Thủ tướng Hun Sen từ chối đối thoại với phe đối lập
Nhà lãnh đạo Campuchia không chỉ bác bỏ đề nghị đối thoại từ đảng đối lập mà còn cảnh báo các tổ chức nước ngoài không được can thiệp vào quyền tư pháp của Campuchia.
Sáng nay (19-9), phát biểu trước sinh viên tại một trường đại học ở thủ đô Phnom Penh, thủ tướng Campuchia Hun Sen đã từ chối đối thoại với đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) trước việc hàng loạt lãnh đạo cấp cao của đảng này bị tòa kết án tù.
Ông Hun Sen cũng yêu cầu các quốc gia, tổ chức nước ngoài “không can thiệp vào các hoạt động của tòa án tại Campuchia”.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt chính trị gia là lãnh đạo cao cấp của CNRP lần lượt bị tòa tại Campuchia kết án tù với những tội danh khác nhau.
Nói chuyện với người ủng hộ tại trụ sở CNRP ở Phnom Penh, ngày 16-9, ông Eng Chhay Eng, một lãnh đạo cấp cao của CNRP tiết lộ rằng trong 4 tháng qua, đảng này đã nhiều lần gửi đề nghị đối thoại với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền nhưng đều bị CPP từ chối, với lý do:
“Chính phủ Campuchia không có quyền can thiệp vào việc của Tòa án”.
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại Phnom Penh, sáng 19-9, có hàng chục người mặc áo đen tuần hành trên đường phố trong phong trào “Ngày thứ Hai đen”, vốn đã xuất hiện vào thứ Hai hàng tuần từ nhiều tháng nay tại Campuhcia.
Đây là phong trào tập hợp các chính trị gia đối lập, những người tham gia thưa kiện liên quan đến đất đai… để phản đối chính quyền.
Về phong trào này, ông Hun Sen nói: “Việc mặc áo đen ra đường để tham gia phong trào “Ngày thứ Hai đen” được Chính phủ tạo điều kiện để tổ chức. Tuy nhiên, những người quá khích gây mất trật tự công cộng sẽ bị pháp luật trừng trị”.
“Đừng dọa tôi với kiểu xuống đường biểu tình để đổi lấy đối thoại. Không có chuyện đó đâu”, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ngày 19-9
Trước thông tin phe đối lập sẽ tổ chức biểu tình toàn quốc xuất hiện trong những ngày gần đây, ông Hun Sen tái khẳng định sẽ thẳng tay với những người “gây rối”:
“Tôi xin nhắc lại rằng, tôi không để bất cứ ai làm mất trật tự xã hội. Nhân dân hiện nay đang cần sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội phục vụ sự phát triển” – ông Hun Sen nói.
Theo Soha News
Tại sao ông Hun Sen nói "đánh rắn phải đánh dập đầu"?
Hun Sen không thể ngờ thiện chí của mình lại có thể gây họa cho chính bản thân ông lẫn đất nước Chùa Tháp. Có lẽ đó là lý do tại sao ông nói, đánh rắn phải...
LTS: Căng thẳng chính trị tại Campuchia hiện nay đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và quốc tế. Ts Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích thể hiện góc nhìn của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Video đang HOT
Khmer Times ngày 19/9 đưa tin, phe đối lập Campuchia CNRP đang kêu gọi nối lại các cuộc đối thoại với đảng CPP cầm quyền và coi đó là điều kiện tiền đề để CNRP ngừng các cuộc biểu tình hàng loạt.
CNRP đe dọa, nếu tình hình không cải thiện, sẽ có những cuộc biểu tình trong thời gian tới.
Người phát ngôn CNRP Yim Sovann phát biểu trước những người ủng hộ tại trụ sở đảng này hôm thứ Bảy 17/9 rằng:
"Tôi xin...Xin làm ơn giải quyết vấn đề, đừng để nó dẫn đến cuộc biểu tình. Thành thật mà nói, tôi cũng lấy làm tiếc về các cuộc biểu tình, phản đối.
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc biểu tình trong hơn 21 năm qua, kể từ một trong những cuộc biểu tình đầu tiên liên quan đến Chủ tịch Sam Rainsy của chúng tôi với hơn 4 ngàn công nhân may.
Vì vậy đừng ép chúng tôi".
Người phát ngôn CPP Sok Eysan hoan nghênh lời kêu gọi đàm phán và thảo luận.
Nhưng ông nhấn mạnh, hai đảng chỉ có thể đàm phán và thảo luận trong khuôn khổ giải quyết các vấn đề chính trị hiện tại, chứ không phải bàn về các bản án liên quan đến một số lãnh đạo CNRP.
"Họ có thể phản đối, nhưng khi họ đã vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng sẽ có hành động pháp lý", ông Sok Eysan cảnh báo.
Ông Sam Rainsy Chủ tịch CNRP đang sống lưu vong tại Pháp gần một năm qua để né tránh một bản án phạt tù 2 năm vì tội phỉ báng.
Ông Kem Sokha, Phó Chủ tịch CNRP thì đang cố thủ trong trụ sở đảng này gần 4 tháng qua, cũng để tránh thực hiện một bản án 5 tháng tù vì không chịu ra tòa theo lệnh triệu tập.
Đánh rắn phải đánh dập đầu
The Cambodia Daily ngày 14/9 đưa tin, sau khi CNRP thông báo kế hoạch sẽ tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ trên phạm vi toàn quốc chỉ khoảng 2 tiếng, ngay trong đêm thứ Hai 12/9, khoảng 30 đến 40 xe tải quân sự chở binh lính có vũ trang bao vây trụ sở phe đối lập CNRP.
Việc triển khai binh lính diễn ra sau khi Thủ tướng Hun Sen cảnh báo trên Facebook, chống lại bất kỳ hoạt động nào phá hoại trật tự trị an nhằm các mục đích chính trị. Ông Hun Sen viết:
"Tôi ra lệnh cho tất cả các lực lượng có thẩm quyền phải sẵn sàng loại bỏ các hoạt động bất hợp pháp, bảo vệ hạnh phúc của nhân dân bằng bất cứ giá nào.
Các quý bà quý ông xin vui lòng không "nghiện" các cuộc biểu tình. Đánh rắn phải đánh dập đầu. Nếu quý vị không tin điều đó, hãy thử xem."
Tân Hoa Xã hôm nay 19/9 cho biết, phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Panha Chiet, ông Hun Sen khẳng định:
Không có khủng hoảng chính trị tại Campuchia và nước ngoài đừng can thiệp vào công việc nội bộ nước này.
"Chúng tôi không cho phép bất cứ ai phá hoại hòa bình, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Người nước ngoài không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia", ông Hun Sen nói.
Về lãnh đạo phe đối lập Kem Sokha, Thủ tướng Campuchia cho biết:
"Ông đã vi phạm pháp luật và phải chịu phạt tù, tất cả chỉ có thế". Chính phủ Campuchia không có quyền can thiệp vào quyết định của tòa án.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: pinterest.com.
Còn Bangkok Post ngày 19/9 dẫn nguồn AFP dẫn lời ông Hun Sen phát biểu:
"Đừng đe dọa tôi bằng các cuộc biểu tình và dùng nó đổi lấy các cuộc đàm phán. Không có cách nào đâu, chú em!
Đây không chỉ là lời cảnh báo, nó nghiêm trọng hơn là một lời cảnh báo, vì nó là một bước để loại bỏ những kẻ phá hoại an ninh, trật tự xã hội".
Tuần trước một nhóm 36 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, EU đưa ra một tuyên bố chung "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng chính trị gia tăng tại Campuchia.
Tại sao ông Hun Sen "đánh rắn phải đánh dập đầu"?
Cá nhân tôi cho rằng, duy trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ trật tự xã hội dựa trên luật pháp là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo bất kỳ quốc gia nào.
Những ai lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để thực hiện các ý đồ chính trị cá nhân, tìm kiếm quyền lực và phiếu bầu bằng con đường xuyên tạc lịch sử, biên giới lãnh thổ, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc đều phải lên án và trừng phạt thích đáng theo pháp luật.
BBC ngày 19/7/2013 đưa tin, ông Sam Rainsy bị kết án vắng mặt 10 năm tù vì tội ngụy tạo bản đồ, tuyên truyền xuyên tạc rằng Campuchia để mất đất cho Việt Nam, gây rối loạn và chia rẽ trong lòng xã hội đất nước Chùa Tháp cũng như quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Năm 2013, Sam Rainsy được Hoàng gia Campuchia ân xá vào ngày 12/7 theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, kịp trở về nước để tham gia cuộc bầu cử.
Những tưởng thiện chí hòa giải của ông Hun Sen sẽ được Sam Rainsy đền đáp bằng nỗ lực cùng nhau củng cố đoàn kết và hòa giải, xây dựng đất nước, Sam Rainsy đã làm ngược lại, tìm mọi cách kích động dư luận để lật đổ Hun Sen và CPP.
Sở dĩ CNRP giành được thắng lợi nhất định trong cuộc bầu cử năm 2013 là nhờ chính sách tuyên truyền bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia bằng việc ngụy tạo bản đồ, bịa đặt tài liệu về biên giới lãnh thổ.
Thủ đoạn này đã lừa gạt được một bộ phận không nhỏ cử tri Campuchia trẻ tuổi, thiếu thông tin, kiến thức và đang thừa bất mãn vì cuộc sống, công việc.
Ông Kem Sokha và ông Sam Rainsy, ảnh: simonroughneen.com.
Sam Rainsy, Kem Sokha đã không dừng lại, liên tục tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Campuchia hòng gây sức ép với Hun Sen và CPP.
Chiến dịch tranh cử của hai chính khách này không tập trung vào các vấn đề đặt ra với xã hội Campuchia và nhu cầu bức thiết của các cử tri, mà chỉ chăm chăm kích động chia rẽ, phân biệt chủng tộc, bài Việt, tuyên truyền bịa đặt về biên giới lãnh thổ.
Thủ tướng Hun Sen đã chứng minh được một cách thuyết phục quá trình đàm phán, phân định biên giới Campuchia - Việt Nam hoàn toàn hợp pháp, khách quan, công khai minh bạch, theo đúng các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế hai bên thỏa thuận lấy làm căn cứ.
Khi con bài biên giới lãnh thổ mất thiêng, thủ đoạn ngụy tạo bản đồ tài liệu bị vạch trần và những kẻ chủ mưu thực hiện các hoạt động phạm pháp này như Hong Sokhua bị trừng trị, CNRP lại quay sang tìm kiếm "văn hóa đối thoại".
Nhưng những gì Sam Rainsy và Kem Sokha đã làm chỉ nhằm mục đích thâu tóm quyền lực về tay mình, bất chấp thủ đoạn. Trước mặt Hun Sen thì họ nói đến văn hóa đối thoại, nhưng gặp dân chúng thì họ chỉ tuyên truyền nhằm tìm cách lật đổ Hun Sen.
Người dân đất nước Chùa Tháp đã phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát từ chiến tranh, và đặc biệt là từ những kẻ cực đoan diệt chủng như Khmer Đỏ cách nay chưa bao lâu, giờ có thể lại phải đối mặt với nguy cơ huynh đệ tương tàn, đồng bào nồi da xáo thịt vì những kẻ cực đoan.
Cá nhân tôi cho rằng, Thủ tướng Hun Sen hoàn toàn chính xác với nhận định, chiến tranh sẽ xảy ra nếu những kẻ cực đoan như Sam Rainsy, Kem Sokha lên cầm quyền, vì họ luôn coi nước láng giềng (Việt Nam) là kẻ thù.
Không thể phủ nhận thực tế năm 2013, nếu không có đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, thì khó có chuyện Sam Rainsy được ân xá.
Nhưng ông Hun Sen không thể ngờ thiện chí của mình lại có thể gây họa cho chính bản thân ông lẫn đất nước Chùa Tháp. Có lẽ đó là lý do tại sao ông nói, đánh rắn phải đánh dập đầu.
Người viết cũng đồng tình với Thủ tướng Hun Sen rằng, bất kỳ ý tưởng và hành động "xuất khẩu cách mạng màu", xuất khẩu ý thức hệ" nào từ các nước lớn sang nước nhỏ đều dẫn đến chiến tranh, xung đột.
Trong quá trình phát triển, quốc gia nào cũng đối mặt với những vấn đề bất cập nội tại. Chỉ khi nào những bất cập ấy được giải quyết một cách đúng đắn, đất nước mới có thể phát triển.
Nhưng mọi sự áp đặt và can thiệp từ bên ngoài đã được chứng minh là không mang lại điều gì tốt đẹp. Vận mệnh của quốc gia dân tộc nào phải do quốc gia, dân tộc ấy định đoạt.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Đội cảnh vệ trang bị xe tăng, trực thăng của Thủ tướng Hun Sen Đơn vị 3.350 quân tinh nhuệ bảo vệ Thủ tướng Campuchia được quyền sử dụng các vũ khí, khí tài hạng nặng do Trung Quốc sản xuất để đảm bảo an ninh. Các binh sĩ thuộc Bộ tư lệnh Cảnh vệ bảo vệ Thủ tướng Campuchia. Ảnh:PhnomPenh Post Căng thẳng chính trị đang gia tăng ở Campuchia, sau khi Thủ tướng Hun Sen...