Thủ tướng hỗ trợ 100 triệu đồng cho gia đình dân quân tử nạn trong lũ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hỗ trợ gia đình dân quân Trương Văn Được tử nạn trong lũ số tiền 100 triệu đồng.
Ngày 20.3, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Văn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã đến thăm và trao số tiền hỗ trợ 100 triệu đồng cho gia đình dân quân Trương Văn Được (30 tuổi, trú thôn Mỹ Cang, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) – người đã tử vong sau khi đi cứu hộ dân vùng lũ trở về nhà cuối năm 2018.
Qua thông tin từ báo chí, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự cảm phục và biểu dương tấm gương xả thân giúp dân trong lũ lụt của dân quân Trương Văn Được.
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, ông Văn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam trao số tiền 100 triệu đồng cho gia đình dân quân Trương Văn Được.
Đúng dịp tròn 100 ngày mất của dân quân Trương Văn Được, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bận công tác, không về thăm gia đình được, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh đã đại diện đến viếng hương, chuyển lời chia buồn của Thủ tướng đến gia đình, đồng thời trao số tiền hỗ trợ 100 triệu đồng trích từ nguồn vận động của gia đình Thủ tướng để góp phần động viên, giúp gia đình dân quân Được vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Được biết, dân quân Trương Văn Được là người con duy nhất của gia đình. Anh mất đi bỏ lại người mẹ già và bà ngoại gần 80 tuổi, không nơi nương tựa.
Theo Danviet
Ngành gỗ tăng trưởng ngoạn mục: Nông dân hưởng lợi từ 11 tỷ USD
Đó là kỳ vọng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dành cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản Việt Nam. Theo đó, ngành gỗ cần chú trọng phát triển diện tích gỗ rừng trồng, xây dựng thương hiệu sản phẩm và ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau 1 năm thêm 300 doanh nghiệp
Có thể thấy rất rõ ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước tăng trưởng ngoạn mục, mức tăng trưởng mà theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là "không có ngành nào tăng nhanh như thế".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng sản phẩm gỗ bên lề diễn đàn. Ảnh: Đăng Quang
Nhìn vào con số báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đã đạt được những bước tiến khá dài.
Đến nay, cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ và lâm sản, trong đó DN tư nhân chiếm 95%. Số DN chế biến sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1.800, chỉ sau 1 năm đã tăng hơn 300 DN so với năm 2017. Trong đó, DN trong nước chiếm 65%.
Phát biểu tại Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019 tổ chức ngày 22.2 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, điểm nhấn ấn tượng nhất trong sự phát triển của ngành là thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản được mở rộng. Nếu như năm 2005, sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu của nước ta mới xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Điều quan trọng hơn là đến nay nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã đáp ứng phần lớn nguyên liệu chế biến gỗ, giảm mạnh tỉ trọng nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa 28,45 triệu m3, tăng 6% so với năm 2017, trong đó khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 20,6 triệu m3. Chất lượng nguyên liệu rừng trồng đã từng bước được nâng lên, hiện đã quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho trên 220.000ha" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tuy vậy, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu cho những năm tiếp theo như thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng; vật liệu phụ trợ vẫn chủ yếu nhập khẩu, nên giá thành cao...
Chú trọng xây dựng thương hiệu
Năm 2019, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm từ 1,5 - 1,7 tỷ USD, đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 10,8 - 11 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành sẽ tiếp tục đề xuất ban hành một số cơ chế, chính sách tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thúc đẩy DN khởi nghiệp, mở rộng đầu tư, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô; phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo thông lệ, tiêu chí quốc tế.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được con số như kỳ vọng, thậm chí là hơn bởi phía trước đang có nhiều cơ hội. Việc Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được thực thi không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu vào EU mà còn là cơ hội giúp DN mở rộng thị trường khi niềm tin của người tiêu dùng EU vào sản phẩm của Việt Nam tăng lên.
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty AA, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho rằng, đã đến lúc DN Việt cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ đổi mới chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng. Trước mắt, sẽ cấp 100.000 tấn gạo cho những người dân làm nghề rừng để đảm bảo cuộc sống, từ đó bảo vệ rừng bền vững".
Theo Danviet
Thủ tướng chúc mừng lô hàng rau quả đầu tiên đi Nhật Bản Sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cắt băng chúc mừng Lễ xuất khẩu những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Cty CP Thực phẩm XK Đồng Giao (Doveco). Những ngày đầu xuân, hàng trăm công nhân của Doveco tất bật thu mua hàng chục tấn nguyên liệu và chế biến lô chanh...