằn mình để gánh lấy các biện pháp khắc khổ này.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras
Quyết định kêu gọi bầu cử sớm của ông Tsipras đưa ra ngay sau khi Hy Lạp được các chủ nợ chấp thuận chương trình cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro, giải ngân trong vòng 3 năm tới.
Có thể thấy, ông Tsipras đang đặt cược vào cuộc bầu cử sớm này với hy vọng chiến thắng sẽ giúp ông củng cố tín nhiệm đối với cử tri trước khi triển khai những phần khó khăn nhất của chương trình cứu trợ thứ ba này.
Quan chức giấu tên của chính phủ Hy Lạp cho biết, mục đích của Thủ tướng Tsipras khi kêu gọi bầu cử sớm là nhằm dập tắt "cuộc nổi loạn" trong chính đảng Syriza cầm quyền.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Tsipras cũng hy vọng chứng tỏ sự ủng hộ của cử tri đối với thỏa thuận gói cứu trợ thứ ba mà ông buộc phải ký kết với các bên cho vay để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ dù hành động này đi ngược lại cam kết của ông về việc chấm dứt chính sách thắt lưng buộc bụng khi tranh cử.
Tuy nhiên, Thủ tướng Tsipras khẳng định: "Tôi không hối hận vì quyết định thỏa hiệp để đạt được gói cứu trợ thay vì một hành động anh hùng nhưng như là "tự sát" đối với phần lớn người dân Hy Lạp".
Nhận đơn từ chức của Thủ tướng Tsipras, Tổng thống Prokopis Pavlopoulos đã cam kết rằng, ông sẽ đảm bảo tất cả những thỏa thuận mà chính phủ cánh tả đã ký kết trong trong khoảng thời gian cầm quyền vỏn vẹn 7 tháng qua sẽ được tuân thủ.
"Tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo cách không hủy hoại những trách nhiệm mới nhất mà chúng ta vừa nhận lấy, theo những thỏa thuận mà chúng ta vừa ký và cũng vừa được thực thi ngày hôm qua. Chúng tôi sẽ hoàn thành những cam kết đó một cách đầy đủ. Chúng tôi cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến hành trình an toàn của đất nước này trong Liên minh châu Âu và Khu vực Eurozone", ông Pavlopoulos nói.
Theo Hiến pháp Hy Lạp, Tổng thống avlopoulos sẽ trao cho lãnh đạo phe đối lập chính Vangelis Meimarakis của Đảng Dân chủ mới cơ hội để thành lập một chính phủ trước khi quyết định tổ chức bầu cử trước thời hạn, song điều này khó có thể thành công.
Mặc dù vậy, ông Meimarakis vẫn khẳng định nỗ lực thành lập một chính phủ liên minh: "Tôi cho rằng đây là nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị của mình khi tìm mọi phương án trong trường hợp Quốc hội hiện nay có thể đưa ra một giải pháp, và vì thế, chúng tôi cũng sẽ có một ý tưởng về những gì có thể làm sau các cuộc bầu cử".
Đảng trung hữu Dân chủ mới hiện vẫn chưa tìm được gương mặt mới thay thế cựu Thủ tướng Antonis Samaras, người khó có thể gây dựng lại thiện cảm với cử tri Hy Lạp vì quãng thời gian cầm quyền của ông gắn liền với những năm khắc khổ nhất của người dân "Xứ sở thần thoại". Trong khi đó, Thủ tướng vừa từ chức Tsipras được đánh giá vẫn là gương mặt triển vọng nhất cho vị trí Thủ tướng.
Tạp chí Wall Street Journal của Mỹ nhận định, cuộc bầu cử trước thời hạn lần này ở Hy lạp có tác động to lớn hơn bất cứ cuộc trưng cầu ý dân nào. Tờ báo này cho rằng, dù ông Tsipras vẫn đứng đầu trong danh sách những ứng viên tiềm năng trở thành Thủ tướng nhưng cầu hỏi đặt ra là ông sẽ lãnh đạo một liên minh như thế nào khi mà đảng cảnh tả Syriza của ông đang rạn nứt nghiêm trọng.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm 14/8 vừa qua tại Quốc hội về gói cứu trợ tài chính thứ ba cho nước này, có đến 43 lá phiếu của nghị sỹ đảng Syriza trong số 64 phiếu chống và 11 phiếu trắng, tức là chiếm hơn một nửa số phiếu không ủng hộ.
Một cuộc thăm dò dư luận mới nhất ở Hy Lạp ngày 24/7 cho thấy, đảng Syriza vẫn là đảng được ủng hộ nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 33,6% nhưng chưa đủ để đảng này thành lập một chính phủ mà không cần liên minh.
Giới quan sát nhận định, Thủ tướng Tsipras sẽ thành lập một liên minh khiến các chủ nợ thấy an tâm hơn rằng chính phủ mới của Hy Lạp sẽ tuân thủ thỏa thuận gói cứu trợ.
Tuy nhiên, vấn đề của Hy Lạp còn trầm trọng hơn vì thỏa thuận gói cứu trợ này bị đánh giá là có nhiều lỗ hổng và việc chạy theo những yêu cầu của chủ nợ về tăng thuế trong khi cắt giảm mạnh tay chi tiêu của chính phủ sẽ không giúp nền kinh tế Nam Âu này tìm lại được tăng trưởng.
Tạp chí Wall Street Journal cho rằng, Hy Lạp cần một chính phủ không những chấp nhận được các điều khoản khắc nghiệt đi kèm gói cứu trợ mà còn phải mạnh tay hơn nữa với chương trình tư nhân hóa ở những lĩnh vực mà thỏa thuận gói cứu trợ chưa đề cập như dược phẩm./.
Theo Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin /Tổng hợp
Hy Lạp: Tạm gác nỗi lo nợ nần, đối mặt với chia rẽ nội bộ Ngày 20-8, Hy Lạp đã thanh toán khoản nợ đáo hạn 3,2 tỷ euro (tương đương 3,56 tỷ USD) cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hy Lạp đã trả khoản nợ đáo hạn trên sau khi nhận được khoản giải ngân bằng tiền mặt trị giá 13 tỷ euro từ chương trình cứu trợ mới cho xứ sở thần thoại ngày...