Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính quyền Trump xoá nợ cho Campuchia
Thủ tướng Campuchia, Hun Sen đã kêu gọi Mỹ xoá khoản nợ gần 450 triệu USD vì món nợ này do chính quyền Lon Nol – không được chính quyền hiện tại thừa nhận, vay trong những năm 1970.
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen mong rằng chính quyền tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tái cân nhắc lại số nợ mà chính quyền Lon Nol vay từ năm 1972-1974AFP
Theo Cambodia Daily ngày 26.12, Bộ Nông nghiệp Mỹ từ năm 1972-1974 đã tài trợ 274 triệu USD cho chính quyền Cộng hoà Khmer lúc đó do ông Lon Nol lãnh đạo để mua vải, gạo và bột mì của Mỹ. Cộng hoà Khmer sau đó bị Khmer Đỏ lật đổ vào năm 1975. Năm 1993, quốc hội Vương quốc Campuchia tuyên bố Cộng hoà Khmer là chính quyền bất hợp pháp.
Campuchia và Mỹ đã bất hoà trong nhiều năm qua về món nợ này. Sau nhiều thập niên, lãi mẹ đẻ lãi con, Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2009 thông báo số nợ tăng lên gần 450 triệu USD. Campuchia cho rằng chính phủ hiện tại không bắt buộc phải trả một món nợ mà do chế độ tiền Khmer Đỏ vay.
Trong khi đó, Mỹ cho rằng mọi nước phải tôn trọng những hành động mà những chính quyền trước đó đã thực hiện, đồng thời phải trả đủ số nợ, lấy dẫn chứng từ việc chính quyền Iraq hiện tại cam kết sẽ trả cho Mỹ toàn bộ số nợ từ thời Saddam Hussein, theo Khmer Times.
Video đang HOT
Trong phát biểu hôm 24.12 tại Liên hoan Biển hằng năm ở Shanoukville, được truyền thông Campuchia đưa tin ngày 26.12, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi chính quyền mới của Mỹ do tổng thống đắc cử Donald Trump lãnh đạo sẽ “tái cân nhắc về số nợ của Campuchia vay từ thời Cộng hoà Khmer của Lon Nol. Số nợ này liệu có nên huỷ hay không”.
“Chúng tôi không yêu cầu Mỹ chi trả cho những thiệt hại từ thời chiến tranh. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ có trách nhiệm vì những vấn đề về khoản nợ này”, ông Hun Sen nói.
Đại sứ Mỹ tại ASEAN hồi năm 2010, ông Scot Marciel nói trong một chuyến thăm Campuchia rằng số nợ trên không thể xoá được vì điều này vượt quá quyền hạn của tổng thống Mỹ và cần phải có sự đồng ý của quốc hội.
Năm 1995, một số nước thuộc Câu lạc bộ Paris (nhóm các nước chủ nợ) đồng ý tái cơ cấu nợ cho Campuchia, trong số này có Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản. Campuchia không chịu tái cơ cấu nợ với Mỹ vì muốn xoá luôn số nợ trên. Phía Mỹ cũng bác bỏ những yêu cầu trước đây của Campuchia về việc xoá nợ hoặc quy đổi như một khoản viện trợ.
(Theo Thanh Niên)
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi Donald Trump xóa nợ cho Campuchia
Thủ tướng Campuchia tuần trước kêu gọi Tổng thống Mỹ đắc cử xóa khoản nợ thời chiến tranh của nước này, hiện đã vượt 300 triệu USD cùng lãi suất.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Reuters
"Tôi hy vọng chính phủ quyền của ông Donald Trump sẽ suy nghĩ lại về khoản nợ của Campuchia với Mỹ từ Cộng hòa Khmer dưới thời tướng Lon Nol", Cambodia Daily dẫn lời ông Hun Sen cuối tuần trước nói trong bài phát biểu khai mạc Lễ hội Biển ở Sihanoukville. "Rất khó để chúng tôi đề nghị người Campuchia chấp nhận món nợ vốn được dùng để mua bom đạn giết hại người Campuchia".
Từ năm 1972 đến 1974, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho chính quyền Cộng hòa Khmer vay 274 triệu USD để mua vải sợi, gạo, bột mỳ của Mỹ. Đến năm 1993, Quốc hội Campuchia tuyên bố Cộng hòa Khmer là chính quyền bất hợp pháp. Chính phủ của ông Hun Sen coi khoản nợ là bất hợp pháp và hối thúc phía Mỹ xóa nợ kể từ đó.
Hoàng thân Norodom Sihanouk bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1970 khi đang ở nước ngoài. Tướng Lon Nol từ địa vị thủ tướng lên nắm quyền lãnh đạo, tuyên bố thành lâp Cộng hòa Khmer.
Ông Hun Sen cho rằng chính phủ do Mỹ hậu thuẫn đã lật đổ chính phủ của Hoàng thân Sihanouk năm 1970, "đẩy Campuchia vào vòng xoáy nội chiến dai dẳng" suốt ba thập kỷ. Khoản vay được cấp chỉ sau khi ông Lon Nol lên nắm quyền, được chuyển giao theo dạng viện trợ quân sự.
Trọng Giáp
Theo VNE
Việt Nam - Campuchia nhất trí ủng hộ lẫn nhau tại ASEAN Việt Nam và Campuchia nhất trí ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm qua bắt tay tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy "Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có chiều hướng...