Thủ tướng giao bốn nhiệm vụ cho ngành Nội vụ
Xây dựng thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, không tăng biên chế và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân là những nhiệm vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Nội vụ thực hiện trong năm 2015.
Ngày 9/12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực mà ngành Nội vụ đạt được trong năm 2014.
Nhấn mạnh 2015 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm, đồng thời có nhiều sự kiện lớn của đất nước, Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ đặt ra cho năm 2015 là hết sức nặng nề. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu không chỉ có ý nghĩa cho năm 2015, mà quan trọng với việc thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng đề ra giai đoạn vừa qua (2011-2015).
Thủ tướng giao 4 nhiệm vụ cho ngành nội vụ trong năm 2015.
Thủ tướng đề nghị ngành Nội vụ đặc biệt chú trọng hiệu quả của 4 nhiệm vụ lớn. Trước hết, ngành phải tập trung xây dựng thể chế, luật pháp với chất lượng, hiệu quả cao hơn, trong đó Luật Tổ chức Chính phủ.
“Việc xây dựng, hoàn thiện Luật phải được tiến hành khẩn trương, theo hướng tiến bộ nhất, hiện đại nhất, phù hợp với Hiến pháp mới để phát huy hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính Nhà nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ cần hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước và nghiên cứu, xây dựng luật về hội hoặc lập hội.
Nhiệm vụ thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng đã phê duyệt hơn 4.700 thủ tục, đưa ra tới 25 Nghị quyết yêu cầu phải đơn giản hóa, tới nay đã thực hiện được khoảng 89%. “Ngoài số này ra còn gì không phù hợp thì các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, cải cách. Bộ Nội vụ phải đôn đốc với tinh thần thủ tục nào gây khó khăn, gây phiền hà phải cương quyết cải cách, phải bỏ”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo. Thủ tướng cũng yêu tìm nguyên nhân một số đơn vị chưa cải cách để báo cáo Chính phủ.
Video đang HOT
Thứ ba là thực hiện nghiêm việc không tăng biên chế, đi đến giảm biên chế và việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. “Không tăng biên chế, giảm biên chế không có nghĩa giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính”, Thủ tướng nêu rõ và cho rằng, không tăng đương nhiên sẽ có giảm theo tự nhiên, vì số cán bộ công chức nghỉ hưu, chuyển công tác. Phần giảm chỉ được tuyển lại tối đa 50%, 50% còn lại khi có yêu cầu nhiệm vụ mới cần tăng thêm phải được Thủ tướng đồng ý và Bộ Nội vụ phải kiểm soát, thẩm định chặt theo yêu cầu này.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nội vụ thực hiện tốt các yêu cầu về xác định vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn công chức, qua đó thực hiện hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức qua thực thi nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, Thủ tướng đề nghị ngành Nội vụ tập trung vào các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân; nâng cao phẩm chất, năng lực, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật; tăng cường giáo dục, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến cán bộ, công chức.
Kiều Trinh
Theo VNE
Ngày 19/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trả lời chất vấn
Theo dự kiến, ngày 19/11 Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền.
Ngày 19/11, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu. Sau đó, Quốc hội sẽ dành một ngày để nghe Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trả lời chất vấn.
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền sẽ tập trung vào thực trạng và giải pháp giải quyết việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương...) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thực trạng thất nghiệp hiện nay, cũng như giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
Trong những nhóm vấn đề này, nhiều cử tri đặc biệt quan tâm đến tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, trong đó đáng chú ý là thất nghiệp đối với lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng.
Ngoài ra, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Nội vụ, Công an, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Theo tin tức trước đó, trong phiên trả lời chất vấn chiều 18/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết hiện nay, ngành giao thông có nhiệm vụ đột phá phát triển hạ tầng nhưng do Chính phủ tái đầu tư công nên nguồn lực dành cho giao thông ngày một hạn chế. Ngoài huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, để tạo ra đột phá nữa, Bộ nghiên cứu chuyển giao quyền khai thác hạ tầng cho các nhà đầu tư khác. Hiện đang xây dựng đề án tổng thể báo cáo Chính phủ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 18/11.
Về việc triển khai thi công dự án qua khu dân cư, ruộng đồng, khu sản xuất của người dân ảnh hưởng đến cuộc sống, đi lại, sản xuất của người dân. Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định khi tổ chức, triển khai thi công dự án phải có sự thỏa thuận của nhà đầu tư, ban quản lý dự án, thỏa thuận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận vẫn còn một số dự án chưa đúng tiến độ, chưa thực hiện đúng với cam kết của người dân, khiến người dân bức xúc. Bộ trưởng Thăng hứa sẽ nhắc nhở, đốc thúc các dự án này thực hiện đúng cam kết, ông cũng mong người dân chia sẻ vì sự phát triển chung của đất nước. Bộ trưởng Thăng quả quyết: "Đã không hứa thì thôi, hứa là đúng như thế".
Để nâng cao chất lượng công trình, từ đầu năm nay, Bộ đã xử lý 14 nhà thầu thi công, 5 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 4 ban quản lý dự án vi phạm chất lượng, tiến độ.
Trước chất vấn của đại biểu Bạch Thị Hương Thủy về hiệu quả của đường cao tốc so với quốc lộ cũ, và việc thu phí được quy định ra sao, có làm tăng cước, Bộ trưởng Thăng cho biết, mức thu phí theo quy định của Bộ Tài chính; không phải muốn thu bao nhiêu cũng được.
Về hiệu quả của các tuyến cao tốc, Bộ trưởng Thăng cho hay, cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau khi làm xong đã thu hút rất lớn người tham gia giao thông, buộc ngành đường sắt phải khai thác thêm việc vận chuyển hàng hóa, thay vì chỉ chở người như trước đây.
"Đi đường cao tốc êm ru, có thể nghe nhạc và làm thơ. Thậm chí có nhạc sĩ khi đi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã sáng tác bài hát", Bộ trưởng Thăng nêu ví dụ.
Và người đứng đầu ngành Giao thông cho biết thêm, sắp tới toàn bộ hệ thống quốc lộ sẽ được thu phí tự động, xe chạy qua không cần dừng, giúp lưu thông nhanh hơn và khi đó các nhà đầu tư BOT cũng sẽ không giấu được doanh thu.
Chia sẻ về khó khăn trong việc đi lại của người dân vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, do bị cách trở sông suối, nhiều nơi người dân phải đu dây qua sông, qua sông bằng túi nylon. Bộ đã xây dựng đề án phát triển cầu treo và cầu dân sinh cho 50 tỉnh trên cả nước.
Qua khảo sát và rà soát, cả nước cần xây dựng khoảng hơn 7.800 cây cầu. Bộ đã báo cáo Chính phủ và đầu tư 186 cây cầu, ứng vốn 2015 để thực hiện, hoàn thành vào 30/6/2015. Để làm được số cầu này cần gần 12.000 tỷ, Bộ Giao thông dự kiến huy động nhiều nguồn vốn khác nhau.
Lo lắng về an toàn ở dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn: "Tuyến đường này sử dụng công nghệ của quốc gia nào, cũ hay mới. Vì sao tuyến độ quá chậm, đội vốn quá cao?"
Đại biểu này cho biết thêm, từ hôm rơi bó thép làm chết người, ông và nhiều cử tri đi trên tuyến đường này rất lo ngại. "Nếu tàu rơi xuống đất sẽ là thảm họa. Vậy Bộ trưởng có cam kết khi đưa tàu này vào khai thác có an toàn 100% hay không?", ông Đương hỏi.
Đánh giá đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, Bộ trưởng Thăng chia sẻ, dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công, sử dụng công nghệ của Trung Quốc, nhưng là công nghệ mới nhất. Tốc độ bình quân 40 km/h, tối đa 60 km/h.
"Sau sự cố hết sức đáng tiếc vừa qua, Bộ đã xử lý trách nhiệm các bên có liên quan và cho dừng để kiểm tra từng hạng mục một, nơi nào an toàn mới cho thi công. Bộ đã quán triệt phải nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi đưa vào khai thác, chúng tôi bảo đảm yếu tố an toàn là số một, sau đó mới là hiệu quả", ông Thăng cam kết.
Tuệ Lâm
Theo_Người Đưa Tin
Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn về lộ trình tăng lương Là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình được yêu cầu làm rõ vấn đề nâng cao cải cách hành chính, chất lượng nền công vụ, lộ trình tăng lương. Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: TTXVN. Các giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công...