Thủ tướng Hun Sen không thể đến Vũ Hán do Trung Quốc bận rộn dập dịch
Bộ Ngoại giao Campuchia thông báo do Trung Quốc quá bận rộn với công tác dập dịch viêm phổi do chủng mới của vi rút Corona gây ra nên không thể sắp xếp đưa Thủ tướng Hun Sen đến thăm sinh viên Campuchia ở tâm dịch Vũ Hán.
Thủ tướng Hun Sen không thể đến thăm Vũ Hán do phía Trung Quốc đang bận rộn dập dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona mới, theo Bộ Ngoại giao Campuchia Ảnh Reuters
Ông Hun Sen sẽ trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi vi rút Corona chủng mới (nCoV) bùng phát từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) cuối năm 2019 và đến nay lây nhiễm cho hơn 24.000 người, làm chết hơn 490 người ở Trung Quốc.
Hơn 60 triệu người đang bị cách ly tại Vũ Hán cùng những khu vực lân cận ở tỉnh Hồ Bắc. Nhiều quốc gia lần lượt điều máy bay đưa công dân rời khỏi Vũ Hán.
Tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh ở Hàn Quốc ngày 4.2, ông Hun Sen tuyên bố ông đã thông báo với chính phủ Trung Quốc về kế hoạch đến thăm các du học sinh Campuchia ở Vũ Hán. “Tại sao tôi lại không dám đến Vũ Hán để thăm các sinh viên Campuchia đang học ở đó?”, Thủ tướng Hun Sen nói.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Seoul ngày 4.2 Ảnh FB Thủ tướng Hun Sen
Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong thông báo Trung Quốc không thể tổ chức chuyến đi đến Vũ Hán, theo Reuters.
“Do Trung Quốc đang quá bận rộn trong cuộc chiến chống lại vi rút Corona mới nên chính quyền Vũ Hán không có đủ thời gian để đón tiếp chu đáo Thủ tướng Hun Sen. Thay vào đó, Trung Quốc tạo điều kiện cho Thủ tướng Hun Sen đến thăm Bắc Kinh, nhưng ông đã chọn cách bay về Campuchia”, ông Koy Kuong nói.
WHO: Dịch viêm phổi do vi rút corona “không phải đại dịch”
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh xác nhận ông Hun Sen sẽ đến Bắc Kinh ngày 5.2 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường.
“Chúng tôi thấu hiểu mối lo ngại của Thủ tướng Hun Sen về các du học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở Vũ Hán. Do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi không thể sắp xếp cho Thủ tướng Hun Sen đến Vũ Hán. Trung Quốc sẽ đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho du học sinh Campuchia”, bà Hoa nói.
Trước đó, chính phủ Campuchia tuyên bố sẽ không sơ tán công dân khỏi Trung Quốc hoặc tạm dừng những chuyến bay qua lại với Trung Quốc, trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác đã áp dụng biện pháp thận trọng hơn.
Bên trong thành phố ‘vi rút corona’ Vũ Hán: chỉ toàn thấy người ‘giả’
Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh quyết định không sơ tán du học sinh Campuchia khỏi Vũ Hán là “hình thức ngoại giao mềm”, đồng thời cảnh báo Trung Quốc có thể ngừng cấp học bổng nếu họ rời khỏi tâm dịch. Trung Quốc chiếm khoảng 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia, vốn được xem là yếu tố giúp nước này tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong những năm gần đây.
Campuchia xác nhận chỉ có một trường hợp nhiễm nCoV ngày 2.2 và ông Hun Sen nhấn mạnh Campuchia đã kiểm soát được tình hình.
Theo thanhnien.vn
Câu chuyện sinh đẻ ở thành phố Vũ Hán: Sản phụ có giường nằm vui mừng như trúng số
Cúm Vũ Hán đang diễn biến phức tạp và những sản phụ như chị Lâm đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Sản phụ họ Lâm sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, thuận lợi hạ sinh một bé trai nặng 3,5kg. Sau khi mẹ chồng và chồng lần lượt được chẩn đoán nhiễm dịch viêm phổi coronavirus và được điều trị, đến lượt sản phụ Lâm cũng được chẩn đoán nhiễm cúm Vũ Hán.
Cúm Vũ Hán đang diễn biến phức tạp và những sản phụ như chị Lâm đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chị Lâm đã đối mặt với những rủi ro nào và bệnh dịch đã khiến cuộc sống của họ đảo lộn ra sao?
"Vợ chồng tôi đang rơi vào vòng xoáy chết chóc"
Vợ chồng chị Lâm từ năm ngoái đã chuyển đến định cư tại thành phố Vũ Hán. Tháng 5/2019, chị Lâm mang thai bé thứ hai. Sắp đến ngày lâm bồn, cả gia đình chị Lâm đều háo hức chào đón thiên thần bé chào đời.
Thời điểm dịch cúm Corona bùng phát, vợ chồng chị Lâm đều nhắc nhở nhau hạn chế ra đường để tránh nguy cơ lây bệnh. Vào ngày 2/1, anh Trương bắt đầu có dấu hiệu cảm sốt như nghẹt mũi, ho, thân nhiệt đo 37,1 độ C. Lúc này, các thành viên trong gia đình đồng loạt kiểm tra thân nhiệt và phát hiện mẹ chồng chị Lâm sốt cao 38 độ C.
Chị Lâm ngồi trước cửa bệnh viện đợi chồng đến đón.
Sau 3 ngày chồng và mẹ chồng được cách ly, sản phụ Lâm khi đó mang thai 38 tuần cũng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy, lạnh bụng, sốt cao.
"Gia đình có 2 thành viên là chồng và mẹ chồng nhiễm cúm viêm phổi coronavirus, nên tôi nghĩ mình cũng không thoát được", sản phụ Lâm có dự cảm không lành.
Thấy vợ sắp đến ngày lâm bồn và có thể đã nhiễm cúm Vũ Hán, anh Trương gọi điện liên hệ đến nhiều bệnh viện để tiến hành khám sức khỏe cho vợ. Tuy nhiên, anh Trương nhận được chỉ dẫn nếu tình trạng sức khỏe của sản phụ chưa nghiêm trọng thì không nên đến bệnh viện.
Trong số 4 bệnh viện đồng ý tiếp nhận sản phụ, có 2 bệnh viện nằm cách xa nhà vợ chồng chị Lâm. Do giao thông Vũ Hán đã bị đình trệ, trong nhà không có phương tiện chuyên chở nên anh Trương đã liên hệ đến các cộng đồng trong thành phố. Những người này phản ánh rằng, nhằm đảm bảo an toàn cho nhiều người, họ sẽ không dùng xe chuyên chở người sốt cao và sẽ thông báo lên cấp trên chờ người sắp xếp.
Anh Trương tiếp tục gọi điện nhờ hỗ trợ từ nhân viên của huyện Cổ Điền, họ đồng ý giúp anh gọi một xe cấp cứu chở vợ anh đến bệnh viện The Central Hospital of Wuhan Houhu Branch. Khi đến nơi, vợ chồng anh Trương ngỡ ngàng phát hiện bệnh viện thiếu giường nằm, phòng sản trong quá trình cải tạo và không thể tiếp nhận sản phụ. Bệnh viện chỉ làm những công tác cơ bản như xét nghiệm máu hoặc chụp CT, không tiến hành xét nghiệm nhiễm cúm Vũ Hán.
"Những phòng khám thông thường đều không tiếp nhận sản phụ sốt cao, họ chỉ xét nghiệm máu, không tiến hành xét nghiệm nhiễm cúm Vũ Hán. Tôi liên hệ đến nhiều bệnh viện nhưng họ đều từ chối tiếp nhận sản phụ, tôi có cảm giác vợ chồng tôi đang rơi vào vòng xoáy chết chóc", anh Trương buồn bực cho biết.
Ngày 30/1, lúc nửa đêm, sau khi tiến hành kiểm tra cơ bản tại một bệnh viện, chị Lâm ngồi trước cửa bệnh viện đợi chồng đến đón.
Ngày 1/2, chị Lâm may mắn tìm được một bệnh viện tiếp nhận sản phụ và thuận lợi hạ sinh một bé trai nặng 3,5kg. Bé trai sau khi chào đời được kiểm tra chỉ số thông thường về sức khỏe, sau đó em được đưa vào phòng chăm sóc trẻ sơ sinh. Còn sản phụ Lâm được đưa vào khu vực cách ly của bệnh viện.
Sản phụ có giường nằm vui mừng như trúng số
Một trường hợp khác là sản phụ họ Lưu đang vất vả tìm kiếm bệnh viện chờ ngày "vỡ chum". Chị Lưu được chẩn đoán nhiễm cúm Vũ Hán vào ngày 27/1 và chị dự sinh vào ngày 12/2.
Chị Lưu được chẩn đoán nhiễm cúm Vũ Hán vào ngày 27/1.
Biết chị Lưu nhiễm cúm Vũ Hán, bác sĩ đã khuyên chị Lưu cần ưu tiên điều trị sức khỏe để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Khi đến bệnh viện đặt chỗ thì chị Lưu nhận được thông báo bệnh viện không tiếp nhận sản phụ sốt cao. Liên hệ những bệnh viện khác, chị Lưu cũng nhận được thông báo tương tự là thiếu giường nằm hoặc dụng cụ y tế không đảm bảo nên không tiếp nhận sản phụ.
Chị Lưu than thở: "Sản phụ có giường nằm vui mừng như trúng số. Tôi biết hiện tại dịch cúm đang bùng phát, đội ngũ y bác sĩ đều trong tình trạng kiệt sức và thiếu trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, tôi hy vọng họ có thể cử một nhóm y bác sĩ đến chăm sóc những sản phụ sốt cao như chúng tôi".
Nguồn: Sina, Toutiao
Theo Trí Thức Trẻ
Tin giả trên mạng xã hội gieo rắc nỗi sợ về viêm phổi Vũ Hán Những tin đồn thất thiệt về dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút corona mới (2019-nCoV) đang lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây nhiều hoang mang trong dư luận. Nhân viên kiểm tra thân nhiệt hành khách tại một ga tàu ở Vũ Hán. Người dân đổ gục khi đang đi trên đường ở Vũ Hán, chính quyền Trung...