Thủ tướng gợi ý các Bộ, Ngành, Địa phương góp ý thẳng thắn và xây dựng để phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường
Ngay sau khi nghe báo cáo của Bộ TN&MT do Bộ trưởng Trần Hồng Hà trình bày tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 của ngành TN&MT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu gợi ý các Bộ, Ngành, địa phương và các Đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT phát biểu, đóng góp vào kế hoạch công tác năm 2019 của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hoàng Minh
Nhấn mạnh Tài nguyên đất đai, khoáng sản, một trong 3 vấn đề trụ cột phát triển của đất nước là vấn đề môi trường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh lãnh đạo các địa phương có mặt đầy đủ trong hội nghị hôm nay, nhất là lãnh đạo các Sở TN lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã có mặt tham dự Hội nghị một cách rất đầy đủ.
Thủ tướng đánh giá, báo cáo của Bộ TN&MT do Bộ trưởng Trần Hồng Hà trình bày đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ, đưa rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý lãnh đạo các Bộ, Ngành, Địa phương phát biểu một số nội dung có liên quan. “Các đồng chí lãnh đạo địa phương cần nói thẳng vào các vấn đề ngành…làm sao để phát huy được nguồn lực; kinh tế tài chính trong ngành Tài nguyên và Môi trường; Công tác xã hội hóa ngành tài nguyên môi trường; Những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc giao quyền; Đánh giá tác động môi trường ở các dự án hình thức hay thực chất?…” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý.
Thủ tướng gợi ý các đại biểu phát biểu sáng 8/1. Ảnh: Hoàng Minh
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, công tác cán bộ trong hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường là rất quan trọng. Thủ tướng cũng muốn nghe về công tác cán bộ của ngành TN&MT nhất là về phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ như thế nào để đáp ứng nhiệm vụ được giao
Một vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ quan tâm đó là những bức xúc hiện hay của tài nguyên và môi trường; Vấn đề các dòng sông chết; Vấn đề hạ mực nước ngầm do khai thác bừa bãi; Công tác quản lý và sử dụng đất đai nông lâm trường; Công tác xã hội hóa nguồn lực phát triển ngành tài nguyên và môi trường; Việc chấm dứt khai thác cát bừa bãi… và những vấn đề về cơ chế, chính sách.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thảo luận về thể chế chính sách pháp luật nào để giải phóng, để tạo điều kiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phát triển. Công tác chống quan liêu, tham nhũng tiêu cực của cả hệ thống phục vụ cho đất nước, bảo vệ môi trường…
Đánh giá Bộ Tài nguyên và Môi trường thời gian qua rất phát triển nhưng Thủ tướng cho rằng giữa khoảng cách giữa đời sống với thể chế chính sách vẫn còn. Và yếu tố quan trọng để thực thi chính sách là cán bộ. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường mạnh dạn điều động, kỷ luật, bãi nhiệm, khen thưởng… “Chúng ta cần khen thưởng những cán bộ làm tốt, phê phán những cán bộ làm không tốt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Cái mà tôi muốn nói ở đây là cán bộ ở hệ thống ngành từ trung ương đến địa phương để tạo nguồn lực để phát triển…” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh
Đánh giá cao hệ thống, là hệ thống khoa học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều tiến bộ so với nhiều ngành khác, Thủ tướng đánh giá đây là điều kiện để ngành tài nguyên và môi trường phát triển.
Về nội dung thảo luận, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần đi sâu vào những vấn đề bức xúc hiện nay, nhất là trách nhiệm của cấp Tổng cục, các cục, các sở TN&MT, UBND các tỉnh, thành phố… “Ví dụ như: Khí tượng thủy văn có quan hệ trực tiếp với phòng chống thiên tai, ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới để giảm thiểu thiệt hại; Hay vấn đề rác thải nhựa, cả Việt Nam hiện nay nhựa nhiều hơn cá… vậy trách nhiệm quản lý thuộc về ai?” – Thủ tướng gợi ý.
Và trong năm 2019, mục tiêu năm nay mà Chính phủ đề trong 12 chữ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, có “bứt phá”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: Vậy thì, “Bứt phá” trong ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2019 là gì?… Thủ tướng mong các đại biểu phát biểu làm rõ.
Sau gợi ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị đang nghe lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đồng Nai, An Giang, Quảng Ninh… phát biểu tham luận.
Việt Hùng – Tuyết Chinh (lược ghi)
Theo PL
TN&MT
Thêm thuế phí đánh mạnh vào túi tiền dân: Ai còn dám mơ đi ô tô
Để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao. Cho nên nếu ô tô, xe máy "gánh" thêm phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì sẽ không hợp lý.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi 6 Bộ là Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trên khẩn trương đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, gồm đối tượng chịu phí, mức thu phí, cách thức tính phí, cơ chế thu nộp phí, quản lý và sử dụng phí,...
Văn bản của Bộ Tài chính có thể hiểu là, 6 bộ trên sẽ đề xuất đối tượng chịu phí, mức thu phí, cách thức tính phí, cơ chế thu nộp phí, quản lý và sử dụng phí... sau đó, gửi về Bộ Tài chính để nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thu phí theo thẩm quyền.
Đi ô tô, xe máy, người dân đã phải chịu nhiều loại thuế phí.
Hạn chót được Bộ Tài chính đề nghị các Bộ kể trên đưa ra phương án thu phí là cuối tháng 12/2018.
Thông tin trên ngay lập tức thu hút sự chú ý của người dân, nhất là những người sử dụng phương tiện ô tô, xe máy.
Đến thời điểm này vẫn chưa xác định cụ thể đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, việc thu phí khí thải được chia theo các nguồn thải lưu động (như ô tô xe máy, phương tiện cơ giới khác) và các nguồn thải cố định (như các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,... ).
Với sự xuất hiện của Bộ Giao thông Vận tải trong công văn "thúc giục" của Bộ Tài chính, thì chắc chắn không thể thiếu đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là ô tô, xe máy. Nhất là khi, một số địa phương lớn như TP. Hồ Chí Minh đã rục rịch đề nghị thu phí ô nhiễm môi trường các phương tiện giao thông, còn Hà Nội đề nghị phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải.
Cách thức thu phí khí thải từ các phương tiện giao thông có thể sẽ do các cơ quan đăng kiểm thu khi thực hiện hoạt động đăng kiểm định kỳ.
Nhưng, điều khiến nhiều người băn khoăn là, để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao.
"Có khả năng sẽ xảy ra tình trạng phí chồng phí, thuế chồng thuế", ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nói với PV.VietNamNet.
Trong các lập luận thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, Bộ Tài chính thường đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do hạn chế ô nhiễm môi trường. "Nếu đã đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vì lý do gây ô nhiễm rồi thì tại sao phải đặt ra loại phí bảo vệ môi trường đối với khí thải nữa", ông Đức băn khoăn.
Chuyên gia kinh tế TS Ngô Trí Long cho rằng: "Từ 1/1/2019, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng kịch trần, khi thu nhập của người dân chưa cao mà có quá nhiều loại thuế, phí sẽ vắt kiệt sức dân".
Cũng theo ông Long, khi sử dụng xăng dầu, người dân đã đóng thuế bảo vệ môi trường để xử lý khí thải đó. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ việc cùng lúc vừa áp thuế bảo vệ môi trường vừa áp phí khí thải mỗi phương tiện giao thông.
Theo các chuyên gia, không phủ nhận rằng, nếu thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì sẽ khuyến khích người dân lựa chọn các phương tiện có công nghệ đáp ứng việc phát thải thấp. Bởi phương tiện nào phát thải khí gây ô nhiễm nhiều hơn sẽ phải chịu phí cao hơn trên nguyên tắc "ai gây ô nhiễm thì phải trả tiền". Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi không để xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phí chồng phí như đã nói ở trên. Đồng thời, số tiền thu được phải phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Hiện nay, theo quy định tại Luật phí và lệ phí, có các khoản phí bảo vệ môi trường đang thu là: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, chất thải rắn.
Năm 2015, số tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hơn 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2017 con số này đã tăng lên được 2.100 tỷ đồng, chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt.
Với phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, năm 2015 thu được hơn 1.900 tỷ, đến năm 2017 thu được gần 2.500 tỷ đồng.
Hà Duy
Theo Tintuc
Hà Nội chi hơn 660 tỷ đồng xây Khu Liên cơ cho hàng loạt sở ngành TP Hà Nội dự kiến chi hơn 663 tỷ đồng xây dựng Khu Liên cơ cho hàng loạt sở ngành làm việc tại 52 Lê Đại Hành (trụ sở của Sở Xây dựng hiện nay). Theo kế hoạch, thời gian tới Sở Xây dựng Hà Nội cùng với 7 sở ngành (Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc,...