Thủ tướng họp các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đốc thúc sản xuất vắc xin nội
Chiều 23/7/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sản xuất vắc xin, đơn vị thử nghiệm lâm sàng nhằm thúc đẩy sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trong nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).
Tham gia cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 từ đầu cầu truyền hình trực tuyến tại TPHCM. Phó Thủ tướng đang trong chuyến công tác, kiểm tra tình hình chống dịch Covid-19 tại các tỉnh thành phía Nam, vùng tâm dịch Covid-19 hiện nay.
Đây là cuộc họp lần thứ 2 của lãnh đạo Chính phủ với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong hơn một tháng qua. Cuộc làm việc lần trước diễn ra khi vắc xin phòng Covid-19 nội Nanocovax bước vào hoạt động thử nghiệm giai đoạn 3. Đến cuộc làm việc lần này, Nanocovax đã hoàn thành hoạt động thử nghiệm với trên 13.000 người.
Quang cảnh cuộc họp tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Video đang HOT
Trước cuộc họp của Thủ tướng, chiều qua, 22/7, Bộ Y tế và Bộ Khoa học & Công nghệ cũng vừa tổ chức cuộc họp rà soát các hồ sơ, dữ liệu, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp vắc xin Nanocovax. Căn cứ trên dữ liệu nghiên cứu, đánh giá chung, vắc xin có an toàn, có tính sinh miễn dịch tốt, nhưng chưa đủ thời gian để đánh giá về hiệu lực (thời gian mà người tiêm có thể được bảo vệ sau khi tiêm đủ liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Lãnh đạo Bộ Y tế đã tính tới việc xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp đối với vắc xin Nanocovax khi kết quả cho thấy an toàn, hiệu quả, chặt chẽ, khoa học…
Yêu cầu sản xuất vắc xin trong nước được cấp thiết đề ra trong bối cảnh đợt bùng phát dịch thứ 4 đang diễn biến căng thẳng, phức tạp tại Việt Nam mà nguồn vắc xin nhập khẩu hết sức khan hiếm, khó khăn. Dù các cơ quan đã ký được hợp đồng, cam kết với nhiều đối tác nước ngoài để có khoảng 150 triệu liều vắc xin nhưng tiến độ giao hàng về Việt Nam không được đảm bảo, chậm hơn nhiều so với kế hoạch.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam mới tiếp nhận được khoảng 10 triệu liều vắc xin, tiêm được cho hơn 4 triệu người, đạt tỷ lệ rất thấp so với mục tiêu tiêm phòng cho 70% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Trong ngày hôm nay, 23/7, 1,2 triệu liều AstraZeneca vừa được chuyển giao thêm cho Việt Nam (thuộc lô 31 triệu liều VNVC ký hợp đồng mua) và dự kiến 2 ngày tới, 3 triệu liều Moderna do Mỹ viện trợ cũng sẽ về tới Hà Nội.
Thủ tướng: Tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM
Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM; giao hai Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP HCM và 7 tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chống Covid-19.
Đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại TP HCM và các tỉnh xung quanh, Thủ tướng nói nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa tiền lệ nên Thủ tướng lưu ý, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện, tìm ra phương án phù hợp, sát thực với từng địa phương, đơn vị.
Dịch bệnh TP HCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên xử lý. Dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, các đơn vị cần tập trung cao nhất cho TP HCM.
Bộ Quốc phòng, Công an và một số địa phương có kinh nghiệm chống dịch tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TP HCM và các địa phương trong vùng. Việc chỉ huy cần thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng.
Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TP HCM và các tỉnh cân nhắc, chủ động phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại an toàn, không làm lây lan dịch bệnh. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình... vận chuyển hàng hóa.
Phương châm chống dịch được triển khai "cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc" nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên cần quyết liệt hơn, người đứng đầu Chính phủ nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ Y tế được giao hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để các địa phương thí điểm tự xét nghiệm, cách ly F1 tại nhà.
Nguồn cung vaccine được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu đến tháng 9. Chính phủ cho hay đã tích cực để triển khai chiến lược vaccine và khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Bộ Y tế là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản. Thủ tướng lưu ý, tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vaccine an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát về tổng thể. Tại Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát và đã bắt đầu ổn định. Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và một số địa phương "đã rất nỗ lực".
Riêng tại TP HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp, dự báo tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Trong đó, các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, chợ dân sinh...
Bộ trưởng khẳng định, các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, "đã có những lúng túng, bị động" khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Bộ trưởng lưu ý TP HCM cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hơn sự chủ động của quận, huyện, xã phường. Đánh giá cao thành phố đã lập Trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng ông lưu ý cần lập các tổ điều phối tại các quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.
Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều nơi đề nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để cung cấp máy nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, ông khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh. Nếu phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR. "Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm", ông Long nói.
Đến trưa nay 4/7, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên đến 5.865, vượt Bắc Giang, trở thành địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước.
Thủ tướng: Cần có phương án phòng, chống dịch trong mọi tình huống Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương cần có phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong mọi tình huống, nhất là khi dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp... Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 17/5. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Chiều 17/5, tại Trụ sở Chính phủ,...