Thủ tướng: Giao Bộ trưởng trách nhiệm cắt bỏ thủ tục phiền hà
Người đứng đầu Bộ, ngành phải rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt bỏ ngay những thủ tục hành chính không còn phù hợp, đảm bảo tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi…
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính không phù hợp.
Cũng tại Thông báo này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành nhất là người đứng đầu phải nhận thức rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cải cách thủ tục hành chính được giao tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ; Lập kế hoạch, chương trình, nội dung và tiến độ cụ thể để thực hiện Nghị quyết.
Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp, trao đổi trực tiếp giữa các Bộ, ngành, đặc biệt là giữa những người đứng đầu để tháo gỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp không giải quyết được thì đề xuất, báo cáo Thủ tướng.
Để thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh kết nối chính thức giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thông thông tin của các Bộ, ngành theo kế hoạch, tiến độ đề ra.
Các Bộ, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng thuê dịch vụ công nghệ thông tin; thực hiện chứng từ hồ sơ điện tử, không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình bản giấy về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); bổ sung quy định về phạm vi và số lượng các thủ tục hành chính tham gia cơ chế một cửa quốc gia.
Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển đại lý hải quan; huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu và thực hiện một số dịch vụ công về hải quan.
Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan báo chí.
Video đang HOT
Thủ tướng đồng ý về chủ trương thành lập Cục Kiểm định hải quan (trên cơ sở Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay) và Cục Quản lý rủi ro (trên cơ sở Ban Quản lý rủi ro hải quan hiện nay), đảm bảo nguyên tắc không tăng thêm biên chế. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan trình Thủ tướng quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Biến thách thức thành cơ hội, làm giàu trên mảnh đất khó
Ngày 13/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình khô hạn, việc triển khai nhiệm vụ chống hạn tại tỉnh Ninh Thuận và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Không để người dân vùng hạn bị đói, khát
Thủ tướng kiểm tra một điểm cung cấp nước sạch cho bà con vùng hạn.
Tại Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác chống hạn ở huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải. Tại thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Thủ tướng đã chứng kiến những điểm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân từ xe téc. Đây là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do khô hạn và thiếu nước trong nhiều tuần qua và dự báo còn kéo dài tới 4 đến 5 tháng nữa. Các hồ chứa nước cũng đã cạn kiệt và sản xuất nông nghiệp phải ngừng lại. Tại trụ sở UBND xã Phước Trung, huyện Bác Ái, người dân cũng đã phản ánh những khó khăn về nước sinh hoạt và lương thực do mất mùa.
Nói chuyện với bà con nơi đây, người đứng đầu Chính phủ đã đã chia sẻ với những khó khăn của người dân đồng thời cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ gạo cho bà con, đảm bảo người dân không thiếu lương thực. Về lâu dài, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng thêm các hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và đời sống.
Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền các cấp phải đảm bảo người dân không được thiếu nước sinh hoạt và lương thực; phải cung cấp đủ gạo và đến tận tay người dân; hết sức chú ý phòng, chống dịch bệnh và có phương án đảm bảo nguồn nước và thức ăn cho đàn gia súc.
" Đây là nhiệm vụ hàng đầu lúc này" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Lưu Xuân Vĩnh cho biết do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, từ vụ Hè Thu năm 2014 đến nay lượng mưa trên địa bàn tỉnh đạt thấp hơn mức trung bình nhiều năm qua và hầu như không có mưa.
Dòng chảy trên các sông, suối đã cạn kiệt; tình hình hạn hán, thiếu nước đang xảy ra nghiêm trọng và hết sức ngay gắt. Tính đến ngày 9/4/2015, tổng dung tích 20 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 20,37 triệu m3 trên tổng số 192,21 triệu m3 theo dung tích thiết kế (chiếm 10,6%).
Dự báo thời gian tới tình hình thiếu nước sẽ rất nghiêm trọng, nhất là sự thiếu hụt nguồn nước để sản xuất, nước để sinh hoạt cho người dân và nước uống cho gia súc. Nếu trong tháng 4/2015 không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ cấp nước sinh hoạt tiếp tục tăng lên khoảng 4.229 hộ/16.636 khẩu; nếu đến tháng 9/2015 vẫn không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ lên đến 8.293 hộ/35.152 khẩu.
" Việc thiếu nước sẽ làm thiệt hại cây trồng, người dân phải ngừng sản xuất, gia súc thiếu nước uống, đất đai bị sa mạc hóa, đời sống nhân dân vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo là rất cao; dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào" - Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh báo cáo; đồng thời cho biết lúc này tỉnh xác định công tác chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đang tập trung chỉ đạo triển khai thực các biện pháp cấp bách để bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Tăng cường kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất; tiếp tục rà soát các hộ dân thiếu ăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, không để tình trạng người dân bị đói, thiếu nước sinh hoạt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu câu trồng, di chuyển đàn gia súc tại những vùng hạn hán đến những địa điểm thuận lợi, có thức ăn, nước uống; tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Tập trung triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh. Giảm diện tích gieo trồng vụ hè thu, nhất là diện tích lúa, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khô hạn, ứng dụng các công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước cho cây trồng.
Chính phủ đảm bảo lương thực cho vùng hạn
Thủ tướng tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm, lo lắng về tình hình khô hạn ở Ninh Thuận và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đã cử Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo.
" Thay mặt Chính phủ, tôi hết sức chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền, quân dân trong tỉnh về tình hình khô hạn đang gây khó khăn, thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân" - Thủ tướng phát biểu.
Trước tình hình khô hạn còn kéo dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chống hạn. Trước hết là không để thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. Hai là rà soát, nắm sát số hộ nghèo, khó khăn, thiếu lương thực để cung cấp đầy đủ, đến tận tay người dân. Ba là có kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Bốn là có phương án bảo vệ sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại về sản xuất, nhất là cây trồng và đàn gia súc của người dân. Năm là tập trung phòng chống cháy rừng và cuối cùng là tính toán chuẩn bị cho vụ sản xuất tiếp theo với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết.
" Làm sao ít thiệt hại nhất, làm sao cho đồng bào ít khó khăn nhất. Trung ương sẽ bảo đảm về lương thực. Trách nhiệm của tỉnh, huyện, xã là đưa đến đúng địa chỉ và không để người dân nào bị đói" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu và cho biết Chính phủ, các Bộ sẽ tiếp tục có các hỗ trợ cần thiết để Ninh Thuận vượt qua khó khăn.
Theo đó, Chính phủ đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ 2.000 tấn gạo cứu đói cho 66.130 khẩu/15.017 hộ. Hỗ trợ số kinh phí còn lại là 132 tỷ cho công tác chống hạn để thực hiện đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước, mở rộng cửa lấy nước, kênh dẫn nước; mua và vận chuyển nước sinh hoạt cho dân; nạo vét kênh mương, đào ao, giếng chống hạn. Hỗ trợ kinh phí đẩy nhanh thi công dự án hồ Tân Mỹ và triển khai đầu tư các dự án hồ đập giữ nước Sông Than, Kiền Kiền, Đa Mây trong giai đoạn 2015 - 2020.
Bên cạnh nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chống hạn và lo đời sống cho nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong quá trình tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tỉnh, huyện, xã cần thảo luận kỹ lưỡng và đưa ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thời gian tới trong điều kiện phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương cũng như bối cảnh phát triển sản xuất trong điều kiện hết sức khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết của Ninh Thuận.
Thủ tướng dẫn chứng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ngay trong điều kiện nắng nóng, thiếu nước của Ninh Thuận như trồng táo, nho, ớt, chăn nuôi bò, dê, cừu, hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, trồng bông, sản xuất tôm giống, sản xuất muối công nghiệp .v.v. và cho rằng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi là một yêu cầu thực tế và cũng là cách để Ninh Thuận nhanh chóng thoát nghèo, thậm chí làm giàu.
" Ninh Thuận không có cách nào khác là phải đi lên từ chính tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu của mình. Cái gì cũng có hai mặt khó khăn và thuận lợi. Vấn đề là biến khó khăn, thách thức thành cơ hội. C húng ta có thể làm giầu ngay trên mảnh đất khó khăn này." - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của Ninh Thuận dù trong điều kiện khó khăn song đã đạt kết quả khá toàn diện với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 11%; quy mô kinh tế tăng 2,57 lần; thu nhập đầu người tăng hơn 2,45 lần so với cả nước, hộ nghèo còn có 7,5%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực; các cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng được đầu tư.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý bên cạnh việc khẳng định những kết quả tốt, bài học hay để tiếp tục phát triển đi lên, tỉnh cũng cần thẳng thắn nhìn vào những hạn chế, yếu kém và đề ra các biện pháp khắc phục.
" Đánh giá đúng, không chủ quan, thỏa mãn nhưng cũng hết sức nghiêm túc trước những hạn chế yếu kém để lo cho dân tốt hơn, phát triển kinh tế tốt hơn, xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh hơn. Đại hội Đảng bộ các cấp của Ninh Thuận phải với tinh thần đó" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý.
P.Thảo
Theo Dantri
Hơn 1.000 tấn gạo cứu đói, hơn 700 tỷ đồng cứu hạn cho Khánh Hòa Tiếp tục chương trình chuyến công tác tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, ngày 14/4/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống hạn của địa phương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với Khánh...