Thủ tướng Hun Sen muốn làm lãnh đạo thêm 10 năm
Chính quyền của Thủ tướng Hun Sen dọa sẽ cấm Đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) tham gia bầu cử nếu không chịu tìm một lãnh đạo khác thay ông Kem Sokha.
Thủ tướng Hun Sen trong một lần họp báo – Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, phát ngôn mới nhất của chính quyền Campuchia càng củng cố khả năng đảng CNRP sẽ bị loại trước kỳ bầu cử diễn ra năm sau.
Đảng CNRP trước đó đã tuyên bố sẽ không thay chủ tịch Kem Sokha bằng người khác.
“Họ phải chỉ định một quyền chủ tịch khác. Nếu họ không tuân theo luật, họ sẽ không tồn tại và không có quyền hoạt động chính trị… Lựa chọn là của họ, không phải của tôi” – người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan trả lời hãng tin Reuters.
Con gái ông Kem Sokha, bà Kem Monovithya – một thành viên CNRP, khẳng định đảng này sẽ không chỉ định lãnh đạo mới.
“Đảng cầm quyền có thể làm gì cũng được với kế hoạch chia để trị của họ” – bà Monovithya bình luận.
Các quan chức đối lập cáo buộc Thủ tướng Hun Sen muốn làm suy yếu và đóng cửa đảng CNRP trước kỳ bầu cử, nguyên nhân xuất phát từ sự thành công của đảng này trong kỳ bầu cử địa phương hồi tháng 6 vừa qua, đặc biệt tại khu vực thủ đô Phnom Penh.
Thêm nhiều vụ bắt giữ
Ngày 6-9, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố khả năng sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ sau “hành động phản quốc” (của ông Sokha), và vụ việc này củng cố thêm “đòi hỏi” rằng ông phải tiếp tục nắm quyền.
“Tôi đã quyết định tiếp tục công việc của mình – không ít hơn 10 năm nữa” – Thủ tướng Hun Sen phát biểu khi thăm một nhà máy may mặc.
Ông Kem Sokha đã trở thành lãnh đạo đảng CNRP thay cho ông Sam Rainsy hồi tháng 2 năm nay sau khi Campuchia thông qua luật mới cấm các đảng phái chính trị hoạt động nếu lãnh đạo của họ bị phát hiện phạm tội. Ông Rainsy đang sống lưu vong để tránh một bản án mà ông gọi là “mang động cơ chính trị”.
Luật pháp Campuchia quy định một đảng chính trị có thời hạn 90 ngày để thay chủ tịch nếu người đó qua đời, từ chức hoặc bị kết án.
Video đang HOT
Thủ tướng Hun Sen trong lần xuống tặng tiền cho người dân nghèo ở vùng ven thủ đô Phnom Penh hôm 30-8 – Ảnh: AFP
Các quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, đã lên án vụ bắt giữ ông Kem Sokha và các nhà hoạt động chỉ trích Thủ tướng Hun Sen.
Trong khi đó, Trung Quốc – đồng minh thân cận của ông Hun Sen, lên tiếng ủng hộ Phnom Penh.
“Chúng tôi không quan tâm đến người ngoài. Chúng tôi chỉ quan tâm đến an ninh quốc gia. Chúng tôi không thuộc về ai” – người phát ngôn Phay Siphan nhấn mạnh.
Ông Kem Sokha chính thức bị truy tố “tội phản quốc và làm gián điệp” vào ngày 5-9 sau khi một đoạn video có từ năm 2013 xuất hiện, trong đó ông Sokha nói với những người ủng hộ rằng ông nhận được sự hậu thuẫn và lời khuyên từ người Mỹ cho chiến dịch tranh cử.
Thủ tướng Hun Sen hôm 3-9, vài giờ sau khi ông Kem Sokha bị bắt giữ, đã nói thẳng vụ việc do “bàn tay Mỹ” điều khiển.
Thời điểm xét xử ông Kem sẽ do tòa chỉ định nhưng theo luật ở Campuchia, mức án cao nhất cho tội danh trên có thể lên đến 30 năm tù.
Hôm 4-9, tờ nhật báo tiếng Anh trung lập Cambodia Daily cũng đã bị chính quyền Phnom Penh buộc đóng cửa do chưa nộp thuế lên đến 6,3 triệu USD.
Truyền thông phương tây cho biết một số cơ quan truyền thông, trang mạng có phong cách đưa tin không phù hợp với chính quyền cũng đã bị đóng cửa.
Theo Tuổi Trẻ
Điều quân vây ráp, Thủ tướng Campuchia có thể chơi bài ngửa với phe đối lập
Những động thái quân sự của Thủ tướng Hun Sen có thể buộc phe đối lập Campuchia phải tung ra quân bài cuối cùng để tranh giành quyền lực.
Xe tải quân sự chở lính vũ trang di chuyển gần trụ sở CNRP đêm 12/9. Ảnh:Cambodia Daily
Suốt tuần qua, lực lượng quân sự thuộc đơn vị cảnh vệ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đều được huy động bằng xe tải đến vây quanh trụ sở đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập ở thủ đô Phnom Penh, nơi Phó chủ tịch đảng Kem Sokha đang ẩn náu để tránh bị bắt giữ.
Giới phân tích cho rằng với việc điều động lực lượng quân đội và phương tiện vũ trang bao vây trụ sở CNRP, ông Hun Sen đang chơi một ván bài mạo hiểm, buộc cả hai phe đều phải ngửa ra những con bài cuối cùng, có thể đẩy Campuchia vào tình trạng bất ổn trầm trọng.
Ông Kem Sokha đã phải ẩn náu trong trụ sở đảng từ hồi tháng 5, sau khi bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm. Hồi tuần trước, ông bị kết án vắng mặt 5 tháng tù vì không xuất hiện trước tòa.
Lực lượng đang lùng bắt ông này chính là đơn vị cảnh vệ 3000 quân của Thủ tướng Hun Sen. Đây là đơn vị có quyền lực rất lớn ở Campuchia, có ảnh hưởng bao trùm đối với các thể chế khác, trong đó có cả tòa án và các cơ quan công quyền. Hồi tháng 5, 3 thành viên đơn vị này đã bị kết án tù một năm vì tấn công hai nghị sĩ đối lập bị họ lôi ra khỏi xe, theoSMH.
Trong đêm thứ hai và thứ ba vừa rồi, lực lượng này còn huy động cả xuồng tuần tra vũ trang lượn lờ ở khúc sông sau trụ sở CNRP, trong khi trực thăng quân sự quần thảo trên bầu trời, trong một động thái được đánh giá là nhằm "dằn mặt" đảng đối lập.
Lực lượng của ông Hun Sen được huy động sau khi CNRP ra tuyên bố hôm 12/9 rằng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình phi bạo lực quy mô lớn nhằm "đòi trả lại không khí chính trị bình thường để đảm bảo bầu cử tự do, công bằng thông qua giải pháp chính trị chung".
"Chúng ta không thể gục ngã, để họ trói tay trói chân, bịt mồm bịt miệng đến khi chúng ta chết. Con giun xéo lắm cũng quằn", ông Kem Sokha tuyên bố trên tờ Phnom Penh Post. Đáp lại, ông Hun Sen khẳng định CNRP đang đe dọa sự ổn định của đất nước. "Chính phủ muốn cảnh báo bất cứ ai phạm sai lầm, đừng tiếp tục sai lầm nữa, nếu không sẽ phải hứng chịu hậu quả xấu", ông nói.
Tuyên bố của ông Hun Sen nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tướng lĩnh quân đội, những người cam kết sẽ tuân thủ mệnh lệnh của ông và sẵn sàng đập tan cuộc biểu tình quy mô lớn mà CNRP đang lên kế hoạch tổ chức.
Trung tướng Prum Din, tư lệnh Biệt khu Quân đội Hoàng gia Campuchia, tuyên bố binh sĩ của ông sẽ "loại bỏ tất cả các nhà hoạt động tìm cách hủy hoại sự ổn định", và sẽ đối đầu với cuộc tuần hành do CNRP tổ chức.
Bộ Tư lệnh Lục quân Campuchia ra tuyên bố tương tự, khẳng định sẽ ngăn chặn các cuộc biểu tình phi pháp "bằng bất cứ giá nào". Một loạt tướng lĩnh phụ trách các đơn vị trọng yếu khác của quân đội cũng đưa ra cam kết như vậy.
Trung tướng Bun Seng, tư lệnh Quân khu 5 kiêm phó tổng tư lệnh quân đội Campuchia, đã cho binh sĩ tổ chức diễn tập bắn đạn thật ngay cạnh sở chỉ huy ở Battambang ngày hôm qua.
Nguy cơ bất ổn
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: StraitsTimes
Theo bình luận viên Chheang Vannarith của KhmerTimes, tuyên bố của đảng đối lập và các hành động của Thủ tướng Hun Sen cùng giới tướng lĩnh quân sự đang đẩy tương lai của Campuchia vào tình thế bấp bênh, và bất ổn nghiêm trọng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nếu hai bên không nhanh chóng đạt được giải pháp chính trị mang tính đột phá trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Tình thế hiện nay là kết quả của một năm căng thẳng về chính trị giữa đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và đảng CNRP đối lập, và trong thời điểm nhạy cảm này, lãnh đạo hai bên cần phải lựa chọn giữa đàm phán hòa bình hoặc sử dụng vũ lực và biểu tình.
Vannarith cho rằng một khi bị gây sức ép quá lớn từ các cuộc vây bắt của binh lính, CNRP chỉ còn một quân bài cuối cùng, đó là kêu gọi các cuộc biểu tình lớn, chiến lược mà họ từng áp dụng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013 để đòi chia sẻ quyền lực.
Trong cuộc chiến này, CNRP sẽ khai thác tối đa các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý và hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế. Các cuộc biểu tình cũng sẽ được tính toán cẩn thận về quy mô và thời điểm để phát huy hiệu quả gây tiếng vang cao nhất.
Theo giới phân tích chính trị, sự ủng hộ của dân chúng cộng với sức ép ngoại giao quốc tế chính là hai công cụ chính của phe đối lập Campuchia để tranh giành quyền lực. Trong thực tế, truyền thông quốc tế vài tháng qua đã chú ý hơn rất nhiều tới những rối ren chính trị hiện nay ở Campuchia.
Mỹ, EU, Anh và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập, và ngày càng chỉ trích chính phủ Campuchia quyết liệt hơn đối với những vấn đề liên quan đến nhân quyền và dân chủ. CNRP đã tìm cách thuyết phục Washington và đồng minh gây sức ép hơn nữa đối với Phnom Penh.
Bình luận viên Mech Dara của tờ Phnom Penh Post cho rằng đảng CPP cầm quyền ý thức rất rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như những động thái tiếp theo của CNRP, và những quyết định gần đây của Thủ tướng Hun Sen chính là nhằm "đánh phủ đầu" ý đồ của phe đối lập. Dara dự đoán rằng trong tương lai, các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa sẽ được thực hiện, nhằm dập tắt những cuộc biểu tình ngay khi chúng vừa nhen nhóm.
Chính phủ Campuchia sẽ sử dụng mọi biện pháp, phương tiện cần thiết, kể cả vũ lực, để duy trì hiện trạng, đồng thời áp dụng chiến lược "chia để trị" nhằm gây chia rẽ và suy yếu đối thủ, ông Dara nhận định. Về đối ngoại, CPP có thể tăng cường quan hệ chiến lược và kinh tế với Trung Quốc để chống lại sức ép ngày càng tăng từ Mỹ và đồng minh.
Một cuộc biểu tình của phe đối lập trên đường phố Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times
Tuy nhiên, ông Vannarith nhận định đây sẽ là tình cảnh "lưỡng bại câu thương" đối với nền chính trị Campuchia, khi sẽ không có ai giành chiến thắng trong cuộc giằng co khốc liệt này. Một vòng xoáy bạo lực và trả thù chính trị sẽ tiếp diễn, ám ảnh đất nước Campuchia.
"Campuchia đã chịu đựng quá đủ rồi. Thế hệ trẻ đang nuôi hoài bão lớn, và vai trò quan trọng nhất của các lãnh đạo chính trị là tạo ra cơ hội cho mọi người phát huy tiềm năng và mơ ước. Chỉ có sự lãnh đạo đầy trách nhiệm và chiến lược đôi bên cùng có lợi mới có thể cứu Campuchia khỏi bất ổn và hỗn loạn", Vannarith nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Thủ tướng Campuchia dọa bán trụ sở phe đối lập Thủ tướng Campuchia Hun Sen dọa tịch thu tài sản của Sam Rainsy và bán trụ sở đảng đối lập nếu ông thắng vụ kiện phỉ báng nhằm vào chính trị gia lưu vong này. Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters. Vụ kiện phỉ báng nhằm vào Sam Rainsy bắt đầu sau khi ông này, trong bài phát biểu cách đây vài...