Thủ tướng duyệt chi 3.200 tỷ đồng di dân làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Dự án di dân, tái định cư của các dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Gần 1.300 hộ dân với 4.900 nhân khẩu phải di chuyển với tổng chi phí trên 3.200 tỷ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp vốn thực hiện.
Khảo sát khu vực triển khai thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Dự án nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân, tái định cư, tái định canh cho người dân khu vực bị ảnh hưởng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Tạo điều kiện để người dân trong vùng dự án sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong vùng dự án nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tổng số dân phải di chuyển là 1.288 hộ/4.911 nhân khẩu, trong đó, dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là 477 hộ/2.084 nhân khẩu; dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 là 811 hộ/2.827 nhân khẩu.
Video đang HOT
Dự kiến tiến độ di chuyển dân hoàn thành trong năm 2018. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 bố trí 1 điểm tái định cư tại Thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 43,67 ha.
Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 bố trí 2 điểm tái định cư: Một điểm tại Khu Hòn Một, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 45 ha; và khu quy hoạch chỉnh trang khu dân cư hiện hữu tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 13,4 ha.
Về hệ thống kết cấu hạ tầng tái định cư, tại khu tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung, xây dựng khu nghĩa trang phục vụ khu tái định cư, xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ khu tái định cư.
Còn tại khu tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung, xây dựng hạ tầng chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, xây dựng khu nghĩa trang phục vụ khu tái định cư, xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ khu tái định cư, xây dựng khu tái định canh.
Tổng mức đầu tư Dự án là 3.235,526 tỷ đồng, nguồn vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp theo kế hoạch sử dụng sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
P.Thảo
Theo Dantri
Hơn 1.500 tỷ đồng xây Trung tâm nghề cá đầu tiên trong cả nước
Trung tâm nghề cá đầu tiên trong cả nước được xây dựng tại cảng cá Đá Bạc, thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) có quy mô 46ha với tổng mức đầu tư 1.564 tỷ đồng.
Ngư dân Khánh Hòa nhập cá qua cảng sau khi trở về từ ngư trường Nhà giàn DK1, Trường Sa... (Ảnh: Viết Hảo)
Việc xây dựng Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ tại thành phố Cam Ranh là hướng tới việc hình thành cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ nhằm khai thác tối đa nguồn lợi hải sản ở ngư trường Nam Trung bộ, Nhà giàn DK1, Trường Sa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cùng đoàn công tác, ngày 2/6, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa để cụ thể hóa chủ trương xây dựng Trung tâm nghề cá tại cảng cá Đá Bạc, thành phố Cam Ranh.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ tại Khánh Hòa là sau khi xem xét các điều kiện thuận lợi của địa phương. Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên trong 5 địa phương được đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá.
Với tổng mức đầu tư 1.564 tỷ đồng, thì nguồn vốn dự kiến ODA của Chính phủ Nhật Bản 184 tỷ đồng, Trung ương 732 tỷ đồng, địa phương 120 tỷ đồng và xã hội hóa 528 tỷ đồng.
Được biết, năm 2016-2017, dự án Trung tâm nghề cá tại Cam Ranh sẽ khởi động xây dựng giao thông, hạ tầng, mở rộng cảng...; năm 2017-2018 xây dựng cầu bến, khu đóng mới, sửa chữa tàu...
Viết Hảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: Rà soát tốt, mỗi năm sẽ tiết giảm 24.000 tỷ Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, cần tập trung rà soát các chủ trương đầu tư để tiến hành cắt giảm các dự án, trước hết là các công trình không cần thiết, kể cả các công trình đã đầu tư. Tại cuộc họp rà soát tiêu chuẩn, giải pháp thiết kế để giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình...