Thủ tướng giao trọng trách cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng
Chiều tối nay (25.1), tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 118/QĐ-TTg giao Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm phụ trách Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng (ảnh IT).
Trước đó, ngày 31.7.2018, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao quyết định giao Thiếu tướng Lê Đăng Dũng phụ trách Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel. Như vậy, từ việc được giao phụ trách, Thiếu tướng Dũng đã được giao Quyền Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng sinh năm 1959, ông làm việc ở Viettel từ năm 1996. Ông đã giữ chức vụ ở vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel 16 năm; ông cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viettel và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Video đang HOT
Dưới sự điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ USD.
Theo Danviet
Vì sao Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Viettel được cấp bậc hàm trung tướng?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Đầu tháng 8.2018, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng bàn giao công việc cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng ở Tập đoàn Viettel.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa ký Văn bản số 2206/TTKQH-TT công bố 7 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Trong 7 nghị quyết có Nghị quyết số 562a/2018/UBTVQH14 ngày 11.8.2018 về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Cụ thể, Trung tướng: Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Thiếu tướng: Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam; Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng không quá ba; Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng là một; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có số lượng không quá ba gồm: Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin và an ninh mạng.
Tại sao có Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn ra nghị quyết 562a nêu trên? Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết:
Theo điều 15 của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi năm 2014, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
"Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 562a về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ Quốc phòng cũng như đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói.
Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được công bố thành lập tháng 1.2018. Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Cũng trong tháng 1.2018, Cục Gìn giữ hòa bình của Bộ Quốc phòng cũng ra mắt. Cục này nâng cấp từ Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (thành lập năm 2013) với mục tiêu phát triển hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Cũng trong tháng 1.2018, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được đổi tên từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Viettel chuyển giao quyền lực và công bố chiến lược giai đoạn 4.0 Ngày 3/8/2018, tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Viettel đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn. Theo...