Thủ tướng duyệt chi vốn làm cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc
Trên cơ sở đề nghị của Bộ KH-ĐT, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý phương án bố trí vốn xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó ưu tiên, tập trung bố trí vốn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án ODA ưu tiên…
Những hoạt động xây dựng, đầu tư đang được xúc tiến tại khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Vốn bố trí cũng dành một phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao (CNC) này.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác cho Bản Quản lý Khu CNC Hòa Lạc trong năm 2015 và kế hoạch trung hạn 2016-2020 để đẩy nhanh công tác bồi thường, GPMB, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc, trong đó bố trí đủ vốn để hoàn thành công tác bồi thường, GPMB, tái định cư các dự án ODA ưu tiên và một phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc trong năm 2016.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ và Ban Quản lý dự án Khu CNC Hòa Lạc khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các công trình, dự án trong Khu CNC Hòa Lạc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng đồng ý chưa thu hồi các khoản vốn ứng trước trong kế hoạch vốn năm 2015 của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc.
Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc có trách nhiệm rà soát, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư hợp lý, xây dựng kế hoạch vốn bảo đảm sát thực tế, đồng thời chủ động phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao.
P.Thảo
Theo Dantri
Nhật Bản đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân
Đại sứ quán Nhật Bản vừa đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải đổi tên cầu Nhật Tân (Hà Nội) thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật và lùi thời gian khánh thành công trình này đến tháng 1/2015.
Cầu Nhật Tân được phía Nhật Bản đề xuất đổi tên thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật
Đề xuất nói trên được ông Hiroshi Fukada - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - đưa ra trong buổi làm việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chiều qua (25/8) tại Hà Nội.
Lí do mà Đại sứ Nhật Bản đưa ra cho việc đổi tên cầu Nhật Tân là nhằm đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Ông Hiroshi Fukada đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy tên cầu Nhật Tân là cầu Hữu nghị Việt - Nhật.
Thống nhất với ý kiến của Đại sứ Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo Vụ Kế hoạch - Đầu tư chuẩn bị các thủ tục cần thiết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này, đề nghị Thủ tướng cho phép đặt tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật theo đề xuất của Đại sứ Nhật Bản.
Cũng tại buổi làm việc, Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada đã đề nghị Bộ GTVT Việt Nam lùi thời gian khánh thành cầu Nhật Tân và Dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài đến tháng 1/2015 thay vì tháng 10/2014 như kế hoạch.
Đại sứ Nhật Bản ghi nhận cầu Nhật Tân là biểu tượng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, bởi vậy lễ thông xe cây cầu này là một sự kiện đặc biệt quan trọng, vì vậy ông mong muốn Bộ GTVT sắp xếp thời điểm khánh thành thích hợp để Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, GTVT và Du lịch Nhật Bản - Akihiro Ota, có thể tham dự sự kiện này.
Sau khi trao đổi ý kiến, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản đã đi đến thống nhất sẽ tiến hành tổ chức lễ thông xe cầu Nhật Tân cùng thời điểm khánh thành Dự án đường nối cầu Nhật Tân - Nội Bài và Dự án nhà ga hành khách T2 - Nội Bài trong tháng 1/2015.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, cả 3 dự án nói trên đều sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, vì thế việc khánh thành các dự án vào một thời điểm cùng sự tham dự của đại diện Chính phủ Nhật Bản sẽ càng có nhiều ý nghĩa hơn.
Được biết, tên cầu Nhật Tân sử dụng lâu nay được lấy từ tên của địa danh nơi cây cầu được xây dựng là làng hoa Nhật Tân. Nhiều người cho rằng Nhật Tân là một cái tên đẹp, bởi nó không chỉ gắn liền với một địa danh truyền thống mà khi nhắc đến cầu Nhật Tân thì người ta sẽ nghĩ đến vẻ đẹp của các loài hoa, đặc biệt là hoa đào Nhật Tân nổi tiếng.
Nhật Tân là cầu dây văng dài nhất Việt Nam và là 1 trong 3 cầu trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục. Cầu Nhật Tân nằm trên tuyến đường vành đai 2 của Hà Nội và được khởi công vào tháng 3/2009, với tổng số vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng chiều dài của dự án cầu Nhật Tân là 8,95km với quy mô 8 làn xe chạy, trong đó phần cầu chính theo phương án cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài khoảng 3,75km, đường 2 đầu cầu dài khoảng 5,2km, mặt cắt ngang rộng 33,2m.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án ĐH Quốc gia Hà Nội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tính toán, ưu tiên bố trí vốn cho dự án xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội trong 2 năm tới, yêu cầu Hà Nội nhanh chóng giải phóng nốt 30% mặt bằng còn lại cho dự án... Sáng nay 13/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng...