Thủ tướng duyệt gần 2.800 tỷ đồng mở đường phía bắc cầu Long Biên
Thủ tướng vừa có văn bản đồng ý cho UBND Hà Nội được ủy quyền cho cơ quan trực thuộc ký kết hợp đồng xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh, nối với đường 5 kéo dài (đường Cầu Chui – Đông Trù).
Cơ quan trực thuộc của UBND thành phố được ký kết hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) đẻ thực hiện dự án đầu tư. Thủ tướng giao Hà Nội thực hiện rà soát lại khả năng và điều kiện thực hiện để bảo đảm khả thi, chịu trách nhiệm toàn diện về các nghĩa vụ đã cam kết tại Hợp đồng BT theo quy định hiện hành.
Thủ tướng cũng đồng ý để UBND TP. Hà Nội cho phép nhà đầu tư được triển khai dự án khác (là dự án do Nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT) đồng thời với Dự án BT. Hà Nội phải chịu trách nhiệm giám sát tiến độ và việc tuân thủ các quy định hiện hành trong quá trình thực hiện dự án này.
Báo cáo khả thi dự án xây dựng tuyến đường đã được UBND Hà Nội phê duyệt.
Tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh dài khoảng 4km, trong đó đoạn 1 dài 1,85km, đoạn 2 dài gần 2km, chiều rộng tuyến đường dao động từ 38 – 40m, với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 1.798.660m2 nằm tại phía Tây Bắc quận Long Biên, thuộc ranh giới hành chính các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Đức Giang.
Video đang HOT
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu ĐTM Thượng Thanh được triển khai nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị trên địa bàn, góp phần hoàn chỉnh, khớp nối hạ tầng đô thị khu vực cửa ngõ phía Đông Thủ đô.
Tuyến đường được thiết kế với tổ hợp các công trình nhà ở cao tầng và công trình có chức năng công cộng đô thị tại bốn góc ngã tư tuyến đường Cầu Chui – Đông Trù (đường Vành đai 2) là điểm nhấn chính trong khu vực. Ngoài ra, trên tuyến đường này, theo quy hoạch thiết kế còn có cụm công trình chức năng hỗn hợp từ 22-23 tầng, đón hướng nhìn từ phía đường đê Ngọc Thụy đi vào khu vực dự án.
Điểm kết của tuyến đường là nút xoay tại khu đô thị mới Thượng Thanh với công trình công cộng có chiều cao khoảng 13 tầng. Cụm công trình công cộng đô thị có chức năng là bệnh viện đặt tại vị trí gần ngã tư giao cắt của tuyến đường, tiếp cận khu vực công viên phường Ngọc Thụy. Bệnh viện được nghiên cứu với chiều dài cao từ 12-15 tầng, đóng góp cho cảnh quan của công viên và hồ điều hòa phường Ngọc Thụy.
Tổng mức đầu tư dự án xây dựng tuyến đường là hơn 2.784 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong giai đoạn năm 2013-2016.
Được biết, đơn vị sẽ triển khai xây dựng tuyến đường BT này là công ty Cổ phần Khai Sơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Ám ảnh một "giao lộ tử thần" tại Hà Nội
Người dân cho biết, đèn tín hiệu ở khu vực đường ngang này chập chờn như đom đóm, nhất là vào những hôm trời mưa, đèn liên tục "nhảy múa".
ảnh minh họa
Đây là phố Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội), nơi có đường sắt cắt ngang. Những vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ám ảnh nhiều người dân nơi đây từ bữa ăn tới giấc ngủ. Còn với những người làm trong ngành đường sắt lâu năm, địa điểm này được gọi với cái tên: giao lộ tử thần bởi số vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người diễn ra liên tục, trong nhiều năm trở lại đây.
Theo thống kê, chỉ tính riêng tháng 11/2013 tại đoạn giao cắt này đã có tới ba vụ tai nạn giao thông, làm thiệt hại lớn về người và của. Mới đây nhất, ngày 12/11, tàu hoả đâm trực diện một chiếc taxi, làm 9 người trên xe bị thương nặng, một người đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Anh Lưu, người đã sinh sống ở đây 7 năm trời, bàng hoàng kể lại vụ tai nạn làm 3 người chết xảy ra vào ngày 16/8/2008, khi tàu đâm vào một chiếc xe ô tô hiệu Toyota Camry. Cú đâm quá mạnh, chiếc xe ô tô văng vào một quán cháo lòng ngay cạnh đường tàu, làm chết tại chỗ nhiều người.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn là đường ngang dân sinh, được lắp hệ thống đèn, chuông tín hiệu tự động ở hai đầu và không có rào chắn. Đường tàu cao hơi mặt đường bộ, nên để vượt qua được thì người điều khiển phương tiện phải tăng tốc độ, vượt lên một cái dốc khá cao. Trong khi đó, tầm nhìn các phía đều bị hạn chế. Các phương tiện đi từ phía đường Ngô Gia Tự vào Thượng Thanh và ngược lại không thể nhìn thấy tàu vì bị che khuất bởi dãy nhà che chắn ở hai bên.
Người phụ nữ này hàng ngày có mặt tại đây để thử độ nhạy của chuông cảnh báo khi có tàu qua nhưng người dân tại đây cho biết, đèn tín hiệu ở khu vực đường ngang này chập chờn như đom đóm, có khi tàu chưa đến đã báo đèn đỏ hoặc ngược lại, nhất là vào những hôm trời mưa, đèn liên tục chập chờn, người điều khiển các phương tiện chỉ thiếu quan sát là tai nạn ập đến.
Có mặt tại con phố này, phóng viên Báo điện tử Dân Trí đã ghi lại được những hình ảnh hết sức nguy hiểm. Khi có tàu chạy qua, tiếng chuông báo động vang lên, tiếng còi tàu inh ỏi, đèn đỏ thì liên tục nháy, một số người đi đường vẫn bất chấp, cố vượt qua cho bằng được.
Theo thông tin từ Tổng công ty đường sắt Việt Nam, điểm giao cắt trên chỉ là 1 trong 7.000 đường ngang cần xây dựng rào chắn trong cả nước. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế hiện nay rất khó để ngành đường sắt có thể khắc phục ngay tình trạng này. Và trong khi các cơ quan chức năng loay hoay trong việc tìm lời giải hợp lý cho bài toán an toàn thì người dân vẫn ngày ngày đối diện với nguy hiểm mỗi khi lưu thông qua điểm giao cắt này.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Nạn nhân vụ tàu hỏa tông xe taxi chưa hết bàng hoàng Sau một đêm nhập viện, ngoài một nạn nhân tử vong, 1 người đang được theo dõi chấn thương sọ não, 7 nạn nhân còn lại trong vụ tàu hỏa tông taxi đã khá ổn định về sức khỏe. Sáng 13/11, tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa (BV Việt Đức - Hà Nội), gia đình các nạn nhân vụ tàu hỏa tông xe...