Thủ tướng gặp mặt ‘những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng’
Thủ tướng đánh giá những tấm gương tiêu biểu dự buổi Lễ tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” đã đóng góp nhiều hoạt động có ý nghĩa lớn, dù âm thầm, lặng lẽ nhưng vĩ đại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen cho các đại biểu tiêu biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 27/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 50 tấm gương tiêu biểu đại diện cho 400 đại biểu dự Lễ tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng.”
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động được gặp các đại biểu tiêu biểu với những thành tích ấn tượng, là những tấm gương sáng của đất nước có truyền thống nhân văn như Việt Nam.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lần đầu tiên tổ chức lễ tuyên dương, đề nghị tổ chức thường xuyên để nhân lên những tấm gương tốt đẹp này cho đất nước, cho cộng đồng.
Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta vui mừng khi nghe được những tấm gương sáng, lan tỏa trong xã hội, làng xã, cộng đồng, gia đình. Đó chính là sức mạnh của dân tộc. Sự hy sinh, cống hiến cho cộng đồng cũng là cho đất nước.
Video đang HOT
Thủ tướng đánh giá những tấm gương tiêu biểu dự buổi Lễ tuyên dương lần này đã đóng góp nhiều hoạt động có ý nghĩa lớn, dù âm thầm, lặng lẽ nhưng vĩ đại. Nhiều tấm gương đã hy sinh quyền lợi của mình để lo cho cộng đồng, xã hội. Đó là tình cảm cách mạng, hun đúc tình cảm tốt đẹp của người Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng, quý mến, biểu dương và biết ơn những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng; đồng thời luôn chăm lo quan tâm người có công, người nghèo, khuyết tật, người bị thiên tai. Do nguồn lực còn hạn chế, trong cuộc sống còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Trong bối cảnh đó, những tấm lòng nhân ái hỗ trợ cho cộng đồng là vốn quý của xã hội bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thủ tướng mong muốn việc xã hội hóa nguồn lực, công tác cứu trợ xã hội cần được nhân lên rộng rãi hơn nữa để chia sẻ với cộng đồng; qua đó tạo ra những năng lượng tích cực trong xã hội, lan tỏa tình thương; đồng thời nêu cao tinh thần “lá lành đùm lá rách,” đoàn kết toàn dân tộc.
Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nhân lên những tấm gương tốt, phát động phong trào học tập rộng rãi trong cộng đồng, nhân lên những điều đáng quý, lan tỏa tính nhân văn, sự thương yêu đùm bọc của người Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội định kỳ cần tổ chức tôn vinh những tấm gương đáng quý này. Chính phủ cũng sẽ tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, đặc biệt là chính sách liên quan công tác xã hội.
Cùng với đó, ngành lao động, thương binh và xã hội cần đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội sâu hơn, rộng hơn trong mọi lĩnh vực; tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác xã hội.
Thủ tướng cũng yêu cầu cấp ủy, chính quyền cần quan tâm, tạo điều kiện cho người làm công tác xã hội. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế về bảo hiểm xã hội, các cơ chế, chính sách để chăm lo, hỗ trợ người có công , người neo đơn…
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các tấm gương tiêu biểu.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về xây dựng pháp luật
Sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật.
Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hội luật gia, các chuyên gia luật...
Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu tại Hội nghị.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố và diễn ra sau khi Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV kết thúc cách đây 1 tuần với việc thông qua 7 luật, sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2021 và đầu năm 2022.
Hội nghị sẽ bàn các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu quả thi hành. Công tác này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và chúng ta ký kết các hiệp định thương mại quan trọng (gần đây là Hiệp định RCEP), đòi hỏi phải cập nhật những vấn đề mới nảy sinh.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Thủ tướng đã khẳng định quyết tâm "xây dựng Chính phủ kiến tạo", một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế. Theo đó, mỗi năm, Chính phủ tổ chức 2 đến 3 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Việc xem xét các dự án, luật, pháp lệnh tại các phiên họp của Chính phủ được cải tiến.
Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp cho ý kiến về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản của nhiều dự án luật quan trọng, phức tạp, nhằm định hướng cho việc nghiên cứu soạn thảo bảo đảm chất lượng và tiến độ trình dự án.
Tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng, theo chỉ đạo của Thủ tướng, nội dung về xây dựng thể chế, chính sách thường được đưa lên đầu tiên. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng pháp luật.
Quảng Yên: Trao tặng 64 bồn chứa nước inox cho hộ nghèo Chiều 23/11, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Quảng Yên phối hợp với Công ty Cổ phần đóng tàu và vận tải biển Nam Phát tổ chức bàn giao 64 bồn chứa nước inox trao tặng cho các hộ nghèo năm 2020. Đại diện Công ty Cổ phần đóng tàu và vận tải biển Nam Phát trao tặng bồn...